Ảnh hưởng của việc mở rộng Hà Nội và tình hình đầu tư xây dựng đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội potx (Trang 61 - 62)

quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng

Ngày 29/5/2008, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH-12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan và ngày 01/8/2008, Thủ đô Hà Nội chính thức được mở rộng trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích, dân số hiện tại của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc, 4 xã thuộc huyện

Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình. Sự thay đổi vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển Thủ đô, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội cả về pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện. Những quy hoạch của ngành, lĩnh vực, quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội mới không chỉ đơn thuần là phép cộng đơn giản do việc sáp nhập lãnh thổ, điều chỉnh địa giới hành chính mà còn đòi hỏi phải được xây dựng, hoàn chỉnh, thậm chí xây dựng lại, làm mới cho phù hợp với vị trí, vai trò của Thủ đô. Hoạt động đầu tư xây dựng tại Thủ đô vừa có những thuận lợi, vừa đối mặt với nhiều đòi hỏi, yêu cầu mới, kể từ quy hoạch tổng thể, cơ cấu đầu tư đến quy hoạch chi tiết và nguồn lực đầu tư.

Bên cạnh đó, công tác đầu tư xây dựng tại Thành phố Hà Nội những năm gần đây phát triển nhanh, mạnh, các dự án đầu tư xây dựng ngày càng đa dạng, phong phú về tính chất, quy mô. Điều này dẫn đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng không theo kịp với nhu cầu cũng như tốc độ đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố.

Như vậy, việc mở rộng Hà Nội và tình hình đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý đầu tư xây dựng, đòi hỏi công tác này phải có sự đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội potx (Trang 61 - 62)