Giải pháp hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách nhằm tăng cường công tác giáo dục dạy nghề, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, khuyến khích

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay docx (Trang 75 - 78)

cường công tác giáo dục dạy nghề, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai trong quản lý sau cai nghiện. Xây dựng bổ sung và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ hội cho đối tượng cai nghiện sau chựa trị phục hồi có môi trường pháp lý thuận lợi về việc làm. Có chế độ chính sách khuyến khích và hỗ trợ cán bộ quản lý sau cai:

Luật pháp là công cụ dùng để quản lý nhà nước. Khung khổ pháp lý chính là cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động của xã hội nói chung. Song do luật pháp luôn đi sau sự biến đổi của xã hội nên cần liên tục được hoàn thiện. Hệ thống văn bản pháp luật thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lĩnh vực cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ tạo việc làm phòng chống tái nghiện, vừa phải thể hiện được sự quan tâm đến những người làm công tác, vừa phải thể hiện sự quan tâm đến xã hội, đến con người nói chung.

Trong lĩnh vực quản lý sau cai, hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện, khung khổ pháp lý tức là các định chế, văn bản pháp quy, các đề án mang tính pháp lý quy định hoặc hướng dẫn về mọi hoạt động của lĩnh vực quản lý sau cai, trong đó có hỗ trợ tạo việc

làm cho người sau cai nghiện. Khung khổ pháp lý chính là tiền đề tạo nên hành lang pháp lý đảm bảo cho các chương trình quản lý sau cai nghiện, trong đó có hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện hoạt động theo đúng đường lối, chính sách, pháp luật mà còn thể hiện được tính nhân văn nhân đạo và mục đíc vì dân phục vụ của Đảng và Nhà nước ta.

Bên cạnh đó, khung khổ pháp lý còn là những chuẩn mực để đánh giá tiến trình, mức độ hoạt động và hiệu quả của các hoạt động đó. Chính vì vậy, văn bản pháp lý cần phải chuẩn, chính xác và phù hợp với thực tế, phản ánh đúng qui luật vận động của thực tế. Hệ thống văn bản pháp luật nói chung và trong lĩnh vực quản lý sau cai nghiện hiện còn những điểm khó thực thi trên thực tế do chưa thống nhất về cách hiểu những điều được ban hành hoặc điều kiện thực tế còn khó khăn, vướng mắc.

Để các cấp, các ngành cùng hiểu được văn bản pháp luật một cách thống nhất và dễ thực thi trên thực tế thì văn bản pháp luật phải được thực hiện tốt từ khâu khảo sát, thu thập thông tin nắm tình hình thực tế cho đến khâu soạn thảo, ban hành. Đến đây, một loạt vấn đề lại được đặt ra, đó là chi phí đầu tư cho soạn thảo, ban hành một văn bản pháp luật, người thực hiện soạn thảo, việc kiểm tra, giám sát thực thi trên thực tế…chi phí cho soạn thảo, ban hành còn ít nên các khâu của quy trình soạn thảo văn bản pháp luật ví dụ một Nghị định, một Thông tư không thể thực hiện tốt như mong đợi. Trong khi đó số lượng cán bộ có hạn lại phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau nên thường bị quá tải.

Luật pháp và các chính sách cụ thể của Nhà nước có tác động rất lớn đến giải quyết các vấn đề sau cai nghiện, trong đó có hỗ trợ giải quyết việc làm.Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm, đặc biệt dành cho đối tượng sau cai nghiện, đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường như chủ trương đổi mới công tác giáo dục - đào tạo, từng bước xã hội hoá công tác giáo dục đào tạo, coi công tác giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; mở rộng các loại hình đào tạo nghề cho đối tượng sau cai nghiện. Đó là những việc làm tích cực mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sau cai, đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho những đối tượng này còn thiếu, chậm được bổ sung thay đổi. Vì vậy:

