1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở Tây Bắc Tổ quốc, với diện tích 14050 km2 và hơn 90 vạn dân. Do địa hình, núi non hiểm trở, nghèo tài nguyên thiên nhiên nên Sơn La là một trong những tỉnh khó khăn nhất nớc về phát triển kinh tế – xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Sơn La có 11 huyện và một thị xã với 201 phờng, thị trấn, có 2917 bản, tiểu khu và tổ dân phố; là nơi 12 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong những năm gần đây, kinh tế Sơn La đã có bớc phát triển mạnh: GDP tăng bình quân 9,05%/năm; GDP nông lâm nghiệp tăng bình quân 5,4%/năm, tỷ trọng giảm từ 71,5% (năm 1995) xuống 60,75% (năm2000) và đang giảm mạnh; công nghiệp tăng bình quân 10,5%/năm tỷ trọng từ 9,75(năm 1995) lên 10,2% (năm 2000) và đang tiếp tục tăng; dịch vụ tăng bình quân 17,7%/năm với tỷ trọng tăng từ 18,7% (năm 1995) lên 29,23% (năm2000). Thu nhập bình quân đầu ngời năm 2000 tăng 52,3% so với 1995 … (Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI). Thu nhập bình quân đầu ngời hiện nay đạt khoảng 250 USD/ngời, năm.
Về giáo dục, Sơn La có những bớc phát triển mạnh về quy mô, về số lợng học sinh, về phổ cập giáo dục, về chất lợng giáo dục và đặc biệt là về trờng chuyên. Toàn tỉnh có 1176 giáo viên THPT, trong đó có 202 giáo viên làm công tác quản lý
(có 3 thạc sỹ, có 1 tiến sỹ), giáo viên trung học cao cấp có 17 ngời. Tỷ lệ đỗ tốt
nghiệp THPT đạt bình quân 89,74% (tính từ 1996 đến 2005).
Đội ngũ giáo viên cũng đợc chú trọng bổ xung để giảm thiếu. Đến năm 2002 tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cấp: tiểu học đạt 1,15 giáo viên/lớp, trình độ đạt chuẩn 75,3%; THCS đạt 1,5 giáo viên/lớp (quy định là 1,75), trình độ đạt chuẩn là 92,6%; THPT đạt 1,6 giáo viên/lớp (quy định là 2,1), trình độ đạt chuẩn là 90,7%.
Tuy tốc độ phát triển của giáo dục Sơn La tăng mạnh trong những năm cuối thế kỷ 20 và gần đây, song giáo dục Sơn La vẫn cha đáp ứng đợc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Là một tỉnh miền núi nghèo, gặp nhiều khó khăn nên Sơn La cần có một nguồn nhân lực với trình độ cao, cần có một đội ngũ nhân tài để đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển. Nhu cầu này gắt gao hơn các tỉnh bạn. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trờng đại học quá thấp trở thành vấn đề
nhức nhối cần quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu trên, tháng 6 năm 1995 trờng THPT Chuyên Sơn La ra đời.
Trờng THPT Chuyên Sơn La ra đời trong sự cố gắng nỗ lực lớn của tỉnh và của ngành Giáo dục Sơn La, vì các điều kiện của một nhà trờng chuyên đều cha đáp ứng đợc. Tuy nhiên với quan điểm chỉ đạo: u tiên, vừa làm vừa đổi mới, vừa rút kinh nghiệm; trờng THPT Chuyên Sơn La đã liên tục phát triển về cả quy mô lẫn chất l- ợng. Từ chuyên 2 môn Văn và Toán, đến nay nhà trờng đã có 8 môn chuyên với 30 lớp cho hơn một ngàn học sinh. Từ chỗ không có giải thi học sinh giỏi quốc gia, đến nay nhà trờng đã đa dần số lợng giải lên trên 20 giải /năm với chất lợng ngày càng cao (đã có 3 học sinh đợc dự tuyển chọn đội tuyển Olipic quốc gia); có học sinh đạt giải “Trí tuệ Việt Nam ,” đỗ đại học đã đạt tỷ lệ gần 70%. Nhiều học sinh của nhà tr- ờng đợc học trong các lớp tài năng trẻ, đợc chọn đi du học nớc ngoài, nhiều em đã, đang là thạc sỹ, giảng viên ở các trờng đại học hay là những kỹ s có năng lực hoặc là những cán bộ trẻ có nhiều triển vọng. Đội ngũ giáo viên của nhà trờng từ 9 ngời (khi thành lập) đến nay đã có tới 55 giáo viên; từ không có thạc sỹ đến nay đã và sẽ có 8 ngời. Uy tín của nhà trờng đang ngày càng đợc nâng cao, đợc nhân dân trong tỉnh tin cậy; vị thế của nhà trờng đang đợc khẳng định trong khu vực và vùng, miền.
