Tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội potx (Trang 29 - 31)

Pháp luật được ban hành tự thân nó không thể đi vào cuộc sống mà phải thông qua việc tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế đời sống xã hội. Hoạt động tổ chức

thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng là giai đoạn nối tiếp của hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng. Tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng rất rộng và phức tạp, được tiến hành bởi nhiều chủ thể trong xã hội. Nội dung thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng bao gồm:

Một là, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng. Việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng là vấn đề cốt lõi nhất của công tác quản lý quy hoạch xây dựng. Trong việc thực hiện nhiệm vụ này, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp phải giữ vai trò chính. Chính phủ chỉ quyết định những quy hoạch chung của các đô thị lớn, quy hoạch tổng thể xây dựng các vùng trọng điểm có tính liên vùng và liên ngành, còn quy hoạch chung xây dựng các đô thị còn lại, quy hoạch chi tiết xây dựng phải do Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các địa phương xem xét quyết định. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng được duyệt, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải lập kế hoạch thực hiện tổ chức công bố quy hoạch xây dựng, đưa mốc giới, chỉ giới quy hoạch xây dựng ra ngoài thực địa, cấp chứng quy hoạch xây dựng, huy động các nguồn đầu tư, cấp giấy phép xây dựng và giám sát kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm việc xây dựng đô thị có kỷ cương trật tự.

Hai là, thực hiện quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng xuyên suốt quá trình triển khai thực hiện dự án. Dự án đầu tư xây dựng có điểm đầu và kết thúc, việc triển khai thực hiện dự án thông qua các giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị dự án bao gồm các nội dung: nghiên cứu, khảo sát, lập dự án; thẩm định dự án; phê duyệt dự án. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật trong giai đoạn thực hiện dự án bao gồm các nội dung: khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu; tổ chức thi công xây dựng; quản lý dự án; nghiệm thu; bàn giao; quyết toán. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật trong giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng bao gồm: bảo hành; bảo trì; khai thác, sử dụng; hoàn vốn (nếu có).

Theo tinh thần của Luật Xây dựng là phân cấp tối đa quyền và trách nhiệm cho chủ đầu tư, người quyết định đầu tư nên nhà nước tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật thông qua việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; ban hành, công bố các định mức kinh tế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, thực hiện hậu kiểm... và trực tiếp thực hiện một số nội dung sau:

- Thẩm định thiết kế cơ sở: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng. Việc thẩm định thiết kế cơ sở là để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng. Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở bao gồm: Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng; sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào; việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở là các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án đầu tư xây dựng nhóm A, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C.

- Cấp giấy phép xây dựng: Giấy phép xây dựng phương tiện quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc và môi trường. Cơ quan nhà nước cấp giấy phép xây dựng để thông qua đó kiểm tra việc xây dựng theo quy hoạch và theo giấy phép đã cấp. Các công trình xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo, trước khi tiến hành xây dựng, chủ đầu tư phải xin phép xây dựng trừ các công trình được miễn phép xây dựng theo quy định pháp luật về đầu tư xây dựng. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân xã theo phân cấp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội potx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)