Những mảnh ký ức của thế giới “hiện hữu”

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 34 - 39)

Ở thế giới “hiện hữu” thường ngày, các nhân vật vẫn sống, hoạt động với công việc và làm tròn chức phận của mình. Tuy nhiên, ở trạng thái bình yên của tâm hồn, nhân vật dành thời gian lần trở về quá khứ ngọt ngào (Trí

nhớ suy tàn, Người đi vắng), hoặc cũng có khi quá khứ trở về ở mọi lúc, xô

dạt hiện tại, chiếm lĩnh cả khoảng không (Ngồi, Người đi vắng, Thoạt kỳ

thủy). Những mảnh vỡ ký ức có khi nhẹ nhàng, âm thầm cũng có khi triền

miên, không dứt trong đời sống nội tâm của nhân vật.

Dòng hồi ức được cảm nhận rõ nhất ở Trí nhớ suy tàn. Với tựa đề như vậy, tiểu thuyết gợi nhắc hai yếu tố là trí nhớ (ký ức) và sự suy tàn của

trí nhớ (thời gian). Trí nhớ hay kí ức trở thành một nỗi ám ảnh của nhân vật

- người con gái xưng Em không có tên gọi cụ thể cũng như sự chập chờn của kí ức vậy. Cô gái ấy chao đảo giữa hai người tình là Tuấn và Vũ. Các sự kiện chỉ diễn ra trong vòng mấy tháng trước sinh nhật lần thứ hai mươi sáu của cô nhưng hồi ức làm sống lại cả quãng đời tuổi thơ, đặc biệt từ ngày nhận lời yêu Tuấn cách đó sáu năm. Kỷ niệm không nhiều nhưng cảm giác và ấn tượng về quá khứ lại tràn ngập. Đó là cảm giác trống rỗng, chán nản của người ốm: “Năm xưa đã một lần ốm nằm bẹp trên giường mất hai tuần,

đầu óc bồng bềnh, chân tay bồng bềnh, mình làm mây, không cất lên trời để trôi nhưng vẫn cảm giác chuyển động” [I.8; 10]. Nhìn Quẩy - con bé giúp

việc, Em nhớ đến cảm giác “khác lạ” của mình khi bằng tuổi nó: “Mười lăm

tuổi như Quẩy bây giờ em đã cảm nhận được cái nhìn khác lạ của gã đàn ông mắt lé bán đồ điện cũ ở nhà đối diện…Mười bảy tuổi, lần đầu tiên một người con trai bước vào giấc mơ của em…” [I.8; 98]. Ngay cả khi nhớ đến

người bạn gái thân thiết năm xưa, là chủ hiệu cầm đồ bây giờ, Em vẫn gợi nhắc nhiều ấn tượng hơn là những sự kiện: “Dạo cấp hai nó nhút nhát, ăn

nói lí nhí, luôn nhìn xuống và chỉ chực lẩn vào góc tối” [I.8; 24] ; “Trở về với đứa bạn gái nhút nhát cần được che chở, trở về những mặt bàn gỗ rây mực loang lổ, những cuốn vở bé nhỏ với các ý nghĩ tinh khiết” [I.8; 114,

115]. Nhân vật Em luôn lưu giữ ấn tượng về sự nhút nhát của cô bạn gái, mặc dù bây giờ đã khác xa, chứng tỏ dấu ấn của quá khứ không dễ phai tàn trong trí nhớ. Nhưng phần lớn hồi ức trở về với hình ảnh của Tuấn - mối tình đầu mà Em tự nhận thấy điều đó rõ nhất: “Tuấn là một kỉ niệm, một kí

ức khó phai tàn cho dù không được chăm sóc thường xuyên” [I.8; 95]. Hình

ảnh Tuấn trở đi trở về trong kí ức của Em dù hiện hữu bên cô là Vũ. Nhìn cánh cổng cơ quan, Em nhớ đến cánh cửa địa ngục trong bộ phim cùng đi xem với Tuấn: Bước qua cổng sơn xanh của cơ quan, sực nhớ lần xem phim

cùng Tuấn thấy trên màn ảnh một hoàng tử loay hoay mở cửa địa ngục để tìm người yêu…” [I.8; 28]. Một không gian vắng vẻ cũng gợi nhắc hình ảnh

