Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay docx (Trang 68 - 71)

- Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng, do vậy chưa tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác này

- Thiếu năng động trong việc xã hội hoá, đa dạng hoá công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, không kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, tạo nguồn lực, cơ sở vật chất.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề tại trung tâm còn thiếu thốn, lạc hậu, kinh phí hạn hẹp, cán bộ vừa thiếu, vừa không đảm bảo trình độ theo yêu cầu của công tác dạy nghề. Do vậy, có tình trạng là làm được đến đâu thì làm, thậm chí không tổ chức dạy nghề

hoặc chỉ dạy nghề rất đơn giản để tránh tình trạng “nhàn cư vi bất thiện” của đối tượng ở trung tâm

- Đối tượng có trình độ văn hoá thấp, lười biếng, không có thói quen lao động, sức khoẻ kém, bệnh tật nhiều cũng ảnh hưởng đến việc dạy nghề, giải quyết việc làm, nhất là khi liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp.

- Số người sau cai được vay vốn tạo việc làm rất ít, tuỳ thuộc vào sự quan tâm của từng địa phương. Nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh không muốn nhận đối tượng đã cai nghiện vào làm việc. Xã hội còn nhiều mặc cảm trong việc giao vốn, tiếp nhận đối tượng vào làm việc.

- Cơ chế chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng còn nhiều bất cập.

* Nguyên nhân chủ quan

+ Thiếu cơ chế, chính sách tạo việc làm cho các đối tượng, những cơ chế, chính sách đã có lại không đồng bộ, nhiều nội dung bất cập với tình hình thực tế. Cụ thể như:

- Chính quyền xã phường là nơi trực tiếp giải quyết vấn đề việc làm cho đối tượng nhưng lại không có đủ khả năng, điều kiện để thực hiện trách nhiệm này. Bởi lẽ, chính quyền xã phường không được giao chỉ tiêu lao động, không có chỗ làm việc để sắp xếp cho đối tượng, đồng thời không có quyền yêu cầu cơ sở sản xuất nhận đối tượng vào làm việc. Vì thế, chính quyền xã phường ở tình trạng “lực bất tòng tâm” trong lĩnh vực này.

- Đã có một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia giải quyết việc làm cho đối tượng hoàn lương, nhưng chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực này còn hạn chế, chưa động viên họ tham gia tích cực hơn và có những quy định để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất coi đây là trách nhiệm thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác tạo việc làm cho đối tượng xã hội, trong khi họ mới chính là nơi giải quyết việc làm cho đối tượng.

- Mức hỗ trợ để dạy nghề, tạo việclàm cho đối tượng theo chính sách Nhà nước hiện nay còn khá khiêm tốn, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Về nhận thức, có những người chưa nhận thức được giải quyết việc làm cho đối tượng có ý nghĩa xã hội rất thiết thực và mỗi người đều có trách nhiệm tham gia, vẫn coi đây là việc của Nhà nước, của gia đình đối tượng và đối tượng phải tự lo. Hoặc có những cơ sở sản xuất cho rằng sử dụng các đối tượng này có thể sẽ “lợi bất cập hại” nên không muốn nhận đối tượng vào làm việc.

- Giải quyết vấn đề lao động - việc làm cho đối tượng còn thiếu đồng bộ. Có nơi cố gắng tổ chức dạy nghề cho đối tượng song chưa chú ý quan tâm đến giải quyết việc làm. Có nơi bố trí, sắp xếp việc làm cho đối tượng song thiếu sự giám sát, thường xuyên giúp đỡ đối tượng về mọi mặt nên sau một thời gian không lâu đối tượng lại trở thành người không có việc làm.

- Về phía đối tượng, nhiều cá nhân còn chưa thực sự nỗ lực cải tạo bản thân, còn thiếu tính chủ động, vượt khó. Có những cá nhân không muốn học nghề, không muốn làm việc, quen theo thói cũ, lười lao động, sống dựa dẫm, ỷ lại. Có những đối tượng trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ thấp, nhưng lại đòi hỏi chỗ làm việc nhàn hạ, mức lượng cao.

* Nguyên nhân khách quan

- Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường luôn tồn tại tính không ổn định của các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dẫn đến sự chênh lệch giữa cung - cầu về lao động, làm cho việc giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Thêm vào đó, sự cạnh tranh trong thị trường lao động luôn có xu hướng gạt ra ngoài những cá nhân thiếu điều kiện cần thiết mang lại lợi ích kinh tế cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Những đối tượng nghiện ma tuý là những đối tượng có nhiều thiệt thòi trong cuộc cạnh tranh này.

- Nước ta là nước kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ phát triển dân số còn ở mức cao, hàng năm đều có số lượng lớn lao động trẻ bổ sung vào đội ngũ những người lao động. Nhu cầu việc làm cao cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm chung còn nhiều nan giải, chưa giải quyết được.

Tình hình đó khiến cho vấn đề giải quyết việc làm cho người nghiện ma tuý trở nên rất khó khăn, nan giải. Cần có giải pháp mới để tháo gỡ.

Chương 3

Quan điểm và giải pháp trong hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay docx (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)