vay vốn và quản lý, giúp đỡ, hướng dẫn đối tượng về việc làm. Đối với những đối tượng có hoàn cảnh quá khó khăn thì chính quyền, đoàn thể xã phường cho vay vốn có tín chấp và trực tiếp liên hệ, tạo điều kiện để bố trí cho đối tượng làm các công việc giản đơn như bốc vác, khai thác cát sỏi, sản xuất gạch ngói. Đồng thời, vận động các cơ sở sản xuất khác trên địa bàn tiếp nhận họ vào làm việc và có chính sách ưu tiên đối với các cơ sở này. Nhưng trên thực tế, vẫn có nơi, chính quyền các tổ chức đoàn thể, kể cả gia đình còn mặc cảm với đối tượng, không tạo điều kiện giúp đối tượng vay vốn làm ăn.
- Kinh phí dạy nghề còn quá thấp (theo chế độ hiện hành là 240.000 đồng/người) thời gian dạy nghề rất ngắn, chất lượng chưa cao. Mặt khác, các công trường mới chỉ dạy được một số nghề đơn giản như thợ xây, mộc, trồng nấm.
Các địa phương khác cũng đã tạo việc làm cho đối tượng sau khi chữa trị phục hồi bằng nhiều hình thức. Có những cơ sở sản xuất tuy không lớn nhưng đã tự nguyện nhận đối tượng vào làm việc. Tuy nhiên, công tác tạo việc làm cho đối tượng rất khó khăn và phức tạp, thường kết quả không bền vững. Cần phải có sự đột phá mới về chính sách của Nhà nước mới có thể tạo cơ sở cho công tác này thực hiện được ở địa phương
2.2.3.3. Mô hình cai nghiện, dạy nghề và giải quyết việc làm tại gia đình và cộng đồng đồng
Mô hình này được kết hợp với phong trào “Xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” cùng với một số Chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm… đây là mô hình huy động xã hội cao với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân và bản thân gia đình người nghiện, huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương có khó khăn về ngân sách.