Nâng cao chất lượng dạy nghề, học nghề, lao động sản xuất ở trung tâm và tại cộng đồng; tổ chức cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dạy nghề dành riêng cho đố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay docx (Trang 84 - 86)

tại cộng đồng; tổ chức cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dạy nghề dành riêng cho đối tượng nghiện ma tuý sau khi chữa trị phục hồi

Các trung tâm cần quán triệt mục tiêu lấy lao động (mà là lao động thật sự) làm phương cách trị liệu chính cho quá trình cải tạo phục hồi cơ thể và nhân cách người nghiện (kinh nghiệm công trường 06 của Tuyên Quang cũng là một điển hình đáng học tập).

Hiện có tỷ lệ lớn đối tượng học nghề tại trung tâm cai nghiện, gia đình và bản thân đối tượng cũng có nguyện vọng học nghề tại các trung tâm này, đồng thời Luật phòng chống ma tuý đã qui định thời gian đối tượng tham gia chữa trị, phục hồi tại các cơ sở này từ 6 tháng đến 2 năm. Vì vậy, việc tổ chức học nghề cho diện đối tượng này tại các cơ sở chữa bệnh rất quan trọng. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm và đề án nâng cấp củng cố các cơ sở chữa bệnh cần có kế hoạch cụ thể để các cơ sở này có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, cán bộ, qui chế học nghề phù hợp với nhóm đối tượng này. Việc học nghề cần đầu tư để nâng cao thực hành, tăng thời gian học nghề so với người học nghề bình thường khác. Các trung tâm cai nghiện phải trở thành vệ tinh trong mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm, trước hết là các trung tâm do ngành Lao động, Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý.

Tăng cường quản lý nhà nước của các ngành chức năng đến hoạt động dạy nghề tại các trung tâm này. Hiện nay, quản lý nhà nước về hoạt động dạy nghề tại các cơ sở này còn bị phân tán, thiếu sự phối hợp giữa ngành dọc với các ngành chức năng, trong khi số lượng đối tượng chữa trị thường xuyên tại các cơ sở này vào khoảng hàng chục ngàn người, 70% trong số họ là thanh niên và có nhu cầu học nghề. Ngành nghề dạy phải phù hợp trình độ đối tượng và khả năng hành nghề, tìm việc làm, tạo điều kiện cho đối tượng từ bỏ tệ nạn xã hội.

Nghiêm túc nghiên cứu và quy hoạch lại công tác dạy nghề tại các Trung tâm theo phương châm dạy những nghề mà xã hội cần (các nghề dịch vụ: nghề giúp việc nhà, nghề rửa xe máy, nghề vệ sĩ, nghề thám tử tư, sửa chữa nhỏ trong gia đình…) chứ không phải dạy những nghề mà Trung tâm có. Đối tượng dạy nghề nên xét theo hoàn cảnh chứ không xét theo khả năng tài chính: đối tượng lựa chọn để dạy nghề nhất thiết phải ưu tiên những người vô gia cư, những người không còn người thân, những người gia đình neo khó không có việc làm ổn định.

Các địa phương cần thiết lập trung tâm làm nhiệm vụ xúc tiến tạo công ăn việc làm cho các học viên. Việc làm chủ yếu tập trung vào những công việc tạo ra sản phẩm, đào tạo tay nghề, thu hút nhiều lao động thủ công trình độ không cao. Trung tâm này đảm nhận luôn việc đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…

+ Chủ yếu đầu tư dạy các nghề dịch vụ (rửa xe, cắt tóc gội đầu, may dân dụng; sửa xe gắn máy; mây tre đan; hàn, gò…). Dần dần đầu tư các hình thức dạy nghề có trình độ cao, phù hợp với trình độ ngày càng nâng cao của xã hội nói chung và của người nghiện có trình độ nói riêng.

+ Các nghề sản xuất ra sản phẩm phù hợp với môi trường đô thị và các vùng phụ cận để dễ tìm việc làm tại cộng đồng và có thể sinh sống được.

Các địa phương cần nghiên cứu có cơ chế cho các Trung tâm cai nghiện được đỡ đầu hoặc kết nghĩa với các cơ sở dạy nghề, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu (hoa giấy, hoa lụa, tranh thêu, mây tre đan xuất khẩu).

Các địa phương cần củng cố mở rộng các trường, các trung tâm dạy nghề dành cho đối tượng xã hội hiện có, phát triển hệ thống các trường đào tạo và dạy nghề. Tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động dạy nghề cho các đối tượng xã hội, trong đó có người sau cai nghiện như: ưu tiên cấp quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở dạy nghề hoặc cho thuê đất, thuê nhà, xưởng để mở cơ sở dạy nghề với giá ưu đãi. ưu tiên mức thuế phù hợp với hoạt động sản xuất, kết hợp thực hành nghề của các cơ sở dạy nghề. Thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng, vay vốn để mở hoặc phát triển cơ sở dạy nghề. Không thu thuế đối với những người dạy nghề tư nhân. Hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức, đào tạo một số nghề đặc biệt kỹ thuật cao. Mở các lớp đào tạo

nghề qua doanh nghiệp, khuyến khích việc truyền nghề, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các ngành, các trường Trung ương trong công tác dào tạo nghề mà địa phương chưa có khả năng.

áp dụng cơ chế cơ sở dạy nghề có nhận người tàn tật cao hơn tỷ lệ Nhà nước qui định vay vốn để dạy nghề tạo việc làm cho người nghiện ma tuý. Hiện nay, đối tượng nghiện ma tuý không thuộc diện hưởng chính sách người tàn tật. Nhưng Tổ chức Y tế thế giới đã đưa người nghiện ma tuý là một loại trong các đối tượng tàn tật. ở Việt Nam, Nhà nước ta những năm 1960 đã có chính sách tổ chức các hợp tác xã sản xuất riêng cho đối tượng người mù, người điếc, người câm gọi là “đối tượng 202” hay các xí nghiệp 27-7 cho thương binh phát triển mạnh mẽ sau năm 1975. Nhà nước cần có chính sách đặc biệt cho đối tượng nghiện ma tuý, cho phép thành lập cơ sở sản xuất dành riêng cho người nghiện ma tuý để họ có môi trường thuận lợi trong quản lý, giáo dục, đồng hoàn cảnh để vươn lên. Các cơ sở này được thành lập theo luật doanh nghiệp và được hưởng thêm một số chính sách đặc thù như chính sách vay vốn, chính sách thuế, chính sách thuê mướn mặt bằng và được ưu tiên một phần trong tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt, thí điểm thành lập các cơ sở sản xuất này ở tỉnh có số lượng lớn người nghiện và có thị trường việc làm rộng lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, có tỷ lệ người lao động dưới 30% là người không nghiện ma tuý để tham gia quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, giải quyết khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các cơ sở này nên được thành lập ở xã hoặc liên xã, gần nơi làm việc với gia đình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay docx (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)