Xã hội hoá công tác tạo việclàm quản lý sau cai cho người sau cai nghiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay docx (Trang 96 - 106)

Tệ nạn ma tuý là một hiện tượng xã hội phức tạp. Hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện để phòng chống tái nghiện, giải quyết triệt để tệ nạn ma tuý cần huy động sức mạnh của cả xã hội. Đó chính là xã hội hoá phòng chống tệ nạn ma tuý. Xã hội hoá có nghĩa là huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân vào công tác hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện.

Để thực sự xã hội hoá công tác tạo việc làm cho đối tượng cần có chế độ, chính sách cụ thể cho mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần xã hội nhằm làm cho tất cả đều không chỉ thấy đây là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ phải thực hiện vì mục đích xây dựng địa bàn trong sạch, lành mạnh, không có tệ nạn xã hội. Đồng thời, cần có các hình thức tuyên dương, nêu gương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích trong giải quyết việc làm cho người nghiện ma tuý đã được chữa trị, cai nghiện.

Thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi giữa lao động nam và lao động nữ đã chữa trị cai nghiện và phục hồi với các lao động khác. Sử dụng lao động phù hợp với năng lực chuyên môn, trình độ đào tạo, không kỳ thị, phân biệt đối xử ở nơi làm việc, hưởng lương và nghĩa vụ lao động như người lao động khác.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm, giai đoạn 2006 - 2010 được Chính phủ phê duyệt đã đưa ra kế hoạch thực hiện đa dạng các biện

pháp để giải quyết việc làm, thông qua các đề án về việc làm. Trong chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai cụ thể các đề án này, cần lưu ý đến loại đối tượng đặc biệt là người nghiện ma tuý sau chữa trị, phục hồi. Các nhu cầu cụ thể để giải quyết việc làm như vay vốn, học nghề, tìm kiếm việc làm cần được giải quyết thông qua các biện pháp như: phổ biến thông tin đến tận các trung tâm cai nghiện, hướng dẫn họ tiếp cận với các thủ tục vay vốn theo các quy định hiện hành, cách xây dựng các dự án nhỏ vay vốn tự tạo việc làm, trung tâm cũng cần giúp họ thảo luận nhóm nhỏ hộ gia đình, hay nhóm nhỏ đối tượng để có thể đưa ra hết những thuận lợi, những cách làm, những cản trở để lựa chọn phương án giải quyết việc làm thích hợp. Cán bộ trung tâm, cán bộ xã hội ở cộng đồng cần nắm vững các chính sách hiện có, các mạng lưới dịch vụ xã hội liên quan để kịp thời tư vấn, giúp đỡ đối tượng tiếp cận với chính sách xã hội và các dịch vụ một cách dễ dàng và đầy đủ nhất: dịch vụ về lựa chọn việc làm, đăng ký tìm việc làm, lựa chọn hình thức học nghề, tìm hiểu quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề tạo việc làm,...

Trước hết, hỗ trợ tạo việc làm cần huy động được sự tham gia của các chủ thể quản lý nhà nước, bao gồm từ các cấp uỷ đảng cho đến các cấp chính quyền và đoàn thể nhân dân: Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân,..Ví dụ, ở cáp cơ sở, Đảng bộ cùng Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban nhân dân thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý sau cai, chú trọng hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện. Đảng bộ cơ sở ban hành các nghị quyết chuyên đề về phòng chống tệ nạn ma tuý, quản lý sau cai nghiện và hỗ trợ tạo việc làm. Hội đồng nhân dân qua các cuộc họp thường kỳ…ra các văn bản dựa trên nghị quyết của Đảng bộ cùng với những phản ánh của các tầng lớp nhân dân nhằm đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống. Uỷ ban nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thực thi đồng thời tổ chức phối hợp giữa các bộ phận cơ sở trong việc hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện, tránh tình trạng “khoán trắng” cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như ở một số nơi hiện nay. Đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng đối với hỗ trợ tạo việc làm, cần được phát huy hiệu quả hoạt động thông qua các chương trình khác nhau dựa trên những điều kiện cụ thể, ví dụ Đoàn thanh niên đều có các chi đoàn của các đội (đối với nông thôn), các cụm (đối với thành phố), những lần sinh hoạt nên đưa các nội dung hoạt động xã hội vào các chương trình để xây dựng một xã, phường trong sạch, lành mạnh. Qua các hoạt động phong trào như vậy sẽ