Với những thành tích đạt đợc trong 10 năm hình thành và phát triển có thể nói: trờng THPT Chuyên đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp bồi dỡng nhân tài, tạo nguồn “ nguyên khí ” cho tỉnh nói riêng và đất nớc nói chung. Song, trên thực tế, chất lợng nhà trờng đang có xu hớng “ chững ” lại trong khi nhu cầu đòi hỏi ngày càng tăng của sự nghiệp công nghiệp hoá Sơn La. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng, tìm giải pháp hợp lý nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển nhà trờng là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý giáo dục.
Hệ thống giáo dục, đào tạo Sơn La bao gồm các loại hình sau:
Hệ giáo dục phổ thông: bao gồm các nhà trờng phổ thông ở các bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT. Các nhà trờng trong hệ này đều do Sở GD&ĐT Sơn La quản lý. Trong đó trực tiếp quản lý là các nhà trờng THPT, còn lại là quản lý gián tiếp qua các UBND huyện và các phòng giáo dục.
Hệ thống bổ túc và giáo dục nghề phổ thông là các Trung tâm giáo dục thờng xuyên các huyện, thị, Trung tâm GD thờng xuyên tỉnh và Trung tâm hớng nghiệp. Các trung tâm này đều do Sở GD&ĐT quản lý về chuyên môn nhng nhân sự lại do UBND tỉnh hay UBND các huyện quản lý.
Hệ đào tạo nghề gồm một trung tâm dạy nghề, một trờng Cao đẳng S phạm và một trờng Trung cấp y đều do UBND tỉnh quản lý.
Trờng THPT Chuyên Sơn La là trờng chuyên duy nhất trong hệ phổ thông, đồng thời cũng là cơ sở giáo dục với trình độ phổ thông cao nhất trong hệ thống giáo dục, là nguồn lực chính tạo nguồn cho các trờng đại học và cao đẳng cũng nh tạo tiền đề cho việc bồi dỡng nhân tài có trình độ cao của tỉnh. Với nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dỡng nhân tài của hệ thống giáo dục và đào tạo Sơn La thì nhiệm vụ phát hiện và bồi dỡng những học sinh có năng khiếu, tạo tiền đề cho sự nghiệp bồi dỡng nhân tài, là một nhiệm vụ cơ bản mà cơ sở giáo dục chính thực hiện là nhà trờng THPT Chuyên.
Nh vậy trờng THPT Chuyên Sơn La có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh. Xét về phơng diện chính trị thì Nhà trờng là đơn vị duy nhất làm một trong ba nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ hệ thống đó là tạo nguồn cán bộ chủ chốt có trình độ cao cho tỉnh trong tơng lai. Xét về phơng diện xã hội thì sự phát triển nhà trờng đang là một tiêu chí quan trọng đánh giá sức mạnh của giáo dục của một tỉnh, bởi vì thành tích thi học sinh giỏi quốc gia đang là một tiêu chí quan trọng trong so sánh sự phát triển giáo dục. Xét về phơng diện chuyên môn thì đây là trờng phổ thông duy nhất trong tỉnh bắt buộc phải xây dựng chơng trình dạy học; tập dợt, bồi dỡng và rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học cho học sinh, đó là dấu ấn chuyên nghiệp trong nhà trờng phổ thông chuyên.