Từ lâu, các nhà tâm lý học đã đi tìm định nghĩa về giấc mơ: “Mơ là một loại suy nghĩ đặc biệt của óc khi ta đã ngủ yên” [II.56; 8] hay: “ Mơ là
hiện tượng tâm lý vô thức xảy ra trong giấc ngủ” [II.56; 21]. Như vậy, giấc
thứ “ngôn ngữ” của nội tâm dưới dạng vô thức, ghi lại những ám ảnh, cảm xúc nào đó của nhân vật trong cuộc sống thường nhật. S. Freud chia giấc mơ thành hai phần: nội dung hiển hiện và nội dung tiềm ẩn. Nội dung hiển hiện là cảnh mộng mà người nằm mơ thấy được, bao gồm một hệ thống hình ảnh, tình tiết… có mối liên hệ với sự việc diễn ra ban ngày. Nội dung tiềm ẩn là một loạt ước muốn mà chính người nằm mơ cũng không thấy được, bao gồm những tình tự, xung động, khao khát…Đây chính là nguyên nhân sâu xa của giấc mơ. S. Freud đã nói rằng: “Việc giải đoán các giấc mơ là con
đường vương đạo dẫn tới tiềm thức”. Vì thế, họ dành cho giấc mơ nhiều sự
quan tâm để khám phá cái vùng đất vô thức bao la không thể tưởng tượng được và có một sức mạnh nể sợ. Tuy nhiên, mơ là hỗn hợp các mảnh vụn của trí nhớ và kiến thức mà bộ não thêu dệt nên nó hoàn toàn không phải là một thế giới xa lạ và riêng biệt mà in dấu ấn của con người - chủ thể giấc mơ. Qua giấc mơ, chúng ta cũng có thể khám phá thế giới nội tâm phức tạp và thẳm sâu của con người.
Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, hầu hết các nhân vật đều mơ, có khi rơi vào một giấc mơ triền miên không dứt. Cõi mơ tuy mênh mông nhưng đôi lúc còn hiển hiện hơn cõi thực, chiếm lĩnh không gian cõi thực tạo nên bầu không khí nhập nhằng thực ảo. Nhà văn cũng là người viết như mộng du đang chênh vênh trên một sợi dây. Thoạt kì thủy có sự lấn át của cái vô thức, Người đi vắng, Ngồi có sự xâm nhập của các giấc mơ và mộng du triền miên tạo nên một cõi khác chồng chất giấc mơ. Nhân vật là người mơ và lạc trong chính giấc mơ của mình. Vì thế mà cõi thường hằng và vô định đều xuất hiện giấc mơ. Thường hằng hay vô định, tức là hai trạng thái ở hai cõi đời khác nhau, cõi hiện thực cụ thể và cõi mênh mông sâu thẳm (một hiện thực khác trong cảm nhận) vượt xa cuộc sống hiện thực thường ngày với những gì mà con người thấy, nhận biết. Ở thế giới nào, giấc mơ của cũng
đều là dấu hiệu của sự tàn lụi, tan rã và sự rạn vỡ trong tâm hồn nhân vật. Nói một cách khác, giấc mơ hoang hoải là giấc mơ không bao giờ đạt được.