Khôn g thời gian đan xen

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 82 - 85)

Không - thời gian trong các tiểu thuyết mở ra chồng chất, đa chiều như một bức tranh lập thể, nó “vô hiệu hóa” cách tìm một tọa độ không - thời gian duy nhất có thể lấy tâm điểm là thời gian cuộc đời nhân vật hoặc thời gian người kể chuyện. Ở Thoạt kỳ thủy, ta khó tìm được một tọa độ không - thời gian chuẩn xác giữa hỗn độn các giấc mơ, hoài niệm, suy tư được sắp đặt ngẫu hứng. Không - thời gian trộn lẫn giữa làng Linh Sơn kỳ quái, âm u với bày người điên và bãi Nghiền sàng với tiếng đập triền miên, ong ong: “Không khí mù mịt, cuồn cuộn. Tiếng đập tràn lan khắp nơi, khô

khốc, lanh lảnh, triền miên bất tận” [I.9; 48]. Không - thời gian trong vô

thức của Tính tràn ngập hình ảnh trăng: “Tính ngợp trong thứ ánh sáng vàng

trắng, lạnh lẽo, rên riết” [I.9; 11], “Trăng u u rơi xuống mặt sông. Sương lên, sương lên. Những tiếng dế vọng từ lòng đất nghe miên man, huyền bí”

[I.9; 32]. Thời gian cô đặc “thời gian trắng”, sáng, trưa, “11 giờ 15 con cú

giật mình rơi từ vòm lá sung xuống”, “12 giờ…con cú bay, chẳng biết tới phương nào”. Cuộc đời con cú chỉ diễn ra trong bốn mươi lăm phút, đan xen

trong cuộc đời hai mươi năm của Tính. Nhưng hai mươi năm Tính sống trong mộng mị, điên loạn bất thường, đó là khoảng thời gian phi tuyến tính.

Không - thời gian trong Trí nhớ suy tàn đan xen (giữa hồi ức triền miên và hiện thực mấy tháng trước sinh nhật lần thứ hai mươi sáu của Em và khép lại ở chuyến đi xa sau sinh nhật) trong hình ảnh cây điệp vàng. Nó gắn với quá khứ: “Tuấn đã ra đi như một đám mây, mây không đầu thai trở

lại cùng những kỷ niệm đẹp đẽ bàng hoàng dưới gốc cây điệp phố Bà Triệu”

[I.8; 11]. Gắn với hiện tại:“Ước gì không ai canh giữ cây điệp hoa vàng” [I.8; 86]. Trong giờ phút sắp đi xa: “Qua phố Bà Triệu, nhìn cây điệp như

vĩnh biệt, như tạ lỗi, như kiêu hãnh vì sự chiến thắng” [I.8; 124].

Trong Ngồi, các kiểu không - thời gian hiện lên chồng chất: khởi thủy, hiện thực, hồi ức, giấc mơ của nhân vật. Không - thời gian khởi thủy:

“Thấp thoáng dăm mái nhà nâu sẫm nhỏ bé hiện ra dưới vầng lá úa héo tàn tạ. Dưới mái nhà đó là những người đàn bà lưng ong, tay vượn... Mặt trời dạo này biến hoặc có thể vượt lên quá cao, trên cả đỉnh cột đồng mà đỉnh cột thì mãi mãi mãi mãi ngập giữa sương mù và mây lạnh” [I.11; 9, 10]. Sự sống

bắt đầu từ dăm mái nhà nâu sẫm, những người đàn bà lưng ong, tay vượn nhưng không gian vẫn mờ ảo trong sương mù, mây lạnh. Không - thời gian hồi ức: “Thời gian là cái gì đó lờ mờ, buồn bã, chẳng tàn lụi nhưng chẳng

hứa hẹn sáng sủa hơn…Phía trước là cánh đồng rộng mênh mông ở giữa nhô lên một ngôi đền nhỏ mái cong. Dưới chân đền, sương mờ chờn vờn quẩn quanh như khói, như cỏ, như lửa trắng… ” [I.11; 14, 15]. Trong giấc mơ: “Trong ngôn ngữ thầm lặng mê man của Kim thấp thoáng một vùng đất bằng bặn trải dài, mờ nhạt hai đầu bởi khói sương… nổi lên một quãng thời gian bỏ trống, không có sự ghi chép nào” [I.11; 37- 38]. Không - thời gian hiện

thực: “Không gian mở ra bát ngát trước mặt, những dãy núi mờ ảo, lô xô

đuổi nhau với bao nhiêu hình thù…sương trắng lởn vởn trên những chóp núi trước mặt…chỉ có những âm thanh rì rầm mê man của suối đổ, quả chín rụng, cành khô gãy và tiếng tùng reo trong tiết trời biến loạn, hoang vắng”

[I.11; 159, 163]. Không - thời gian đan xen nhau và hòa quyện trong màu sương khói, buồn bã như một mảnh đất mờ nhạt bị bỏ trống.

