Xây dựng, duy trì và hoàn thiện các mô hình quản lý và sinh hoạt sau cai; tăng cường quản lý, giám sát tại cộng đồng đối với người nghiện sau ca

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay docx (Trang 86 - 88)

tăng cường quản lý, giám sát tại cộng đồng đối với người nghiện sau cai

Nhà nước và địa phương cần nghiên cứu tăng cường vai trò của lực lượng Đoàn thanh niên trong công tác quản lý sau cai. Người nghiện sau cai cần được quan tâm chăm sóc một cách thường xuyên, các mô hình quản lý và sinh hoạt sau cai được tổ chức và thực hiện với mục đích phòng ngừa tái nghiện cho họ. Xây dựng và thực hiện các mô hình căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương khác nhau. Đa dạng hoá các mô hình sinh hoạt, quản lý sau cai ở cấp thôn, bản cũng như ở cấp tỉnh, thành phố…ví dụ ở thôn, bản xây dựng và thực hiện các quy định về một thôn, bản không có tệ nạn ma túy trong đó quyền lợi của các trưởng thôn, trưởng bản được quy định cụ thể cùng với nhiệm vụ mà họ phải thực hiện. ở những xã phường có điều kiện, xây dựng đội thanh niên tình nguyện thực hiện các công

việc xã hội như tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma tuý, phòng chống tái nghiện ma tuý, đến từng gia đình phát các tờ rơi có nội dung làm cho mọi gia đình thấy được rằng một gia đình hạnh phúc nhất thiết phải là gia đình không có người nghiện ma tuý, mọi người quan tâm đến nhau đồng thời giúp cho từng người hiểu rõ người nghiện ma tuý ở cộng đồng có thể lôi kéo con em họ bất cứ lúc nào, từ đó họ tham gia vào phòng chống tái nghiện ma tuý, phòng chống tệ nạn ma tuý; xây dựng đội ngũ công tác xã hội gồm một số thành viên hoạt động trên tinh thần tự giác, tích cực vào công việc, được trợ cấp của tỉnh, thành phố…các thành viên trong đội luôn động viên, khích lệ đối tượng khi cần thiết, theo dõi, giám sát được những đối tượng để có những biện pháp can thiệp kịp thời. Những người tham gia vào công việc này đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức được tầm quan trọng của những việc mình làm, là những người chia sẻ, tư vấn cho người nghiện tất cả những gì mà họ thắc mắc, bế tắc đồng thời hoà đồng với họ như những người bạn thân thiết.

Những mô hình đang tồn tại cần được duy trì và hoàn thiện để hoạt động ngày càng đi vào chất lượng, ví dụ mô hình câu lạc bộ B93 của thành phố Hà Nội, mô hình “tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện” của thành phố Hồ Chí Minh…Mỗi mô hình đều có những ưu và nhược điểm riêng nên luôn luôn phải tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy ưu điểm: mô hình B93 của thành phố Hà Nội ngoài những mặt đạt được hết sức to lớn thì vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục như số hội viên tham gia sinh hoạt chưa đều, nội dung sinh hoạt do nhiều nơi còn vận dụng một cách rất máy móc, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của các hội viên, cán bộ chủ nhiệm các câu lạc bộ nhiều khi không biết được hội viên của mình đã tái nghiện từ bao giờ, chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa câu lạc bộ và gia đình..để khắc phục tình trạng này cần có sự quan tâm của tất cả các ngành các cấp trong xây dựng nội dung và tiến hành sinh hoạt câu lạc bộ, tập huấn cho các cán bộ phụ trách câu lạc bộ về cách thức sinh hoạt, vận dụng các nội dung sinh hoạt một cách sáng tạo…Trước mỗi buổi sinh hoạt, cần xây dựng nội dung cụ thể để tránh sự nhàm chán, đơn điệu xuất hiện ở mỗi người (kể cả hội viên và tình nguyện viên), tăng số buổi sinh hoạt tuỳ theo điều kiện ở từng phường, xã. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ và các tình nguyện viên để họ nhiệt tình đóng góp hơn nữa.

Mô hình thành phố Hồ Chí Minh cần được khắc phục những khó khăn để nâng cao hiệu quả. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu về giải quyết việc làm cho người

nghiện ở một quy mô rộng lớn. Chưa có các mô hình tương tự như vậy của các địa phương khác để tham khảo nên cần luôn đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động để hoàn thiện.

Thông qua xây dựng, hoàn thiện các mô hình, thu hút đông đảo người nghiện sau cai và sức mạnh của quần chúng để giải quyết vấn đề tái nghiện đang diễn ra.

Quản lý sau cai là một vấn đề cơ bản để phòng ngừa tái nghiện ma tuý cho những người sau cai nghiện. Sau khi ra khỏi trung tâm, người nghiện vẫn còn sự lệ thuộc về tâm lý vào các chất ma tuý, chính điều này dẫn đến tình trạng họ rất dễ bị sa ngã. Giám sát, quản lý người nghiện sau cai nhằm đưa ra những biện pháp can thiệp cần thiết, kịp thời khi người sau cai thực hiện các hành vi có thể dẫn tới tái nghiện ma túy. Để giám sát người nghiện sau cai đạt hiệu quả cần được sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, trước hết là gia đình người nghiện và chính quyền xã, phường. Nâng cao hiệu quả giám sát của gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với phòng ngừa tái nghiện của người sau cai nghiện vì các thành viên trong gia đình là những người ruột thịt của người nghiện, gần gũi với họ nhất nên sẽ giám sát.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay docx (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)