Quan niệm về văn chương

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 26 - 30)

Nguyễn Bình Phương đã phát biểu quan niệm về văn chương một cách trực tiếp qua các bài phỏng vấn. Và thành thật nhất trong thơ của mình.

1.2.3.1. “Không có sự sáng tạo, nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình”

Sáng tạo là ý thức thường trực ở người theo đuổi nghệ thuật, đặc biệt là văn chương - một lĩnh vực nhạy cảm và cần nhiều tài năng. Người ta vẫn nhớ những câu văn đậm chất suy tư của Nam Cao từ những thập kỷ đầu thế kỷ XX: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi,

khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa).

Đến đầu thế kỷ XXI, vấn đề mà Nam Cao trăn trở đã thành một “cuộc chạy” đua riết róng và quyết liệt ở mỗi nhà văn, trên từng trang viết. Về vấn đề sáng tạo trong văn chương, Nguyễn Bình Phương có những cách diễn đạt khác: “Nhà văn là người vượt qua những định nghĩa để tiến tới

nói riêng. Sáng tạo bao giờ cũng là hệ quả của những cuộc kiếm tìm. Nguyễn Bình Phương đã tự nhận về mình:

Ta lớn lên bằng kiếm tìm Kiếm tìm giờ đã cũ

(Bài thơ cũ)

Động lực của cuộc sống là tìm kiếm để lấp đầy kho trí tuệ và lấp đầy cảm xúc. Mỗi sự kiếm tìm không bao giờ là cũ, nó chỉ cũ về mặt thời gian so với những tìm kiếm khác mà thôi. Một con người luôn ám ảnh bởi cái cũ như Nguyễn Bình Phương: “Ta sinh ra cô đơn/ Giờ cô đơn đã cũ/ Ta trưởng thành

bởi sợ hãi/ Sợ hãi cũng cũ rồi” thì tất yếu luôn mong muốn được đổi mới, có

cái để làm mới mình. Vì vậy, nó khiến cuộc sống và văn chương thêm nhiều ý nghĩa.

1.2.3.2. “Vắt như thể sự cạn kiệt đang đến gần”

Nguyễn Bình Phương đã tâm sự như thế khi anh “vắt từng chữ” thời viết Thoạt kỳ thủy trên một căn gác chật hẹp. Nhưng đâu phải chỉ có Thoạt

kỳ thủy, đâu phải chỉ bảy, tám năm về trước mà ở mọi sáng tác, đến bây giờ,

anh vẫn là nhà văn miệt mài trên con đường của mình, khi mệt thì “ngồi và sẽ đứng dậy đi tiếp”. Công việc viết văn là sự nhọc nhằn không kể hết. Đối

mặt với trang giấy trắng là đối mặt với cả hành trình trăn trở, đơn độc :

Đâu là giấy trắng đâu là ta?

(Thế giới mười hai dòng)

Hay:

Đứng dậy, sũng ướt, đi rồi tự hỏi Viết là tìm thấy hay đánh mất?

(Chân dung khi trống trải)

Đây cũng là điểm gặp gỡ ở các nhà văn đương đại. Bảo Ninh quan niệm trong Nỗi buồn chiến tranh là viết với cả sự khổ công: “Viết khổ viết

trái con người mình ra”. Hay như triết lý của Nguyễn Huy Thiệp: “Công việc viết văn vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa” (Kiếm sắc). Nhà văn

Nguyễn Ngọc Tư cũng đã than thở về cái nghiệp đeo đẳng mình: “Làm nghề

văn cô độc, cực khổ quá má ơi” (Lời cho má). Nhà văn phải đi đến tận cùng

cảm xúc và những trải nghiệm cuộc đời, tức là phải chung sống với nhọc nhằn và cô đơn.

1.2.3.3. “Ai cũng có một người điên trong chính mình”

Trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương ta thấy xuất hiện nhiều người điên - những nhân vật không bình thường về suy nghĩ. Cả nhân vật cụ thể, mang tên như Tính (Thoạt kỳ thủy), Cương (Người đi vắng), Quang, Mộc (Những đứa trẻ chết già), đến những nhân vật không tên như gã điên đứng dưới mưa (Ngồi), người đàn ông điên dưới gốc cây điệp vàng (Trí nhớ

suy tàn), người đàn ông điên xuất hiện trong những ngày binh biến của Đội

Cấn (Người đi vắng). Đôi khi họ còn tập hợp thành một “tập thể” đông đúc (Thoạt kỳ thủy) - một thế giới tâm lý phức tạp mà không ai có thể xâm phạm được. Nhà văn đã từng phát biểu: “Tôi cho rằng người điên chứa