phát hiện ra được những hạt nhân ưu tú để bồi dưỡng kết nạp Đảng. Các tổ chức, đoàn thể cùng với chính quyền xã, phường tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn hưởng ứng giới thiệu và hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện bằng các hình thức như treo bằng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi. Vận động gia đình người nghiện ma tuý tham gia sinh hoạt câu lạc bộ sau cai, tiếp cận các dịch vụ việc làm. Mở rộng và duy trì thực hiện các phong trào nhằm thu hút quần chúng nhân dân tham gia như “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thông qua đó gắn kết người dân với hoạt động quản lý sau cai, trong đó một nội dung quan trọng là hỗ trợ người sau cai tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoàn lương, Đoàn thanh niên phát động phong trào “bạn giúp bạn” để tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người sau cai tái hoà nhập cộng đồng.

Nhà nước quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các chức vụ khác nhau, trước hết là các chức vụ chủ chốt của từng chủ thể trong công tác quản lý sau cai, đặc biệt là hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện, đồng thời đưa ra những quyền lợi và những hình thức kỷ luật tuỳ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi tập thể.

Người cao tuổi có tiếng nói quan trọng trong cộng đồng dân cư, vì vậy dựa vào hội Người cao tuổi để động viên các gia đình quan tâm đến người nghiện sau cai, giúp họ tìm được việc làm phòng ngừa tái nghiện là một điều đáng làm.

ở các vùng nông thôn, dấu ấn của truyền thống còn rõ nét, các thiết chế dòng họ vẫn còn tồn tại, ngoài ra còn có thiết chế làng xã khá bền chắc. Dựa vào uy tín của những người đứng đầu các chi trong dòng họ, các họ hoặc những người trong làng để khuyên răn con em sống lành mạnh, tham gia tích cực vào công tác xã hội, trong đó có hỗ trợ tạo việc làm, quan tâm quản lý đối với người sau cai nghiện.

Tóm lại, xã hội hoá là một giải pháp bao chùm lên trên tất cả các giải pháp khác, thực hiện các giải pháp khác là tiền đề cho xã hội hoá công tác hỗ trợ tạo việc làm phòng chống tái nghiện ma tuý, trong đó công tác tuyền thông, tuyên truyền giữ vai trò chủ đạo vì chỉ huy động được sức mạnh của toàn dân và các doanh nghiệp khi nào làm cho họ hiểu được ý nghĩa của công tác hỗ trợ tạo việc làm, giúp người sau cai tái hoà nhập cộng đồng phòng chống tái nghiện và họ nhận ra trách nhiệm của mình đối với xã hội, tự nguyện tham gia vào các phong trào. Và muốn các hoạt động quản lý sau cai, hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện có hiệu quả cao thì các giải pháp trên phải được thực hiện đồng bộ.

Kết luận

Đào tạo nghề và tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý là một nội dung quan trọng trong kế hoạch tổng thể cai nghiện - phục hồi giai đoạn 2001 - 2010 và là nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống ma túy từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, đây là một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và còn nhiều khó khăn, nhất là trong tình hình hiện nay đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh quốc tế và trong nước vô cùng phức tạp, có cả thuận lợi và khó khăn, có thời cơ vận hội và thách thức đan xen.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, đề tài luận văn được lựa chọn nghiên cứu, cho phép chúng tôi rút ra kết luận sau:

Thứ nhất, giải quyết việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý là vấn đề cấp bách cơ bản lâu dài, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công tác cai nghiện, phục hồi, góp phần làm giảm tỷ lệ tái nghiện và phòng chống các tệ nạn xã hội.

Thứ hai, lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý là vấn đề lớn, tổng hợp cần những giải pháp đồng bộ có hiệu quả thiết thực không chỉ của ngành lao động, mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.

Thứ ba, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trực tiếp đào tạo, dạy nghề tại trung tâm, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận lao động là những người sau cai nghiện ma tuý… sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề việc làm cho những đối tượng này.

Trong một thời gian ngắn nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được những nội dung sau:

- Đã nêu một số vấn đề chung về việc làm như: các khái niệm, những nét cơ bản về tình hình việc làm và thất nghiệp hiện nay, mối quan hệ giữa việc làm và sự gia tăng tệ nạn xã hội.