Ở Người đi vắng có sự hiện hữu của nhiều không - thời gian. Đó là bãi tha ma với những tiếng thì thầm của các linh hồn lang thang trong đêm vọng lại nghe não nề, ai oán: “Hai giờ đêm bãi tha ma Linh Nham”(Nam),

“Mười hai giờ đêm nghĩa địa Dốc Lim” (Gia đình), “Ở con đường dẫn vào bãi tha ma không có hoa rụng nhưng trăng lại sáng. Những hạt sương bé đọng trên đầu lớp cỏ phủ kín các ngôi mả bắt ánh trăng lóe lên thứ ánh sáng kỳ ảo, trong vắt. Tiếng dế i i vọng từ lòng đất nghe ai oán não nề…(Người bị

oan, người chị ru em). Không - thời gian đề lao Thái Nguyên với 5 ngày tự do dấy binh của Đội Cấn. Tiếng mọt âm vang trong không gian, ám ảnh trong dòng suy tưởng của nhân vật: “tiếng mọt nghiến ngấu sôi sục”, “Tiếng

mọt vẫn đều đều miên man bất tận”, “tiếng mọt dai dẳng mênh mông trong ánh nắng vàng mơ xa lạ”, “tiếng mọt nghiến mơ hồ”. Không - thời gian

trong hôn mê với những hình ảnh quen thuộc của tuổi thơ: “Những dãy nhà

rệu rạo ủ dột trong không khí lưu cữu dẫn đến cây xà cừ xum xuê thấp thoáng, trong vòm lá những quả màu nâu đỏ đang hé nứt hình sao bốn cánh… Đi vắng” [I.10; 504]. Cũng có khi là không - thời gian vô định mơ

hồ như không tồn tại: “Hoàn đi, lơ đãng, vô định. Hai dòng sông lồng vào

nhau, một xanh lơ, một xám nhạt lặng lẽ vươn dài giữa đôi bờ vắng tanh. Không thời gian, không mùa, không cả bầu trời với những đám mây tồn tại lơ lửng, vô nghĩa…Cành xà cừ dâng cao bên trái, những chiếc lá lấp lánh reo”

Hai không gian: cõi trần, cõi âm (Những đứa trẻ chết già) lồng ghép nhau. Không gian cõi trần là làng Phan, thung lũng Cắc - nơi ông Trình dạy võ cho đám thanh niên; làng Phan - nơi diễn ra những hoạt động thường ngày. Đó là không khí âm u bí hiểm ở xóm Trại với những chuyện đồn thổi ma quái: “Xóm Trại ngủ mê mệt trong sương lạnh. Ở mép rừng, những ánh

lân tinh lập lòe sáng, thứ ánh sáng xanh lơ, kỳ quái chẳng khác gì mắt mèo hoang. Không gian u u mông lung…bao giờ ông cũng cảm thấy cái không khí bí hiểm rùng rợn ở vùng này” [I.7; 215, 216]. Đó là làng Phan với những âm

thanh ghê rợn: tiếng chó tru ằng ặc, tiếng rì rầm ai oán của dòng Linh Nham:

“Làng im ắng, đột nhiên mấy con chó đồng thanh tru lên ằng ặc rồi tắt lịm. Trong đám sương cuồn cuộn chuyển động, sông Linh Nham rì rầm rì rầm ai oán” [I.7; 122].

Không gian cõi âm là không gian hoàng hôn lưu cữu: “Không khí ảm

đạm và lưu cữu. Hoàng hôn trung du bao giờ cũng rề rà, mỏi mệt” [I.7; 17].

Hoàng hôn máy chục năm trước trên chuyến xe với em gái: “Hoàng hôn

buông trùng trùng xung quanh. Ông nhìn trời sau những đỉnh đồi và thấy một màu ảm đảm” [I.7; 21];“Bánh xe nghiến mặt đường bất tận, bầu trời vẫn mê mệt bởi ánh hoàng hôn vàng úa” [I.7; 232]. Địa hạt không gian mở ra vô tận

với sự đan xen chồng chất các kiểu không - thời gian: quá khứ, hiện tại, cõi âm, cõi dương, khởi thủy, giấc mơ, hôn mê…Nhân vật hiện diện ở nhiều không - thời gian khác nhau tạo nên một thế giới vô hạn định không có dấu vết ngăn cách, dòng ý thức của con người cũng chảy tràn trong không - thời gian vô hạn đó.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w