Những tình tiết “nhảy cóc”

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 79 - 82)

Trong nhiều tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bình Phương đưa vào một số sáng tác thơ. Ta có thể tìm thấy ở đó những hình ảnh thơ nhảy cóc:

“Khi tôi chết có chiếc kèn bằng lửa Cólásenxanhvềphủmặtchesương Nhữngngười chếtrấtchilàhayngượng

Đúng thế không nào bàn tay trái của tao…” [I.11; 191].

Tư duy thơ lạ, các hình ảnh thơ thay đổi đột ngột. Câu hỏi chen vào giữa chuyển mạch thơ sang một nội dung khác, từ cái chết (khi tôi chết, những

người chết) đến bàn tay (bàn tay trái của tao) không theo một logic nào.

Người đi vắng cũng xuất hiện kiểu “nhảy cóc” như vậy:

“Mắt ghì siết lấy mắt Mắt quỳ xuống

Một con đường

Mắt vỗ cánh bay từ bầu trời này sang bầu trời khác Hãy thương em em quá xa xôi

Trong tiếng thì thầm của mắt” [I.10; 517].

Hình ảnh mắt với các trạng thái (ghì siết, quỳ xuống, vỗ cánh, thì thầm) vừa ẩn vừa hiện, như một con người lại như một linh hồn, nó biến thiên trong cảm nhận. Xen vào tiếng thì thầm của mắt là tiếng van xin của một người con gái nào đó. Câu thơ: “Hãy thương em em quá xa xôi” của nhân vật trữ tình cất lên như nỗi niềm dâng tràn của cảm xúc được ghi lại một cách trung thành. Nhưng nội dung và hình ảnh thơ lại chệch ra khỏi “quỹ đạo bài thơ”. Tuy vậy, kiểu tư duy không liền mạch này không phải là hiếm trong thơ vì thơ mở ra khả năng liên tưởng dồi dào. Có lúc ta bắt gặp kiểu liên kết lỏng lẻo hai mạch suy tư: “Hình như Khẩn ở đây từ xa xưa, đã

bước mòn những bậc đá, rễ tùng nhưng chưa hề quen biết bất cứ một người đàn bà nào. Thật không nhỉ? Thật. Phía trước có một cái am nhỏ, một mùa

thu ta đã ngủ trong ấy suốt ba ngày và mơ thấy hòn đá hình Phật nằm” [I.11;

163]. Dòng trần thuật với điểm nhìn ở ngôi thứ ba (Khẩn) chuyển đột ngột sang hình thức đối thoại (Thật không nhỉ? Thật) và trần thuật ở ngôi thứ nhất (ta). Cách nhìn hướng nội đã lấn át, xóa nhòa khoảng trống các tình tiết “nhảy cóc”.

Ở Người đi vắng, những đoạn độc thoại và độc thoại nội tâm cũng hay được cài đặt nhiều tình tiết có ý nghĩa rất xa nhau: “Đền Xương Rồng

thờ một người đàn bà…Mặt Hoàn nóng rực tuồng như chỉ chút nữa sẽ bốc cháy. Phi đi con ngựa trắng lạc đàn của chị. Phi đi, đưa chị đến chân trời, xa hơn cả chân trời, đến nơi có những bông huệ trắng đứng dầm mình trong mưa…” [I.10; 413]. Lối viết lần theo dòng chảy ý nghĩ của nhân vật tạo nên

một chuỗi hình ảnh không “ăn nhập” (Đền Xương Rồng, người đàn bà, con ngựa trắng - xe máy, bông huệ trắng). Lời độc thoại của Hoàn đan xen lời trần thuật của tác giả tạo nên sự tự do cho liên tưởng. Đan cài vào độc thoại nội tâm ở Đội Cấn là những dòng thơ: “Người có học thường thâm hiểm,

chấp dai. Tôi nghĩ tiên sinh không phải hạng đó nhưng tôi vẫn day dứt… Dưới da là mắt mắt mở trừng trừng

Mắt ngự trên đầu tôi bên khóe miệng tôi

Mắt trong hơi thở giữa gan bàn chân…” [I.10; 517].

Đôi mắt như một điểm nhấn trong đoạn thơ nhưng sự xuất hiện của nó lại không ăn nhập gì với đoạn văn trên. Nó chen ngang vào mạch suy tư đầy day dứt của nhân vật.

Đối thoại Tính - Hưng (Thoạt kỳ thủy) vượt ra phạm vi một cuộc đối thoại thông thường:

“- Bố mẹ anh đâu?

- Đi bán cà cho ông Điện từ đời tám hoánh nào rồi. Mày thích nghe chuyện thằng Mỹ có nanh không?

- Tao chả thích ướt bao giờ - Mèo cũng thế

- Có mèo không? - Có” [I.9; 34].

Người hỏi và người đáp đều trong trạng thái mơ hồ, như kẻ mộng du lang thang trong mê đồ ý nghĩ. Hưng và Tính đã mất đi cảm quan về hiện tại, trong trí nhớ họ có một khoảng trống rất lớn (trí nhớ lùi lại rất xa so với bước đi của thời gian). Đang nói chuyện tắm lại nói về mèo một cách tự nhiên với câu hỏi vu vơ: “Có mèo không”. Đối thoại tạo ra “khoảng trắng” không đầu không cuối. Hỏi chỉ để hỏi chứ không có nhu cầu giải đáp.

Dòng suy tư trong vô thức của Tính chứa đầy các tình tiết “nhảy cóc”. Đang lầm lũi bước đi, nghe bà Liên nói chuyện mấy hôm nay toàn mơ thấy máu, Tính cũng rơi vào trạng thái miên man theo: “Mẹ mơ thấy máu, mẹ mơ

thấy máu. Chúng nó đi nhẹ nhẹ. Các bác ơi, các bác đi đâu đấy. Đường cứ bò ngoằn ngoèo. Con cú cõng con rắn khoang. Mắt chó vàng như trăng. Cũng đỡ lạnh một tí. Máu bị ốm. Chảy chậm quá thể. Không nhanh thì đen lại bây giờ. Nhiễu bay ngang về núi Hột. Sau đó nó đậu lên cái gì nhỉ. Đố anh Hưng biết đấy. Móm hết răng thì thành ông Thụy. Em đâm nát bét mặt trăng của chúng nó.” [I.9; 98]. Các hình ảnh chồng chéo, hiện lên lần lượt

như một sự liệt kê: máu, con cú, rắn khoang, trăng, nhiễu, anh Hưng, ông Thụy. Dòng suy tư của nhân vật không tuân theo một logic nào mà chảy tràn theo ấn tượng không hề được sắp đặt và theo cảm giác, trạng thái của nhân vật (lạnh, ốm, đâm nát bét).

Sự kết hợp các hình ảnh không có mối liên hệ logic hoặc mối liên hệ rất xa xôi cũng là một cách phá vỡ những khuôn mẫu tư tưởng và khơi dậy trong con người ý thức về khát vọng của riêng mình. Mặt khác, với sự xuất hiện của các tình tiết liên tưởng tự do (đan xen, nhảy cóc), dòng ý thức đã có được một hỗ trợ đắc lực để diễn tả sự chảy trôi liên tục nhưng cũng rất bất

định, không có một quy luật nào. Nó cất lên một cách tự nhiên, xóa hết dấu vết sự can thiệp của tác giả.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 79 - 82)