- Đề tài cũng đã phân tích, khái quát hoá những chủ trương, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước ta về việc làm.

- Để có cơ sở đưa ra những khuyến nghị về giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma tuý sau chữa trị phục hồi, luận văn đã đánh giá thực trạng về đời sống việc làm của người nghiện ma tuý sau chữa trị phục hồi cũng như vai trò và sự tham gia giải quyết việc làm cho đối tượng của các tổ chức chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp, gia đình đối

tượng. Từ nghiên cứu thực trạng, luận văn đã khẳng định việc làm là một trong những điều kiện quan trọng để đối tượng tránh xa, từ bỏ tệ nạn xã hội, cải thiện quan hệ gia đình, từng bước tạo lập cuộc sống ổn định, hạnh phúc. Trong những năm qua việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đối tượng ở các địa phương bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.

Từ đánh giá thực trạng, luận văn cũng đã nêu ra những tồn tại của công tác dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng sau chữa trị, phục hồi và nguyên nhân của những tồn tại này.

- Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu và chỉ ra những mô hình, những kinh nghiệm tạo việc làm có hiệu quả.

- Trên cơ sở các phân tích lý luận và nghiên cứu thực trạng, luận văn đã đưa ra khuyến nghị về các giải pháp cụ thể trong vấn đề giải quyết việc làm, hỗ trợ đối tượng hoàn lương.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Chỉ đạo Phòng chống AIDS và Phòng chống tệ nạn mại dâm thành phố Hà Nội (2003, Tài liệu tập huấn tình nguyện viên làm công tác xã hội trên địa bàn phường, xã, thị trấn, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị ( ), Chỉ thị 21 CT/TW về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1995), Hệ thống văn bản hiện hành về LĐTB&XH, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1997-2000), Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam 1997-2000, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2001), Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam 1996 - 2000, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2001), Số liệu thống kê lao động - thương binh và xã hội ở Việt Nam 1996 - 2000, Nxb Lao động - Xã hội, TP Hồ Chí Minh. 7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2002), Kế hoạch tổng thể cai nghiện - phục hồi

giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Báo cáo tình hình và kết quả 3 năm (2001 - 2003) thực hiện công tác cai nghiện phục hồi theo Quyết định 150/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

9. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 05/2007/TT-BTC ngày 18/1/2007về....

10. Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội (2002), Mô hình quản lý, giáo dục, tư vấn cho người nghiện ma túy tái hoà nhập cộng đồng, Câu lạc bộ B93, Hà Nội.

11. Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Thành phố Hà Nội (2003), Báo cáo tình hình hoạt động của các câu lạc bộ B93.

12. Chính phủ (2003), Quyết định số 2005/2003/QĐ-TTg ngày 02/10/2003 về việc phê duyệt đề án “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện” tại TP Hồ Chí Minh.

13. Trần Văn Chử (chủ biên) (1998), Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (1997), Nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp hạn chế tái nghiện cho các đối tượng sau khi được cai nghiện, Hà Nội.

15. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2003), Tập số liệu về kết quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Nội.

16. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2004), Hệ thống hoá văn bản về phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1999), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (...), Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá...., Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Lê Duy Đồng (2001), “Lao động việc làm thời kỳ 1991 - 2000 và phương hướng giai đoạn 2001 - 2010”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (3), tr.3-7.

25. Nguyễn Thị Hằng (1996), "Tệ nạn ma tuý - Nỗi lo không của riêng ai", Tạp chí Cộng sản, (489).

26. Trần Đình Hoan - Lê Mạnh Kha (1991), Sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.

27. Nguyễn Quang Hiển (1995), Thị trường lao động - Thực trạng và giải pháp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

28. Nguyễn Đình Hoà (2001), “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong các doanh nghiệp Nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (281), tr30-31.

29. Nguyễn Thị Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam - định hướng và phát triển, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

30. Vũ Văn Khang (2001), “Tiền lương tối thiểu và vấn đề thất nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (48), tr 24-25.

31. Phan Đình Khánh (2001), "Khái niệm ma tuý và các đặc trưng của nó", Bản tin phòng chống ma tuý.

32. Nguyễn Thị Mai Lan (2000), Thất nghiệp ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

33. Đặng Tú Lan (2001), Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp, Luận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay docx (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)