người yêu đầu tiên: “Giờ một người đang ở trong nắng, cách xa gần hai

nghìn cây số, ký ức tràn ngập…” [I.8; 58]. Có lẽ vì độ chênh lệch không

gian khiến tâm tưởng cũng bị xô nghiêng, chao đảo. Dòng hồi tưởng âm thầm tìm về lần gặp gỡ cuối cùng, lưu giữ lời từ biệt và lời hẹn trở về của Tuấn: “…lởn vởn đâu đó lời bày tỏ bâng quơ của Tuấn, cả những bước chân

bâng quơ không rõ từ thuở nào” [I.8; 20]. Giọng nói, bước chân của người

yêu như được đẩy xa thêm khoảng cách về thời gian khiến nó mơ hồ xa xăm như vang vọng lại từ miền sâu thẳm. Kí ức tưởng ngủ quên trong sự chao đảo giữa hai cuộc tình, nhưng thực sự nó lại có sức sống dai dẳng gặm nhấm tâm hồn. Cô gái hầu như chỉ sống miên man trong khoảng thời gian sáu năm về trước: “Cách đây sáu năm, cũng vào ngày này, dưới gốc cây này, đã nhận

lời với Tuấn, nhận sự gặp gỡ mềm mại, da diết” [I.8; 94]. Cây điệp vàng đã

ảnh gợi nhớ quá khứ. Nó đang hiện hữu, tức là quá khứ vẫn chưa thể xóa nhòa, mặc dù hiện tại, một người đã ở “bên kia quá vãng”, còn một người “trí nhớ đang suy tàn khủng khiếp”.

Trong Người đi vắng, ta cũng thấy dòng hồi tưởng thầm lặng này chảy trong tâm trí của nhiều nhân vật. Với Cương, Hoàn vẫn là một người tình ngọt ngào nhất, thậm chí anh cảm nhận được cả hơi thở của cô : “Rất

nhiều lần Cương và Hoàn đã ngồi cùng nhau ở chỗ này hàng tiếng đồng hồ, khi ấy cả hai đều ăn nói dè dặt vì sợ phá vỡ sự yên tĩnh xung quanh…lần nào Cương cũng lắng nghe tiếng thở của Hoàn, nó nhẹ nhàng mong manh nhưng quyến rũ…” [I.10; 466]. Trong anh vẫn luôn có hình ảnh của Hoàn ngày đầu

tiên hai người đến với nhau: “Ở Tân Cương, sau đêm diễn, Hoàn đã chủ

động đến với Cương có nhớ không? Hoàn chủ động hôn lên má Cương giữa bạt ngàn những cây chè…” [I.10; 510]. Nhân vật Hà, dù cố gắng đánh bóng

mình để che đậy con người nhà quê nhưng tâm trí vẫn không thể vượt thoát hàng rào ngăn cách đó. Càng cố gắng phủ nhận, nó càng thấy hiển hiện tuổi thơ: “Đang trở về vĩnh viễn một con bé túm tóc đuôi gà từng sục bùn dọc

sông Linh Nham móc cua về nấu canh, từng len lỏi vào rừng bẻ củi ra chợ bán và từng giữa trưa nắng hừng hực cắp rổ đi lấy rau vừng.” [I.10; 716]. Tuổi thơ đẹp nhưng lam lũ và bươn trải luôn lặng lẽ đi về trong hồi tưởng của Hà. Còn Kỷ - người con duy nhất có trách nhiệm và gắn bó với ngôi nhà cũ kỹ bao đời đã sống, cũng không thôi nhớ về những kỷ niệm ấm áp, cả nỗi đau khổ của gia đình mà ngôi nhà là chứng nhân: “Ngày bé, ở sau nhà, dưới

chân tường, Kỷ và Yến suốt ngày lọ mọ bắt công cống chơi…Ngày mẹ mất Kỷ trốn ra sau nhà áp mặt vào bức vách này ngửi mùi đất ngai ngái của nó…” [I.10; 564]. Tìm đến ký ức đó, nhân vật như được sẻ chia nhiều hơn,

được tìm thấy nguồn an ủi mà mình không có trong thực tại.

