Cả nước hiện có 83 trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội. Trong đó, xây dựng mới 7 trung tâm, 21 trung tâm được nâng cấp, mở rộng từ ngân sách địa phương và một phần hỗ trợ ngân sách của Trung ương (những tỉnh khó khăn về ngân sách) với tổng kinh phí hàng nghìn tỷ đồng, nâng khả năng tiếp nhận người nghiện vào cai nghiện tăng gần 6 lần so với thời kỳ trước năm 2000 (57.000 người/10.000 người), giải quyết được một phần bức xúc của công tác cai nghiện.
Trong 5 năm (2001 - 2005), cả nước đã tiếp nhận cai nghiện cho 217.967 lượt người, tăng 79.634 lượt người so với giai đoạn 1996 - 2000. Trong đó cai bắt buộc là 106.300 lượt người, chiếm 71,7% số người được cai tại trung tâm và 41.846 lượt người tự nguyện, chiếm 28,2%. Cũng trong 5 năm, cả nước đã tổ chức cai nghiện tại cộng đồng cho 69.821 lượt người, chiếm 329% tổng số người được cai nghiện, tăng 22% so với thời kỳ 1996 - 2000. Và cai tại gia đình cho 10.615 lượt người.
Tại các trung tâm trước đây thời gian cai nghiện từ 6 tháng đến 1 năm, nay nâng lên 2 năm ở 58/64 tỉnh, thành phố; cai nghiện tại cộng đồng từ 10 đến 15 ngày, nay nâng lệ từ 3
đến 6 tháng để có đủ thời gian tiến hành các hoạt động phục hồi hành vi, nhân cách và chuẩn bị điều kiện để tái hoà nhập cộng đồng.
Quy trình cai nghiện phục hồi được thống nhất chung cả nước. Các mặt hoạt động được đổi mới, chất lượng chữa trị, giáo dục, dạy nghề được nâng lên, lao động sản xuất có hiệu quả, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần học viên được cải thiện rõ rệt.
Từ năm 2001 - 2005 đã tổ chức dạy nghề cho 1644.789/217.967 lượt người, bằng 76% tổng số người cai nghiện. Điển hình là thành phố Hồ Chí Minh 15.467 (20,7%) số lượt người được cai; Hà Nội 6.705 người chiếm 41,3%; Thái Nguyên 13,7%; Đà Nẵng 22,5%; Đồng Nai 20,1%... [ ].
Nhiều mô hình cai nghiện, phục hồi có hiệu quả được tổng kết đúc rút kinh nghiệm, phổ biến nhân rộng, gắn với phong trào xây dựng đời sống văn hoá xây dựng xã phường trong sạch lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm; các hoạt động được lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội, dạy nghề, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đem lại hiệu quả cao giúp những người nghiện ma túy hoàn lương, quay lại cuộc sống đời thường, làm lại cuộc đời. Điển hình là mô hình cai nghiện 3 giai đoạn dựa vào công trường 06 của Tuyên Quang và các tỉnh miền núi phía Bắc; mô hình sau cai bằng Câu lạc bộ B93 của Hà Nội; Mô hình thí điểm Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai của thành phố Hồ Chí Minh; Mô hình cai nghiện dựa vào tập quán dân tộ, uy tín già làng, trưởng bản, trưởng tộc ở một số địa phương miền núi, Tây nguyên…
Cho đến nay, tỷ lệ tái nghiện là 70 - 80% (trước đó 90 - 100%), nhiều địa phương, địa bàn có tỷ lệ thấp hơn 950 - 60%). Đặc biệt là giảm cơ bản nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên so với trước năm 2000 (640 / 3000)
Một số khó khăn hiện nay
- Số người nghiện ma tuý vẫn gia tăng ở 36 tỉnh, thành phố, trong đó có 8 tỉnh tăng từ 20 - 40%, 11 tỉnh tăng trên 50%, 17 tỉnh tăng trên 100%.
- Đầu tư cho công tác cai nghiện chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Hệ thống trung tâm trong cả nước mới có khả năng tiếp nhận 40% số người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó 23 tỉnh, thành phố trung tâm chỉ tiếp nhận được dưới 10%; 60% trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu các hoạt động cai nghiện theo qui trình qui định. Kinh phí dành cho các hoạt động cai nghiện gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt ở những tỉnh nghèo, chưa thu
hút được đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết làm việc tại các trung tâm. Trang thiết bị y tế, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất… của các trung tâm cai nghiện chưa đảm bảo (chiếm 60%) trung tâm.
- Công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng tại một số địa phương còn triển khai châm, lúng túng trong tổ chức phối hợp và kinh phí. Một số cấp chính quyền địa phương chưa quyết tâm, thậm chí còn khoán trắng cho các cơ quan chức năng, chưa thực sự thấy hết trách nhiệm của mình trong hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện.
- Hoạt động cai nghiện, phục hồi của một số trung tâm còn những mặt hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, thiếu chương trình giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, chưa làm thay đổi cơ bản nhận thức, chuyển đổi hành vi cho người nghiện; công tác dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và tạo điều kiện cho người sau cai nghiện tìm kiếm việc làm.
- Hỗ trợ vốn tạo việc làm cho người sau cai nghiện còn thấp, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số người được cai nghiện. Nhiều tỉnh, thành phó không lưu tâm, giúp đỡ, hỗ trợ vốn và tạo việc làm cho người sau cai nghiện. Công tác quản lý, tư vấn, giúp đỡ cho người sau cai nghiện vẫn còn mang tính hình thức và chưa được quan tâm đúng mức.
Một số nguyên nhân
- Công tác thông tin giáo dục truyền thông phòng, chống ma túy còn có những mặt hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực cai nghiện, phục hồi, dạy nghề và hỗ trợ tạo việc làm còn xem nhẹ; Nhận thức trong nhân dân chưa đầy đủ về mối nguy cơ, tác hại của tệ nạn ma tuý, vai trò của việc làm và hỗ trợ tạo việc làm để giúp đối tượng sau cai tái hoà nhập cộng đồng và phòng chống tái nghiện ma tuý; Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện của cấp uỷ, chính quyền các cấp ở một số tỉnh, thành phố còn hạn chế hoặc khoán trắng cho các cơ quan chức năng nên công tác cai nghiện phục hồi, dạy nghề và hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện còn chưa được tăng cường, đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu thực tế tình hình.
- Một số quy định của pháp luật thiếu đồng bộ, chưa theo kịp với tình hình thực tế đã gây rất nhiều lúng túng và khó khăn cho các địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện Luật phòng, chống ma tuý. Thiếu cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào công tác cai nghiện, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.
- Đầu tư về nhân lực, vật lực ở nhiều tỉnh, thành phố chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Kinh phí dành cho công tác cai nghiện phục hồi, dạy nghề và hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện rất hạn hẹp.
- Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ trong công tác quản lý sau cai tại cộng đồng và hỗ trợ giải quyết việc làm cho đối tượng sau cai nghiện để phòng chống tái nghiện.