Giao thoa kịc h tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 94 - 101)

Ở một số tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, trước khi bắt đầu nội dung, tác giả dành hẳn phần tiểu sử để giới thiệu nhân vật như sự chuẩn bị sẵn sàng cho một vở kịch bắt đầu. Thoạt kỳ thủy được chia làm ba phần. Phần Tiểu sử (A) tác giả liệt kê vắn tắt về mười tám nhân vật: ông Phước, Bà Liên, ông Sung, Cô Nheo, ông Điện, Nam, ông Thụy, ông Mịch, ông Bồi, Bà Châu Cải, ông Khoa, Chú Mười, Hưng, Hiền, Tính, Cú mèo, ông Phùng, Cô Nhai. Cách giới thiệu về Tính:

“Tính: cao 1 mét 68, nặng 56 ki-lô-gam. Tai dài, lưng dài, chân ngắn. Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt. Lông mày nhạt, hình vòng cung ôm nửa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả. Tiếng nói đục. Đi như vượn, ngồi như gấu. Không biết chữ” [I.9; 3]. Nhân vật hiện lên có tên tuổi, ngoại hình

cụ thể từng chi tiết (cao…tai, lưng, chân, lông mày, lông tay, mồm, răng, tiếng nói, dáng đi) nhưng không bộc lộ đánh giá chủ quan của người giới

thiệu. Những điều đó cũng chưa đủ điều kiện trở thành một hàm số dữ liệu thông tin về tính cách nhân vật. Nó thuần khiết chỉ là một sự liệt kê đặc điểm nhân vật, một sự thông báo với mức độ chính xác và khách quan cao, còn giải mã nhân vật phải đi vào tác phẩm và tùy ấn tượng riêng ở mỗi người đọc.

Về hình thức, tác phẩm được đánh số phần như hình thức các lớp, hồi của kịch. Ngồi gồm 49 phần (được đánh theo thứ tự dãy số tự nhiên: 1, 2… 49). Những đứa trẻ chết già được đan xen giữa hai phần: vô thanh và các chương. Mỗi phần thể hiện một thế giới riêng với hai cõi âm - dương cách biệt. Thoạt kỳ thủy triển khai theo ba phần: Tiểu sử (A), Chuyện (B), Phụ chú (C). Phần tiểu sử giới thiệu mười tám nhân vật. Chuyện đan cài song song hai mạch: câu chuyện về cuộc đời Tính và cuộc đời con cú. Phụ chú gồm truyện ngắn Và cỏ của nhà văn Phùng, các giấc mơ của Tính và Hiền.

Người đi vắng không được chia thành các phần, không đánh số thứ tự

nhưng lại được phân biệt dưới hình thức in nghiêng những câu chuyện của các linh hồn lang thang vô định (tiếng oan khuất, người chị ru em ở bãi tha ma, người bác dắt cháu đi tìm mẹ, người đàn bà không mắt, cái thai, tàu chuối…). Xuất hiện nhiều mảng hiện thực hay nói cách khác là hiện thực trong tiểu thuyết đã bị phân rã tạo nên một cách nhìn hiện thực đa chiều (trong đó có hiện thực trong tâm hồn nhân vật).

Nói đến kịch là nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ, lời nói. Tức là kịch chú trọng đến những biểu hiện bề ngoài của nhân vật trong đó có ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có nhiều đoạn giống kịch khi tước bỏ hết mọi hình thức kể. Cuộc trò chuyện giữa Tính và Hưng (Thoạt kỳ thủy):

“- Anh Hưng đấy à. Sao lại ở đây? - Chả biết nữa

- Ăn sáng chưa? - Đêm

- Ừ. Đêm dài quá đi mất. Em đói - Rán trăng lên mà ăn

- Ừ rán trăng, rán trăng.!” [I.9; 34].

Hai nhân vật đều trong trạng thái bất thường, nói chuyện với nhau nhưng lại không hiểu ý nghĩa của mỗi lời thoại nên đây có thể coi là loại đối thoại trong vô thức của nhân vật vì họ không kiểm soát được lời nói và ý nghĩ của chính mình. Khác Tính và Hưng, đối thoại giữa Nam và Hiền là kiểu đối thoại bình thường, có những lời thoại “lệch kênh” giao tiếp là do sự cố ý không hướng tới câu hỏi của người đối thoại với mình:

“- Anh không ngủ à?

- Không. Tôi bồn chồn quá! - Em cũng thế.

- Hiền này, mai tôi đi rồi…” […]

- “Chả biết có về được nữa không. - Anh đừng gở mồm. Em về đây. - Hiền ơi!

- Có ai thấy, họ lại nghĩ… - Chị ấy làm gì?

- Dạy học.