+ Nhà nước nên có chính sách đầu tư cho việc soạn thảo văn bản pháp luật về quản lý sau cai nghiện trong đó có hỗ trợ tạo việc làm một cách hợp lý để văn bản ban hành ra càng sát với thực tế hơn nữa, tạo điều kiện cho việc thu thập và xử lý thông tin khi ban hành

văn bản. Ngoài ra, sau khi các luật, các Nghị định của chính phủ ban ra thì rất cần các văn bản hướng dẫn một cách cụ thể để việc thực hiện thêm thống nhất, ví dụ văn bản hướng dẫn cụ thể Luật phòng chống ma tuý, Luật sửa đổi bổ sung Luật phòng chống ma tuý, pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ở những điều khoản mà điều kiện để thực hiện ở các địa phương là khác nhau.

+ Trong các văn bản pháp luật, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, từng ngành, từng cá nhân có liên quan cùng với những quyền hạn cụ thể ở từng hoạt động xác định, cơ chế khen thưởng, kỷ luật…Tuy nhiên, chúng ta không thể nóng vội và cũng không có điều kiện để tiến hành thực hiện được ngay tất cả các công việc một lúc, vì thế hoàn thiện văn bản pháp luật là công việc thực hiện trong thời gian lâu dài, căn cứ vào điều kiện cụ thể ở từng thời kỳ khác nhau.

+ Tổ chức rà soát lại cơ chế, chính sách hiện hành về dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động nói chung, cho nhóm đối tượng này. Mọi văn bản từ Trung ương đến địa phương cần chuyển tải được tư tưởng đầu tư cho công tác quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện là đầu tư cho con người, vì con người, vì an toàn xã hội chứ không chỉ là đầu tư cho người sau cai nghiện.

+ Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản pháp quy về giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho các đối tượng nghiện ma túy và sau cai nghiện.

+ Cần thay đổi căn bản quan niệm về quản lý sau cai, hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện và xác định đầu tư cho công tác này cần được ngang bằng với quản lý cai nghiện tập trung, thậm chí hơn nữa, vì quyết định sự thành công của cai nghiện là quá trình quản lý sau cai.

+ Trong các văn bản pháp quy cần làm rõ chi tiết và cụ thể chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phối hợp trong công tác quản lý sau cai và hỗ trợ tạo việc làm để tránh sự chồng chéo về quản lý nhà nước trong quản lý sau cai và hỗ trợ tạo việc làm như hiện nay. Việc phân bổ nhiệm vụ cụ thể phải dựa trên khả năng, nghiệp vụ được đào tạo và thế mạnh của từng lực lượng để phát huy hết khả năng của lực lượng đó.

+ Tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở tổ chức giải quyết việc làm cho các đối tượng như mở rộng quyền hạn của chính quyền cơ sở đối với việc cho phép sản xuất - kinh doanh, cho mượn, cho thuê một số cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị, nhà xưởng, đất đai, ao hồ

canh tác, nuôi trồng thuỷ sản…Quy định rõ trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc tạo, bố trí, sắp xếp và quản lý việc làm của đối tượng.

+ Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh chính sách tạo điều kiện, ưu tiên, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận đối tượng vào làm việc. Trong vấn đề này, cùng với việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giải quyết việc tạo điều kiện, ưu tiên, hỗ trợ các cơ sở hoạt động sản xuất - kinh doanh, cần xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cơ sở sản xuất với đối tượng để vừa đảm bảo lợi ích chính đáng của cơ sở, vừa đảm bảo được quyền lợi của đối tượng.

+ Đối với bản thân đối tượng cũng cần phải có các qui định cụ thể buộc đối tượng phải chấp hành việc giáo dục thông qua lao động, phải nghiêm chỉnh chấp hành các yêu cầu của chính quyền, đoàn thể, cơ sở sản xuất - kinh doanh trong quá trình giải quyết việc làm. Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời những đối tượng đạt được nhiều kết quả trong việc động viên, tạo điều kiện để các đối tượng có cùng hoàn cảnh được học nghề, giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay docx (Trang 75 - 78)