Những giấc mơ thường hằng

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 57 - 61)

Đó là giấc mơ của con người trong cuộc sống hiện hữu, đời thường. Giấc mơ có thể đứt đoạn, cũng có khi kéo dài triền miên, giấc mơ sau tiếp nối giấc mơ trước hay trạng thái hôn mê kéo dài của nhân vật.

Kí ức chiến tranh luôn trở về với Thắng (Người đi vắng) bằng những giấc mơ đứt đoạn: “Thắng mơ thấy mình giương súng nhắm bắn vào cái

bóng thập thò đằng sau bức tường đổ trước mặt. Xung quanh anh đất đá tung lên từng cột rồi từ từ đổ sụp xuống không hề gây ra tiếng động. Chân Thắng nặng trịch, cái bóng sau bức tường vẫn thò ra thụt vào lát sau nó dừng lại và hiện sừng sững ngay trước nòng súng của anh. Khi Thắng định bóp cò thì choàng tỉnh vì tiếng động mạnh” [I.10; 383]. Hành động trong

mơ của nhân vật bị chặn ngang bởi tiếng động của ngày thường. Giấc mơ không thể đi đến một trạng thái tận cùng. Sơn là nhân vật ít mơ nhưng giấc mơ nào của Sơn cũng bị ngắt quãng: “Trong tiếng giở sách đó Sơn thiếp

ngủ, chính xác hơn, hắn đi vào một vườn mía bầu…Sơn hạ lệnh cho mình bập răng vào ngang cây mía, đột nhiên toàn thân hắn sáng rực lên như tiếng thét trong đêm tối và một chân hắn bỗng rời ra như cơ thể hoàn chỉnh độc lập…Sơn vùng dậy, nằm thở dốc, nghe đồng hồ xổ ba tiếng” [I.10; 599].

Sự đứt mạch không phải do tác nhân bên ngoài như giấc mơ của Thắng, nó là trạng thái hoảng sợ ghê gớm vì giấc mơ kì dị làm nhân vật choàng thức giấc.

Giấc mơ của ông Khánh về người đàn bà kỳ dị hóa thân từ con bướm, về hình ảnh con đê chìm trong nước đến ngẹt thở, về hang rồng cũng chỉ là những giấc mơ chợt đến trong trạng thái chưa tỉnh táo của một người già có thói quen dậy sớm.

Trong Ngồi, người đàn bà kì dị - hiện thân của một xác chết dẫn Khẩn vào giấc mơ rất tự nhiên: “Khẩn chột dạ. Bà già đu đưa nhè nhẹ như sắp sửa

lao vào Khẩn. Chiếc đũa ngậm ngang miệng bà già hơi cựa quậy khiến Khẩn tập trung ánh mắt vào đó rồi nhận ra mặt bà già vàng ệch như xát nghệ. Một xác chết. Khẩn kinh hoàng ngoắt người bỏ chạy thục mạng cho tới khi rơi hẫng xuống vực thẳm và bừng tỉnh” [I.11; 67]. Giấc mơ đó cũng bị đứt đoạn

vì trạng thái hoang mang sợ hãi của nhân vật.

Ở Những đứa trẻ chết già, giấc mơ của cụ Trường lại mang nhiều ám ảnh từ thực tại: “Đêm, cụ Trường mơ thấy mình được kiệu đến gặp ông tổ

của dòng họ. Đoàn kiệu dập dờn đi mãi, đi mãi vào cái hang bốc mù mịt khói vàng, thơm lựng…Tiếng cụ tổ vẳng lại vừa mơ hồ, vừa xa xăm: chưa ai xứng cả. Cụ Trường vật vã tỉnh lại” [I.7; 277]. Nỗi lo sợ có pha chút nuối tiếc

chưa hoàn thành trách nhiệm nặng nề với dòng họ đã xen ngang vào giấc mơ khiến cụ bừng tỉnh. Nhưng lại mang theo trạng thái vật vã vì một đời người sắp kết thúc. Giấc mơ ngắn như một dự cảm không lành.

Những giấc mơ của Hiền trong Thoạt kỳ thủy thường là giấc mơ kì quái: “Hoa nở đặc bãi nghiền sàng. Hiền mặc áo mới đi tìm rau vừng thấy

một con trâu mặt người chạy ra. Sợ, thét lên. Tỉnh” [I.9; 160]; “Bãi Nghiền sàng trôi nghiêng, nhiều người lạ mặt đứng cùng Hiền. Không ai nói gì. Trong sương thấp thoáng một cái tai cưỡi trên lưng trâu thong thả đi. Cái tai trong suốt. Hiền thấy cái tai ngoảnh về phía mình. Sợ, chạy về. Vấp ngã. Tỉnh dậy” [I.9; 161]. Con trâu mặt người, cái tai cưỡi trên lưng trâu là hình ảnh

người được vật hóa, kì quái tạo cảm giác một thế giới dị thường. Đó là hình ảnh phát sinh của một nỗi sợ mơ hồ trong vô thức ở Hiền. Nỗi sợ hãi bật lên thành tiếng thét hay một hành động bứt phá (chạy) vô tình đẩy nhân vật ra khỏi giấc mơ.

