tại bốn hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng điều chỉnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội (bao gồm các địa bàn Hà Nội cũ, Hà Tây cũ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn- Hoà Bình).
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, đồng thời nhằm nâng cao vị thế của Thủ đô Hà Nội trong hội nhập, giữ vai trò đô thị quan trọng của cả nước, có sức hút và tác động với khu vực thì việc quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng là yêu cầu cấp bách hiện nay đối với Thủ đô Hà Nội.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rộng lớn, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế- xã hội. Từ thực trạng công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng trong những năm vừa qua cho thấy phương hướng bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội cần tập trung những nội dung sau:
3.2.1. Tiếp tục quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đầu tư xây dựng tư xây dựng
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng phải điều tiết toàn diện và định hướng hoạt động đầu tư xây dựng. Việc đầu tư xây dựng phải đồng bộ về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác) và hệ thống công trình hạ tầng xã hội (bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác). Điều này đã được khẳng định tại Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng “Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, điện lực, thông tin, thuỷ lợi, cấp thoát nước...phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng”[63, tr.94].
- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch và nâng cao thẩm mỹ kiến trúc, giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá như Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ. Đại hội
Đảng lần X tiếp tục đưa ra phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2006 – 2010 về đầu tư xây dựng như sau: “trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện quy hoạch, huy động nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thuỷ lợi, cấp thoát nước” [64].