làm
Trong công tác quản lý nhà nước nói chung, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ có mối quan hệ hữu cơ và là yếu tố quyết định tới hiệu quả quản lý nhà nước. Đối với công tác quản lý sau cai, hỗ trợ tạo việc làm, do có đặc thù riêng như: các cán bộ sau cai phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và căng thẳng hơn rất nhiều các đối tượng cán bộ công chức, thậm chí hy sinh cả cuộc sống gia đình cho công việc, vì thế xây dựng một chế độ chính sách đối với đội ngũ này trước tiên cần khẳng định đây là chế độ chính sách đặc biệt. Nó thể hiện sự quan tâm và chia sẻ trách nhiệm một cách đúng mực của toàn xã hội đối với đội ngũ cán bộ này.
Về chế độ chính sách được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: lương, phụ cấp, thưởng, chế độ bảo hiểm, chế độ đào tạo, chế độ sinh hoạt, chế độ tuyển dụng… các chế độ đãi ngộ khác đối với đội ngũ cán bộ quản lý sau cai.
Về đội ngũ cán bộ sau cai gồm các cán bộ quản lý các Câu lạc bộ, cán bộ phụ trách quản lý sau cai các cấp đặc biệt là cấp phường / xã, các tình nguyện viên…
+ Lực lượng quản lý:
- Để khắc phục nhanh chóng tỷ lệ tái nghiện cao như hiện nay, cần có những chỉ đạo xuyên suốt từ Ban chỉ đạo các tỉnh thành phố xuống đến Ban chỉ đạo cấp cơ sở đối với đội ngũ cán bộ tham gia làm công tác quản lý sau cai nghiện, tư vấn hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện: phải có nhiệt tình, năng động sáng tạo, có bản lĩnh và nhất thiết phải làm việc theo chế độ thường trực chứ không làm việc kiêm nhiệm như hiện nay.
- Để nâng cao hiệu xuất làm việc của lực lượng này, phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm với công việc họ làm, với cộng đồng và xã hội, cần điều chỉnh lại mức thù lao cho phù hợp, như: chế độ phụ cấp định kỳ cho cán bộ trực tiếp tham gia quản lý sau cai; hằng năm có xét bình bầu khen thưởng, kỷ luật dựa trên tiêu chí: sự tích cực tham gia công tác quản lý sau cai, hỗ trợ tạo việc làm, tỷ lệ tái nghiện thấp….
- Để có công tác quản lý sau cai, tư vấn giới thiệu và hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai được thực hiện tốt, vai trò của người cán bộ địa phương có tầm quan trọng rất lớn. Do vậy, đòi hỏi người cán bộ địa phương làm công tác quản lý sau cai ở địa phương là những người phải có năng lực, có phương pháp sư phạm và phải được trang bị một khối
lượng kiến thức nhất định để có thể hoàn thành tốt công việc. Vì thế hằng năm các cán bộ này phải được tham gia tập huấn về quản lý sau cai, hỗ trợ tạo việc làm và phòng chống tái nghiện.
+ Lực lượng tình nguyên viên làm công tác xã hội:
Để thực hiện phương châm “Vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, quản lý, tư vấn giáo dục, giới thiệu và hỗ trợ việc làm phòng ngừa tái nghiện có hiệu quả cần thực hiện chế độ phân bổ các tình nguyện viên theo địa bàn cụm dân cư. Các tình nguyện viên phải được trang bị một số phương tiện cần thiết để hoạt động thuận lợi, có hiệu quả và được hưởng phụ cấp.
ở một số địa phương có các Câu lạc bộ bạn giúp bạn, Câu lạc bộ giáo dục đồng đẳng,…thì Ban chỉ đạo phòng chống ma túy địa phương căn cứ vào thái độ tinh thần của những cộng tác viên đặc biệt này mà có cơ chế thích hợp (cho hưởng chế độ như các tình nguyện viên hoặc tạo điều kiện về công việc làm).
ở những địa bàn còn cấu trúc làng xóm (ngoại thành) các Ban chỉ đạo cần sử dụng lực lượng tình nguyện viên là người có uy tín trong dòng họ để tuyên truyền và cảm hoá, giáo dục, tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng đồng.
3.2.8. Phát triển kinh tế - xã hội, tạo mở việc làm; xây dựng và thực hiện các đề án làng xã hội, nông lâm trường để giải quyết các nhu cầu việc làm cho người sau cai