nghiện
Phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu cơ bản nhất, quan trọng nhất, quyết định việc tăng giảm việc làm. Do vậy, phải thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tạo mở việc làm nhằm đạt mục tiêu ổn định việc làm cho người sau cai nghiện đã có việc làm và tạo thêm chỗ làm việc mới cho người sau cai nghiện. Cần tập trung chỉ đạo thực hiện một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động trong nông thôn; đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chuyên dần lao động nông nghiệp sang phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông nghiệp và nông thôn; phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành du lịch, dịch vụ; phát triển các ngành có khả năng sử dụng nhiều lao động, vừa phát triển các ngành sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật cao
trong khu vực công nghiệp, nhất là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Đối với công nghiệp: Phát triển công nghiệp, phát triển sản xuất, mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động, trong đó có lao động là người sau cai nghiện và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời nó là biện pháp quan trọng để giải quyết việc làm.
Theo dõi sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều lao động là người sau cai nghiện và các doanh nghiệp mới được đầu tư hiện đang còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và thị trường tiêu thụ để có giải pháp tác động đến quản lý việc đầu tư có hiệu quả hơn.
Tổ chức thực hiện tốt chủ trương ưu đãi đầu tư tại các địa phương, trong đó chú trọng ưu đãi về giá thuê đất, ưu đãi về miễn tiền thuê đất, ưu đãi tiền đền bù giải phóng mặt bằng; ưu đãi hỗ trợ lãi xuất tiền vay; ưu đãi hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ưu đãi hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động là người sau cai nghiện
+ Thực hiện tốt việc kết hợp giữa sắp xếp lại sản xuất, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước với duy trì đảm bảo việc làm cho người lao động nói chung, trong đó có người sau cai nghiện, chống sa thải công nhân hàng loạt, thông qua chính sách trợ giúp của Nhà nước về thuế, vốn, công nghệ, lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, nhất là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người sau cai nghiện.
+ Đối với nông nghiệp: Phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá (rau, quả, thực phẩm, cây ăn quả), phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiến hành phủ xanh đất trống, đồi trọc, khuyến khích khoanh nuôi, bảo vệ rừng quốc gia, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên liệu. Khai thác các vùng còn hoang hoá, vừa phân bố lại dân cư, vừa tạo việc làm cho nông dân là người sau cai nghiện.
+ Dịch vụ: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch dựa trên thế mạnh của từng địa phương, hình thành các trung tâm thương mại - giao dịch có sức thu hút mạnh, tiếp tục nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông, điện, nước, cơ sở trường học, bệnh viện, các khu vui chơi, giải trí, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và khả năng thu hút khách du lịch của địa phương.
Xây dựng và thực hiện các đề án làng xã hội, nông lâm trường để giải quyết các nhu cầu việc làm cho người sau cai nghiện. Kinh nghiệm từ nông trường Phú Văn (thành phố Hồ Chí Minh) đã chứng minh thành công của mô hình này. Nông trường Phú Văn sau năm 1975 dành cho người nghiện ma tuý, người lang thang ở thành phố Hồ Chí Minh, đã trở thành làng xã hội. Từ năm 1990 đã trở thành một xã với cư dân ban đầu chủ yếu là đối tượng nghiện ma tuý và mại dâm, một khu vực nhỏ cònlại với một số cán bộ lâu năm đã tiếp tục phát triển trở lại thành trung tâm cai nghiện Phú Văn hiện nay nhằm đáp ứng cho nhu cầu cai nghiện phục hồi của số đối tượng nghiện mấy năm trở lại đây ở thành phố Hồ Chí Minh. Tại làng xã hội, đối tượng có điều kiện tổ chức lao động sản xuất để có việc làm, ổn định cuộc sống bao gồm cả hôn nhân xây dựng gia đình, giảm bớt phần nào môi trường phức tạp, lôi kéo họ trở lại nghiện ma tuý. Thành phố Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng đã thực hiện mô hình làng xã hội cho nhóm nhỏ đối tượng nghiện ma túy và mại dâm để giúp họ tạo công ăn việc làm và ổn định cuộc sống.
3.2.9. Đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia, hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm và phát triển thị trường sức lao động (hoặc dịch vụ việc