Những giấc chiêm bao của nhân vật thường không kéo dài mà bị đứt đoạn bởi tác động bên ngoài (tiếng động) hay chính trạng thái kích động ở

nhân vật (nỗi sợ hãi). Giấc mơ không thể nhấn chìm nhân vật trong thế giới riêng của nó. Tuy nhiên giấc mơ lại cho thấy những mảnh chắp vá của cuộc sống vẫn luôn có mặt trong đời sống nội tâm con người cũng như trạng thái bất an trước sự không bình lặng của cuộc sống.

Khẩn (Ngồi) sống với Minh ở hiện tại nhưng lại triền miên trong những giấc mơ về Kim đã trở thành quá khứ. Có giấc mơ mong manh giữa hư và thực, chỉ thấp thoáng bóng dáng Kim: “Chỉ chút nữa là Khẩn văng

ra khỏi giấc mơ nếu không kịp bám vào một cành bạch đàn nhỏ trắng muốt xòe ngay bên cạnh. Khi nắm cành bạch đàn, Khẩn thấy mình đang ở rất xa. Kim không nhìn Khẩn...” [I.11; 14]. Nhưng hầu hết đều là giấc mơ rõ rệt

những khoảnh khắc hai người ở bên nhau với thứ tình cảm trong sáng:

“Một lúc thì Kim đến mang theo rất nhiều khoảng trống mà Khẩn không hình dung nổi chúng hình thành từ đâu. Những con bướm lân la tiến lại, cánh mỏng tang như giấy dó phẩy vào không khí. Kim nói với Khẩn rằng tại sao buổi chiều ấy lại khó tìm thế nhỉ. Khẩn không hiểu Kim muốn nói tới buổi chiều nào trong số rất nhiều buổi chiều đi chơi với nhau” [I.11; 220].

Cả không gian “rất nhiều khoảng trống”, những con bướm cánh mỏng tang theo Kim và lời nói mơ hồ mang lại cảm giác chơi vơi khó nắm bắt như đúng không khí của giấc mơ nhuốm màu hoài niệm. Vì Kim được đặt ở góc khuất trong tâm hồn Khẩn nhưng lại được dành cho tình cảm sâu nặng nên hình bóng ấy có một sức sống mãnh liệt, trỗi dậy cả ở vùng vô thức. Giấc mơ nào của Khẩn cũng có Kim và hình như cuộc đời anh chỉ mơ một giấc mơ duy nhất về Kim. Giấc mơ đó không phải trong một ngày nhưng lại không hề đứt đoạn.

Trong Những đứa trẻ chết già, cụ Chẩn - anh thợ đến làng cụ Trường đào ao năm xưa, người lưu giữ bí mật ghê gớm của gia đình người chủ kì lạ, đến giờ phút cuối đời luôn mê man trong tiếng gọi của những người thân đã ở bên kia thế giới: “Người cụ chìm vào bầu không khí âm u, vắng lặng và se

se lạnh. Những bóng người chập chờn chập chờn…Đầu tiên là bố cụ, sau đó đến mẹ, rồi hàng loạt anh em khác trong gia đình” [I.7; 187]. Nỗi ám ảnh cái

chết đang đến từng giây đã hiện diện thành giấc mơ sang bên kia thế giới. Và một nỗi băn khoăn cả đời cụ về người đàn bà cụ từng ăn nằm theo lời cầu xin của người chồng, về đứa con mà cụ chưa bao giờ biết mặt: “Cụ Chẩn lịm dần, lịm dần. Đám người ban nãy lại hiện lên, nhưng giờ đây, đi đầu không phải là bố cụ nữa, thay vào đó, một người đàn bà gầy đét, mặt man dại, giơ tay đón…” [I.7; 191]. Nhân vật Ông với nguồn gốc xuất hiện

mơ hồ, luôn đắm mình trong quá khứ và những giấc mơ kéo lùi thời gian đi vào xa xăm hơn nữa. Nhiều đêm Ông mơ thấy Tĩnh - con trai của người vợ đầu, cũng là nỗi day dứt vì để mất nó, người thân duy nhất còn lại của Ông:

“Đêm ông mơ thấy nó. Nó lặng lẽ vuốt tay ông, thỉnh thoảng lại mỉm cười, phô ra mấy chiếc răng sún. Có lần nó về ngồi khoanh chân bằng tròn, nhổ tóc sâu cho ông. Nó đếm chi li từng sợi một” [I.7; 46]. Sự băn khoăn về thân

phận cũng là nguyên nhân của cơn mơ dai dẳng. Ông mơ về tiền kiếp của mình, chẳng còn lại gì ngoài bộ xương và người dẫn đường lại là kẻ không bình thường về tinh thần (người đàn bà điên): “Trong mơ, ông thấy một

người đàn bà điên dẫn mình đi qua bao nhiêu đồi núi, đến một gốc cây mục um tùm cỏ tranh, người đàn bà điên chỉ vào đó và nói rin rít: Kiếp trước của mày đấy. Rồi bà ta bỏ đi. Ông quỳ xuống, bới cỏ thấy một bộ xương trắng nhỡn, bên cạnh có con dao găm han gỉ” [I.7; 141, 142]. Những giấc mơ của

Ông có hình ảnh kí ức đau buồn và niềm khao khát tìm lại chính mình. Có lẽ nhân vật cũng đoán được hành trình đó chỉ là một ngõ cụt và mong ước của mình mãi là sự bất thành nên chỉ có giấc mơ là nơi trú ngụ duy nhất.

Giấc mơ nào của Em (Trí nhớ suy tàn) cũng xuất hiện hình bóng người đàn bà vận quần áo vàng có phần tàn tạ: “Nằm cô đơn trong phòng,

thấy mình bị héo mòn, tan biến đi bởi giấc mơ. Thấy mình ngồi nói chuyện với người đàn bà vận quần áo vàng, chất vải mềm, hơi nhàu, không nhìn thấy

đường may, không cúc, không cổ áo. Nội dung cuộc nói chuyện khó xác định, chỉ láng máng rằng câu chuyện rất ảo não…” [I.8; 73]. Hay: “Trong giấc ngủ trưa người đàn bà áo vàng lại đến, tư thế ngồi không thay đổi, nhìn rõ nét hơn với hai quầng mắt hơi ngả màu nâu héo…” [I.8; 130]. Người đàn bà

như hiện thân của linh hồn cây điệp hoa vàng, hiện thân của kí ức tươi đẹp, trong sáng, hiện thân của trí nhớ đang trở nên héo úa, suy tàn. Một câu chuyện ảo não, một đôi mắt màu nâu héo là những ấn tượng còn đọng lại của giấc mơ, nó chẳng có gì ngoài tâm trạng buồn bã, cô đơn của chính kẻ đang nằm mơ về một thế giới sống còn trống vắng điểm tựa tinh thần.

Ở Thoạt kỳ thủy, tác giả dành hẳn phần phụ chú nói về sáu giấc mơ của Tính và bốn giấc mơ của Hiền. Giấc mơ của Hiền kì quái với con trâu mặt người, cái tai trong suốt cưỡi trên lưng trâu. Giấc mơ của Tính đầy cảnh giết chóc với con dao chọc tiết lợn của ông Điện: “Một con dao chọc tiết lợn

lơ lửng giữa trời. Con dao tỏa mùi thơm lựng. Tính giơ tay với, không được. Dao cứ thơm ngát, lúc lúc lại chao đảo, lượn vòng” [I.9; 159]. Trăng choán hết không gian của giấc mơ. Nó hiện lên với sự biến ảo màu sắc (trăng đen, trăng đỏ): “Trời trắng xóa. Có một vầng trăng đen, to bằng đít chén nằm ở

đỉnh. Trời đổi thành đen, vầng trăng lại đỏ. Cứ thế đổi màu liên tục cho đến lúc choàng tỉnh” [I.9; 158]. Có cả hình khối (to choán núi), trạng thái dị

thường (mộc chồi, sôi ùng ục): “Người điên cười u ú, răng nhe ra. Trăng

mộc chồi từ vách đá xám, lại to choán núi. Ánh sáng sôi ùng ục” [I.9; 158]. Giấc mơ của Hiền là hậu quả của nỗi sợ hãi cứ ngày càng lớn dần ở cô. Còn Tính lại bộc lộ một trạng thái sợ hãi mơ hồ và điên loạn, “nhiễu sóng”. Trong cái nhìn không bình thường đó, trăng đổi màu liên tục và hung bạo, đầy tính hủy diệt. Qua giấc mơ, ta sẽ khám phá ra điều bí ẩn của tâm trạng mà con người không thể bộc lộ trong đời sống thường nhật.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 57 - 61)