- Con cú kia, anh thấy không? [I.9; 128]

Hiền hiểu những suy nghĩ của Nam nhưng lại muốn vượt thoát sự “bủa vây” ráo riết của nó nên băn khoăn của anh được đáp lại bằng những câu hỏi khác của Hiền. Người đi vắng cũng xuất hiện nhiều kiểu đối thoại bị tước mọi hình thức kể, như đối thoại giữa Thắng - Hoàn:

“- Người ta có việc

- Việc gì, buổi trưa thì có việc gì. Hay là vớ được thằng nào rồi. - Vớ thật thì sao?

- Chả sao cả - Thật chứ?

- Em muốn thế thật à?...[I.10; 382].

Không thêm thắt một hình thức kể nào, đối thoại hiện lên với bản chất thực sự của nó: là lời thoại của hai hoặc nhiều người mà ý nghĩa của chúng hướng vào nhau. Sự giao thoa giữa kịch và tiểu thuyết được thể hiện trên các phương diện hình thức (giới thiệu vắn tắt về tiểu sử nhân vật, phân chia các phần, đoạn) và tước bỏ mọi hình thức kể trong đối thoại.

Kỹ thuật dòng ý thức được biểu hiện trên các phương diện: độc thoại nội tâm đa chiều, tình tiết liên tưởng tự do, không - thời gian nghệ thuật, sự giao thoa thể loại. Độc thoại nội tâm ở nhân vật cũng mang nhiều dạng thức, không chỉ được thể hiện trong ý thức mà còn nằm trong cõi sâu vô thức. Những tình tiết vừa đan xen, vừa nhảy cóc thể hiện rõ nét bản chất bất định của dòng ý thức. Không - thời gian đã bị “biến thể” so với bản chất của khái niệm, gợi lên chiều sâu thẳm của tâm linh. Sự dung hợp các thể loại là một trong những đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại. Trong tiếu thuyết Nguyễn Bình Phương, điều đó làm nên tính chất hỗn độn với nhiều ý nghĩ bất chợt đan xen nhau trong dòng chảy tưởng như bất tận của ý thức.

KẾT LUẬN

1. Như Nguyễn Bình Phương nói: “Văn học mênh mông như cuộc

sống”, không nên tước bỏ đi những phong phú, phức tạp của văn chương.

Ngày nay, mỗi nghệ sĩ, đúng hơn, mỗi lối viết không phải là phản ánh, cũng không phải là ảo tưởng về hiện thực mà đề nghị một cách sống riêng. Cụ thể hơn là cách nhìn, cách nghe, cách cảm nhận của nhà văn. Bước qua ngưỡng cửa của mọi ràng buộc và giới hạn văn chương, tiểu thuyết đương đại đang trăn trở với những thử nghiệm mới. Mặc dù không phải mọi đổi mới đều độc đáo, nhưng sự sáng tạo về mặt hình thức là đáng ghi nhận. Nó góp phần làm nên cái mênh mông vô hạn của thế giới văn chương. Cũng như các nhà văn đi trước: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Lê Lựu, Bảo Ninh… Nguyễn Bình Phương không nằm ngoài hướng đi của tiểu thuyết Việt Nam đương đại với những nỗ lực cách tân trên cả phương diện nội dung và hình thức.

2. Nguyễn Bình Phương không có thứ tuyên ngôn nào cho riêng mình, thoảng đâu đó trong một số bài phỏng vấn anh có nói về văn học, về tác phẩm. Nó giản dị chỉ là những tâm sự được rút ra từ chính kinh nghiệm viết văn của mình. Tuy nhiên, theo chúng tôi, bằng các sáng tác, anh đã chứng minh sâu sắc rằng thử nghiệm của mình trong lĩnh vực tiểu thuyết không hẳn là việc làm ngẫu hứng. Đến với năm tiểu thuyết: Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng,

Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Ngồi, chúng tôi nhận thấy một lối viết lạ với

mật độ xuất hiện lớn những hồi tưởng, suy tư, giấc mơ. Chúng được xâu chuỗi trong một dòng chảy bất tận của ý thức. Lối viết này được ghi dấu mốc ở phương Tây đầu thế kỷ XX. Ở Việt Nam có một số tác phẩm thành công theo hướng đi này, tuy nhiên các nhà văn không có ý muốn theo đuổi nó đến cùng. Nguyễn Bình Phương là nhà văn trẻ với các sáng tác mang dấu ấn từ cuối những năm 90 đến những năm đầu thế kỷ XXI nhưng anh lại có một cách ứng xử khác với lối viết đó. Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết của anh không

chỉ mang tính vô thức thông qua sự ảnh hưởng từ các tác giả, tác phẩm nước ngoài mà anh có điều kiện đọc. Hơn hết, nó còn xuất phát từ ý thức đổi mới thực sự. Nó hài hòa giữa ý thức tiếp thu cái mới với tinh thần tự đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết của mình. Mặc dù lối viết của anh như mộng du, nhập đồng (triền miên trong các hồi ức, giấc mơ), vẫn không thiếu sự tỉnh táo cho một thứ ngôn ngữ rất hiện thực, sắc sảo.

3. Dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là những hồi ức, suy tư, giấc mơ. Người ta nhận thấy một sự sáng tạo lớn ở anh khi đi vào thế giới nhân vật. Bên cạnh những con người hiện hữu đời thường (Khẩn, Thúy, Tính, Hiền, Thắng, Cương, Em, Tuấn, Liêm, Trường, Hải…) còn một thế giới hư ảo, xa xăm với những nhân vật của hàng trăm năm trước, những tiếng vọng từ bãi tha ma, những linh hồn lang thang phiêu dạt trong đêm. Mọi sự vật ở cuộc đời trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đều mang nhiều suy tư, nỗi niềm, linh hồn riêng, hòa nhập với thế giới người hiện hữu (tàu chuối, dòng sông, cái chân, cái thai…). Thế giới vô định ấy còn được tìm thấy trong dòng suy tư của con người không bình thường như Tính (Thoạt kỳ thủy), giấc mơ của người triền miên trong trạng thái hôn mê như Hoàn (Người đi vắng). Nếu ta có thể nắm bắt được phần nào thế giới hiện hữu thường hằng thì thế giới vô định xa xăm quả là một thứ mê lộ, một cõi thẳm sâu mông lung. Có điều đặc biệt là ở thế giới nào, nhân vật cũng “phiêu lưu” và “trải nghiệm” đời sống tâm hồn phức tạp của chính mình. Người ta có thể tìm thấy ở thế giới linh diệu đó hình bóng của đời thường. Đôi khi còn cảm thấy sự hiện diện của nó ngay trong góc khuất của bản thân mình (trạng thái lo âu, sợ hãi và nỗi trống vắng).

Hồi ức, suy tư, giấc mơ của nhân vật thực chất đều do một nỗi ám ảnh nào đó bao phủ (người yêu trong quá khứ, chiến tranh, tuổi thơ…). Sức mạnh của kí ức lan tỏa sang những suy tư và giấc mơ của nhân vật. Trôi theo hồi ức, suy tư, giấc mơ là những mảnh tâm hồn vụn vỡ. Hồi ức dang dở, nghĩ ngợi băng quơ, giấc mơ đứt đoạn. Nhưng nếu đi đến tận cùng, nó

lại kết chuỗi trong một dòng chảy ý thức miên man, bất tận. Nhân vật không thể kiểm soát được suy nghĩ của mình, từng kỉ niệm vực dậy cả quá khứ, cả con người với đời sống tâm linh phức tạp. Không chỉ tác giả viết như mộng du mà người đọc cũng mộng du trong thế giới của nhà văn, cứ men theo dòng suy tư, lạc lối vào giấc mơ dai dẳng của nhân vật. Nhà văn đưa người đọc vào dòng chảy ý thức thông qua những độc thoại nội tâm (cả độc thoại ý thức và vô thức), những tình tiết liên tưởng tự do, không - thời gian đan xen, thường biến và sự giao thoa các thể loại trong tiểu thuyết. Những phương diện biểu hiện đó đã thể hiện chân thực nhất dòng chảy ý thức vì nó đảm bảo bản chất linh hoạt, tự do của tư duy. Hồi ức, giấc mơ, suy tư là trạng thái, cách thức để khẳng định sự có mặt của cái vắng bóng (dĩ vãng), mặt khác, cũng khẳng định ngay cái thực tại đang chảy trôi, mai một dần trong dòng ý thức của con người.

Kỹ thuật dòng ý thức trên phương diện nào đó có sự tương đồng với lối viết tự động - ngôn ngữ tuôn chảy tự động dưới ngòi bút. Tuy nhiên chúng ta vẫn tìm thấy logic ý thức ở mạch ngầm văn bản.

Bằng kỹ thuật dòng ý thức, Nguyễn Bình Phương được xem là một trong số những nhà văn đẩy kỹ thuật tiểu thuyết đi xa nhất, dám và đủ sức tạo ra một thế giới của riêng mình. Đó là thế giới hợp nhất giữa logic và phi lý, giữa giấc mơ và tỉnh thức, giữa khoảng thời gian tồn tại trên đời và các giá trị vĩnh cửu.

Có thể cách đánh giá phần nào mang hơi hướng thiện cảm nhưng nếu khám phá vào tiểu thuyết của anh sẽ hiểu hơn điều nhận định đó. Cũng như nhà văn Dương Tường ghi nhận: “Nguyễn Bình Phương là giọng văn lạ, phải

đọc vài lần mới thẩm thấu, nhìn bề ngoài thì rất bình lặng nhưng tầng sâu thẳm thì chất chứa những bùng nổ lớn”.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 94 - 101)