Có biện pháp bảo vệ những cán bộ, công chức thi hành công vụ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội potx (Trang 104 - 107)

Xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung là công việc phức tạp, nhạy cảm bởi nó liên quan trực tiếp đến lợi ích về vật chất và tinh thần của tổ chức, cá nhân vi phạm. Thực tế đã có một số đối tượng bị xử lý vi phạm trật tự xây dựng có những biểu hiện chống đối người thi hành công vụ. Do vậy, cần phải có biện pháp bảo vệ những cán bộ, công chức thi hành công vụ để họ yên tâm và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

KẾT LUẬN

Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật quản lý kinh tế - xã hội ngày càng được xây dựng đồng bộ. Trong đó, các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cũng được quan tâm xây dựng và ngày càng hoàn thiện, đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của Nhà nước. Việc tổ chức thực hiện pháp luật cũng ngày càng hiệu quả; hoạt động đầu tư xây dựng, nhất là xây dựng đô thị, trong đó có Thủ đô Hà Nội theo đó mà ngày càng đi vào nền nếp, góp phần tạo dựng diện mạo hiện đại, bảo đảm cảnh quan kiến trúc, các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật đô thị đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng vẫn còn một số bất cập cả về quy định thể chế và trong tổ chức thực hiện. Hạ tầng hiện có và những yếu kém trong hệ thống thể chế hiện hành vẫn đang là những "điểm nghẽn" phát triển đối với cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Thủ đô đạt được những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và đặc biệt là công tác quản lý đầu tư xây dựng và phát triển đô thị. Nhìn những gì đã và đang diễn ra trong sự nghiệp xây dựng phát triển đô thị Hà Nội mới thấy hết những gì đã, đang làm được và sẽ phải làm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng Thủ đô.

Với việc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đang đứng trước cơ hội lớn trở thành một thủ đô văn minh, hiện đại, xứng đáng với vị thế là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đó cũng là thách thức to lớn đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Thủ đô, đặt ra những yêu cầu tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cả về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện. Trong khuôn khổ pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung, cần có những chính sách, cơ chế, biện pháp tổ chức thực hiện đặc thù nhằm quản lý hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng tại Thủ đô, đặc biệt là cơ chế phát huy nguồn lực, cơ chế tổ chức thực hiện, trong đó có việc phát huy cao độ vai trò của chính quyền và nhân dân Thủ đô đồng thời tăng cường sự chỉ đạo tập

trung, thống nhất với những biện pháp đồng bộ của Trung ương cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Hà Nội.

Với đô thị có lịch sử gần 1000 năm tuổi, Hà Nội không thể chỉ đẩy mạnh phát triển hiện đại mà phải luôn kết hợp cùng bảo tồn, gìn giữ các giá trị của đô thị hiện hữu. Bằng nghị lực và quyết tâm của mình, chắc chắn Thủ đô Hà Nội sẽ vững vàng phát triển, thiết thực chào mừng Lễ kỷ niệm "1000 năm Thăng Long - Hà Nội" vào năm 2010.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội potx (Trang 104 - 107)