trong họ một phần rất lớn phẩm chất của nghệ thuật”. Thực chất, điên là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phần ngoại hiện của một trạng thái tinh thần. Nếu như văn học hiện thực hướng đến khám phá con người về ý thức thì văn học hậu hiện đại lại quan tâm đến phần vô thức, tiềm thức - phần nhá nhem, tranh tối tranh sáng nhưng dồi dào, vô tận ở con người. “Người điên” không thể kiểm soát được hành động của mình, một cách nào đó về mặt nghệ thuật, có thể cắt nghĩa như sự thăng hoa mà người nghệ sĩ đôi khi cũng không thể ý thức được. Có lẽ vì quan niệm này mà đến với tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, ta nhận thấy có những đoạn viết rất “nham nhở”, tưởng như được sắp xếp tùy ý nhiều mạch suy tư, nhiều lời tâm sự của một thế giới nhân vật đa dạng. Điều này không chỉ phù hợp với bản chất của dòng chảy ý thức mà còn thể hiện rõ sức mạnh của văn chương là khám phá vùng tiềm ẩn, vô tận của con

người. Nó khẳng định phẩm chất nghệ thuật được kết tinh từ sự vô tư hồn nhiên của một trạng thái vô thức ngự trị triền miên.

1.2.3.4. Văn chương là “chân trời tự do”

Nguyễn Bình Phương đã từng có nhiều băn khoăn về văn chương, đã có lúc anh nghĩ nó tách biệt với cuộc sống, là một thế giới riêng mà nhà văn phải chấp nhận “bó buộc trong một khung cố định nào đó” của nó. Văn chương như vậy sẽ trở nên nhạt nhẽo về cảm xúc và cứng nhắc, dập khuôn về hình thức. Nhưng sự trải nghiệm trên từng trang viết đã khiến anh phần nào nhận thức được bản chất của văn chương, “bản thân nó là chân trời tự do”. Nghĩa là văn chương gắn bó với cuộc sống nhưng không bị bó buộc, nó là một thế giới mênh mông và tự do, đối với cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận. Người viết có thể khai thác tất cả ở chân trời đó và tự do bộc lộ thái độ đối với cuộc sống. Người nhận có những cách tiếp nhận riêng, cách thưởng thức tác phẩm riêng. Ý thức điều đó, khiến nhà văn có thể sống và viết thành thật, dân chủ hơn. Tác phẩm của Nguyễn Bình Phương (cả tiểu thuyết và thơ ca) tạo được ấn tượng từ sự khước từ khuôn mẫu truyền thống. Văn chương với anh, thực sự được tôn trọng với bản chất nghệ thuật của nó. Sự độc đáo trong sáng tác của anh đều bắt nguồn từ sự thay đổi trên phương diện kỹ thuật.

Nhà văn Tạ Duy Anh đã lí giải cho vấn đề tự do sáng tạo tiểu thuyết, vì “bản thân nó phải là một thế giới thay vì chỉ phản ánh đời sống một cách

đơn giản” [I.2, 395]. Những nhà nghiên cứu văn học cũng tìm thấy được

mục đích sáng tạo của nhà văn là hướng tới tự do: “Như thế thì hành vi sáng

tạo nhằm mục đích gì? Đó là tự do. Nhà văn không phải người đi tìm chân lý. Họ sáng tạo là để vươn tới tự do: thoát khỏi sự vây hãm của tồn tại vừa như thế giới khách quan vừa như yếu tính của chủ quan nghệ sĩ” [ II.11].

1.2.3.5. Tiểu thuyết cần có thêm “những bước mạo hiểm”

“Tôi nghĩ giá như tiểu thuyết của chúng ta có thêm những bước mạo hiểm”. [II.53]. Nói cụ thể hơn là phải gây bất đồng“cho tiểu thuyết thêm

phần phong phú”, tất nhiên không phải là sự bất đồng theo nghĩa tiêu cực.

Quan niệm này xuất phát từ đòi hỏi sáng tạo của bản thân người cầm bút, cũng gần với quan niệm dấn thân của một số nhà văn đương đại. Nguyễn Bình Phương gọi là “những bước mạo hiểm” bởi con đường đó có thể thành công hoặc thất bại. Vì thế, anh ý thức rất rõ hạn chế trong quan niệm này là:

“Trong nghệ thuật, kẻ mạo hiểm phần lớn trở thành nạn nhân của chính mình” [II.53]. Dù vậy, anh vẫn tìm tòi, thể nghiệm những “bước mạo hiểm”

trong các sáng tác của mình như thăm dò cái vô thức, bản năng (Thoạt kỳ

thủy); hình thức cấu trúc lập thể, lời câm (Người đi vắng, Ngồi); thủ pháp

tiểu thuyết mới (Trí nhớ suy tàn); thủ pháp huyền thoại (Những đứa trẻ

chết già)…Đặc biệt, anh đi sâu vào dòng ý thức của nhân vật, lấy đó làm

trung tâm vận động, thay cho sự kiện trong tác phẩm. Điều này xuất hiện ở phần lớn tác phẩm của nhà văn. Lối đi đó phần nào đã định hình cho một lối viết tự tin và phong cách vững vàng ở Nguyễn Bình Phương.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 26 - 30)