Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Trang 47 - 49)

Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định 90/2000/NĐ- CP là: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành, có vốn không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 ngời”. Với tiêu chí này, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% doanh nghiệp nhà nớc thuộc loại có quy mô vừa và nhỏ, chỉ trừ 20% doanh nghiệp nhà nớc có quy mô lớn là các tổng công ty và một số doanh nghiệp nhà nớc thuộc loại lớn, còn trong khu vực t nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét về lao động so với tổng số doanh nghiệp trong cả nớc. Với tỷ lệ lớn nh vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ này là một trong những nguồn động lực mạnh mẽ tạo nên sự tăng trởng liên tục của nền kinh tế và là nơi tạo ra việc làm chủ yếu cho gần 90% lực lợng lao động ở cả nông thôn và thành thị nớc ta. (Một cuộc điều tra gần đây do Bộ thơng mại thực hiện cho thấy mỗi năm có khoảng 14.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời, tạo ra khoảng 1.200.000 việc làm).

Thực tiễn quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cũng nh một số nớc khác trên thế giới đã cho thấy vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế thể hiện ở một số lĩnh vực nh: tạo công ăn việc làm mới, phát triển các

ngành công nghiệp bổ trợ đối với các ngành công nghiệp mũi nhọn nh chế tạo máy, điện tử và một số ngành khác, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nhờ việc tăng xuất khẩu hàng hoá thành phẩm và thay thế hàng hoá nhập khẩu bằng hàng hoá sản xuất trong nớc. Mặt khác, việc xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghệp - nông thôn, giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị cũng có sự đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Từ bối cảnh nền kinh tế nớc ta đang trong quá trình công ngiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với nền kinh tế thế giới, xem xét đến đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, chúng ta có thể thấy doanh ngiệp vừa và nhỏ Việt Nam có những cơ hội và điểm mạnh sau:

- Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới ngày một tăng nhanh, Việt Nam đã tham gia vào nhiều liên kết kinh tế quốc tế, do vậy, thị trờng ngày càng đợc mở rộng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam;

- Chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong quá trình thâm nhập thị trờng thế giới;

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính linh hoạt cao nên dễ thích ứng với sự biến động của thị trờng thế giới, đồng thời có thể tiếp thu những kinh nghiệm quản lý tiên tiến và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ trên thế giới một cách có hiệu quả;

- Nhu cầu sử dụng đất thấp cộng với sự phân bổ đồng đều trên khắp cả nớc cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác tốt những lợi thế so sánh của đất nớc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có không ít những thách thức và điểm yếu, đó là:

- Do chính sách mở cửa của Việt Nam cho phép tự do cạnh tranh nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng

gay gắt từ phía hàng hoá nhập ngoại;

- Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn thấp do công nghệ còn lạc hậu, mẫu mã cha đa dạng, chất lợng sản phẩm cha đồng đều. Các doanh nghiệp này vốn có khả năng tài chính thấp lại gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn huy động vốn để đổi mới công nghệ;

- Do quy mô doanh nghiệp là vừa và nhỏ nên việc sản xuất cũng diễn ra đơn lẻ, phân tán, quy mô nhỏ, từ đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có khả năng đáp ứng những đơn hàng lớn, đặc biệt là của thị trờng EU và Mỹ;

- Thiếu thông tin cũng là một hạn chế rất lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, nhiều doanh nghiệp vì thiếu thông tin về thị trờng thế giới mà đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, việc thiếu thông tin về công nghệ dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp nhập khẩu phải những thiết bị công nghệ lạc hậu, làm cho chi phí sản xuất cao, chất lợng hàng hoá thấp nên sức cạnh tranh của hàng hoá kém;

- Ngoài ra, một vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay đang phải đối phó là vấn đề bản quyền hàng hoá Việt Nam trên thị trờng quốc tế đang bị xâm phạm ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Trang 47 - 49)