Thời kỳ sau kháng chiến chống Mỹ đến nay (1975-2008)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội potx (Trang 56 - 57)

Thời kỳ này, Hà Nội vẫn là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khắc phục và vượt qua những khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, Hà Nội phát huy những nội lực và sự hợp tác của các nước trong khu vực và thế giới để khôi phục, phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và đã dành được nhiều thành tựu đáng kể trong xây dựng và phát triển đô thị. Tổng mặt bằng thành phố đã được lập và phê duyệt năm 1980, sau đó được nâng lên thành quy hoạch chung xây dựng Hà Nội phê duyệt vào năm 1998.

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH- 12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Theo đó, kể từ ngày 1/8/2008, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số hiện tại của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội; chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội; chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số hiện tại của 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình về thành phố Hà Nội, bao gồm: xã Đông Xuân, xã Tiến Xuân, xã Yên Bình, xã Yên Trung. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha và dân số hiện tại là 6.232.940 người (gấp hơn 3,6 lần diện tích Hà Nội cũ). Thành phố Hà Nội phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hoà Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và tỉnh Phú Thọ.

Tính đến nay, Hà Nội đã trải qua 3 lần mở rộng thành phố. Hà Nội mở rộng lần thứ nhất vào ngày 20/4/1961, Quốc hội khoá II kỳ họp thứ 2 phê chuẩn Nghị quyết của

Chính phủ mở rộng thành phố Hà Nội. Theo đó, Hà Nội có diện tích 586,13 km2, dân số 913.428 người. Vào ngày 21/12/1978, Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 4 phê chuẩn mở rộng Hà Nội lần thứ hai, sáp nhập thêm 5 huyện, 1 thị xã của tỉnh Hà Sơn Bình, là: Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thị xã Sơn Tây; hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc Sơn. Theo đó, Hà Nội có diện tích 2.130 km2, dân số 2.435.200 người. Tuy nhiên, đến năm 1991, Hà Nội đã hoàn trả lại các huyện cho 2 tỉnh đó, chỉ giữ lại huyện Sóc Sơn. Vào ngày 29/5/2008, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH-12 mở rộng Hà Nội lần thứ 3. Như vậy, sau 3 lần mở rộng thành phố, Thủ đô Hà Nội hiện nay nằm trong số 17 thành phố lớn nhất thế giới.

Biểu 2.1: Biến động diện tích, dân số Thành phố Hà Nội

STT Chỉ tiêu Năm Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (nghìn người) 1 Năm 1939 12 75 2 Năm 1942 130 300

3 Năm 1954 (sau ngày giải

phóng Thủ đô) 152 530

4 Năm 1961 (sau khi mở rộng

lần thứ nhất) 586 913,428

5 Năm 1978 (sau khi mở rộng

lần thứ 2) 2.130 2.435,2

6 7/2008 920,97 3.463,4

7 1/8/2008 (sau khi mở rộng

lần thứ 3) 3.344,47 6.232,94

Nguồn: website: www.hanoi.gov.vn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội potx (Trang 56 - 57)