Thường xuyên thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng ở tất cả các cấp, các ngành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội potx (Trang 93 - 95)

đầu tư xây dựng ở tất cả các cấp, các ngành

Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng được tiến hành thường xuyên sẽ kịp thời phát hiện những vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó sẽ khắc phục được những tồn tại, phát hiện nhu cầu điều chỉnh mới và nhu cầu kiện toàn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng.

Năm 1999, lần đầu tiên Bộ Xây dựng đã tiến hành tổng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật ngành xây dựng, kết quả đã đưa ra danh mục các văn bản hết hiệu lực thi hành, danh mục văn bản còn hiệu lực thi hành, danh mục văn bản cần sửa đổi, bổ sung. Sau cuộc tổng rà soát, Bộ Xây dựng đã triển khai soạn thảo và trình Quốc hội ban hành Luật Xây dựng.

Hoạt động đầu tư xây dựng liên quan đến quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng phải tiến hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng như: văn bản pháp luật về đầu tư, xây dựng, quy hoạch kiến trúc, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an ninh, quốc phòng, điện lực, đê điều, giao thông, di sản văn hoá, ngân sách, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí... Việc này muốn thực hiện được cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý từng lĩnh vực nêu trên từ trung ương đến địa phương.

Năm 2007 Bộ Xây dựng đã triển khai thực hiện dự án sự nghiệp kinh tế: “Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; phát hiện kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý những vấn đề trùng lắp, mâu thuẫn và bất cập nhằm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng đồng bộ”. Theo đó, Bộ Xây dựng

đã tiến hành rà soát 344 văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cụ thể như sau: 179 văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng (trong đó: 46 văn bản do trung ương ban hành; 133 văn bản do địa phương ban hành); 41 văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở; 41 văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; 02 văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra; 05 văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; 02 văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư; 02 văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp; 02 văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu; 04 văn bản quy phạm pháp luật về dân sự; 24 văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; 24 văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; 03 văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; 03 văn bản quy phạm pháp luật về đê điều; 16 văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; 02 văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; 01 văn bản về quốc phòng; 15 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Trên cơ sở kết quả rà soát, Bộ Xây dựng cũng đã đề xuất những kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng. Kết quả nghiên cứu của dự án rất hữu ích cho công tác hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trên cơ sở kết quả rà soát này như: Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30/11/2007 của Chính phủ về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp; Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình...

Tuy nhiên, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng luôn được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bên cạnh đó, còn có những văn bản chưa được rà soát trong dự án sự nghiệp kinh tế nêu trên, đặc biệt là các văn bản của địa phương. Do vậy, việc tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng là hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay.

Đối với Thành phố Hà Nội mở rộng, công tác này càng trở nên quan trọng. Chính quyền Thành phố Hà Nội cần khẩn trương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành do địa phương ban hành, bao gồm các văn bản do Thành phố Hà Nội cũ, tỉnh Hà Tây cũ, tỉnh Vĩnh Phúc và Hoà Bình để sớm ban hành các văn bản thống nhất áp dụng trên địa bàn Thành phố.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội potx (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)