Lao động sản xuất là giai đoạn cuối cùng trong quy tình cai nghiện, giúp phục hồi sức khở, hơn nữa lao động sản xuất còn có ý nghĩa góp phần uốn nắn, bồi dưỡng nhận thức, nhân cách của học viên. Việc tổ chức lao động, làm việc với công việc đã được học sẽ giúp khi tái hoà nhập cộng đồng họ sẽ có công ăn việc làm, tự nuôi sống bản thân, tránh tái nghiện. Chính vì vậy, trong qui định vè quản lý và giúp đỡ người hồi gia về địa phương có nêu rõ: tuỳ thuộc vào tình hình, điều kiện của mỗi địa phương, giải quyết cho người hồi gia học văn hoá, học nghề, giải quyết việc làm, xét trợ cấp xoá đói giảm nghèo, xét cho vay vốn giải quyết việc làm, đi lao động ở nước ngoài…
* Tình trạng việc làm
Theo kết quả khảo sát đối tượng tái hoà nhập cộng đồng về địa phương, trước khi nghiện ma tuý, tỷ lệ đối tượng có việc làm không ổn định chỉ chiếm 43%, số không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định chiếm 50%, số còn lại là đang học phổ thông hoặc học nghề. Điều đáng chú ý ở đây là đối tượng nghiện ma tuý không chỉ là những người không có việc làm mà cả những người đang có việc làm ổn định và cả đang đi học.
Bảng 2.8: Tình trạng việc làm của các đối tượng hồi gia về địa phương
Tình trạng việc làm Số người Tỷ lệ
Có việc làm ổn định 4.300 61,49 Việc làm không ổn định 772 11 Đang học văn hoá, học nghề 189 2,7 Thất nghiệp 1.972 28,2
Tổng số 6.993 100
Theo báo cáo, tính đến 7/2007 với số đối tượng đang quản lý tại địa phương đã có 61,49% số người hồi gia có việc làm ổn định. Số người có việc làm không ổn định là 772 người chiếm 11%. Một số người khác, khi tái hoà nhập cộng đồng lại tiếp tục đi học văn hoá, học nghề với mục đích có công ăn việc làm để ổn định cuộc sống. Như vậy, số có việc làm ổn định đã cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng có việc làm ổn định trước khi bị nghiện. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ rất lớn chưa có việc làm (28%). Đây là những đối tượng cần đặc biệt quan tâm giúp đỡ để có việc làm và từ đó họ có thể cách ly khỏi môi trường ma tuý.
Theo kết quả khảo sát từ 5 xã phường cho thấy công việc của các đối tượng người hồi gia chủ yếu là làm việc cho hộ gia đình hoặc tự tạo việc làm cho mình chiếm tỷ lệ 41%, số người làm công ăn lương, làm cho các doanh nghiệp chiếm 18%. Đây chính là sự nỗ lực rất lớn từ nhiều phía mà trước hết từ cá nhân người hồi gia, từ thân nhân người hồi gia sau đó là sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và cộng đồng.
Mặc dù đa số đối tượng đã được đào tạo nghề trong các trung tâm, nhưng khi xem xét công việc cụ thể của họ hiện nay thì chỉ có 9,67% làm đúng nghề được đào tạo trong trung tâm và khoảng 90% đang làm các công việc không đúng nghề được đào tạo trong các trung tâm. Rõ ràng con số có việc làm phù hợp với nghề được đào tạo thấp hơn rất nhiều so với số được tiếp nhận vào làm việc tại các cụm công nghiệp đặc biệt khi mà các doanh nghiệp này đã có những liên kết với các trung tâm để đào tạo nghề cho đối tượng.
* Tiền lương và thu nhập
Bảng 2.9: Tỷ lệ đối tượng hồi gia theo mức thu nhập
Mức thu nhập Tỷ lệ (%)
Từ 200 nghìn - dưới 500 nghìn đồng 3.23 Từ 500 nghìn - dưới 1 triệu đồng 22.58 Từ 1 triệu đồng trở lên 74.19
Tổng số 100.00
Nguồn: Kết quả khảo sát đối tượng hồi gia.
Mức thu nhập của đối tượng hồi gia nhìn chung là cao hơn rất nhiều so với số đối tượng đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các cụm công nghiệp đặc biệt hoặc ở lại định cư và làm việc trong các trung tâm. Số đối tượng hồi gia có thu nhập từ 1 triệu
đồng/tháng trở lên chiếm 74% trong khi số hoà nhập cộng đồng đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các cụm công nghiệp đặc biệt chỉ có khoảng 20% có thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng. Phần lớn số đối tượng hồi gia có việc làm đều có thu nhập trên mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định, trong khi số đang làm việc trong các cụm công nghiệp đặc biệt vẫn có khoảng 37% có mức thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng. Mặc dù vậy, theo ý kiến của các đối tượng hồi gia thì mức thu nhập này vẫn không đảm bảo được mức sống của bản thân họ.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao số đối tượng hoà nhập cộng đồng về địa phương có việc làm lại có thu nhập cao hơn nhiều số đang làm việc trong các cụm công nghiệp đặc biệt khi mà các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp này được lựa chọn những đối tượng có thành tích tốt hơn trong thời gian chịu quản lý tập trung tại các trung tâm. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng số ở lại các trung tâm và vào làm việc trong các cụm công nghiệp còn được hưởng những phúc lợi khác như nhà ở, khu vui chơi, giải trí…Nhưng những công trình này chủ yếu được đầu tư từ ngân sách thành phố.