Ở Những đứa trẻ chết già, nhà văn lại để những người già sắp bước sang bên kia thế giới đắm mình vào dòng kí ức đã qua rất lâu. Đó là cụ

Trường với hồi tưởng khi cụ mười bốn tuổi gặp gỡ người đàn ông mặc áo kaki cũ, sặc mùi cồn I ốt và thuốc súng. Người đàn ông đã nhận là bác cụ đến để giao phó một nhiệm vụ thiêng liêng của dòng họ, nhiệm vụ mà cụ sẽ phải đánh đổi bằng cả cuộc đời. Đó là hồi ức xen lẫn cơn hôn mê của cụ Chẩn ở giờ hấp hối, khi cái chết đang cận kề : “Cụ Chẩn nhớ lại thời gian

mà mình đã sống. Ngôi làng trống hoác hiện ra…rồi cụ cắp sách đến trường…cụ lén lút đi giữa đêm để bắt gà hàng xóm…cụ nhập vào đám người đào ao thuê…” [I.7; 188], về vùng đất xa lạ, về gia đình người đàn ông kì

quặc, về cái việc lạ lùng mà chính cụ đã nhận làm khi đi đào ao thuê. Những sự kiện trong quá khứ ấy chắc chắn luôn đi bên cuộc đời của họ nên giờ phút cuối cùng, nó vẫn miên man sống trong dòng chảy hồi ức.

Từ cô gái hai sáu tuổi không tên (Em) đến những gương mặt rất cụ thể (Cương, Hà, Kỷ), từ người trẻ tuổi đến những người kết thúc một thế hệ, nhân vật nào trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đều khẳng định sự hiện hữu của mình bằng trạng thái hồi tưởng. Quá khứ làm họ sống dậy còn hiện tại thu nhỏ họ đi. Tuy những kí ức của họ không mãnh liệt nhưng lại rất khó “suy tàn”. Nó chỉ âm thầm, không mãnh liệt nhưng luôn hiện diện trong một góc khuất của tâm hồn.

Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thường sống phần lớn trong không - thời gian hồi ức. Bởi nó là trạng thái tiếp nối liên tục như những dòng chảy bất tận. Trong Người đi vắng, Thắng luôn ám ảnh về cuộc chiến: “Thắng xách khẩu AK nhảy vụt qua đống gạch, lăn xuống cái rãnh

nước sâm sấp, một loạt đạn sướt qua vai anh…” [I.10; 407]. Mặc dù đã qua

rất lâu, cuộc chiến mà anh có mặt vẫn như còn hiện hữu, sống động trước mặt. Ngay cả lúc anh đắm chìm trong làn da, mái tóc của Thư thì hơi thở

“dồn dập” mà anh nghe bên cạnh mình không còn là của Thư nữa. Nó đã

trở thành hơi thở “hấp hối buồn bã” dưới làn khói bom, đạn phá và phút chốc trở thành đối tượng cảm nhận hơn là lắng nghe: “Thắng nghe thấy hơi

thở dồn dập bên tai những hơi thở hấp hối buồn bã dưới bức tường đen sạm khói bom, nham nhở vì đạn phá” [I.10; 720]

Nhiều nhân vật lại sống triền miên trong thế giới vô thức và lắng nghe chỉ duy nhất tiếng nói của chính mình. Sự liền mạch trong dòng chảy của nhân vật lại chính là những hình ảnh ám ảnh được hiện lên nhiều nhất. Trong suy tư của Tính (Thoạt kỳ thủy) luôn có vầng trăng, máu, cảnh chọc tiết, bố gặm chén. Điều đó chứng tỏ nó đã trở thành những dấu vết hồi ức được lưu giữ trong cõi vô thức của nhân vật.

Còn Hưng trở về sau cuộc chiến với chấn thương tinh thần nặng nề, không thôi nghĩ về người mẹ đã mất: “Nếu mày là bướm thì đến đây. Nếu

mày là mẹ tao thì bay đi” [I.9; 69]. Khi trò chuyện với Tính, Hưng vẫn mê

man như đang nói chuyện cùng mẹ ngày xưa:“Mẹ tao về đấy…mẹ này, còn

cà không…” [I.9; 106]. Hình ảnh con bướm trắng được xem như sự vật gửi

gắm linh hồn của người mẹ. Những việc Hưng làm trở thành vô thức, còn mẹ mới là thực tại duy nhất của anh: “Hưng không nghe thấy gì. Trước mặt,

một con bướm trắng bay lảo đảo…Hưng nhìn theo con bướm, lẩm bẩm “Mẹ, mẹ” rồi cắp súng lao lên” [I.9; 144].

Khẩn (Ngồi) lại triền miên trong dòng hồi tưởng về Kim. Kí ức này tưởng như không bao giờ bị đứt đoạn. Không hề có thời gian, không gian xác định trong nỗi nhớ của Khẩn dành cho Kim. Nó len lỏi vào từng góc khuất tâm hồn Khẩn: “Đường đi của cái chén hằn vào tâm trí Khẩn những

nét nhằng nhịt, rối loạn. Nó làm thức dậy một không gian khác, nơi mình mơ thấy mình và Kim bất đồ đứng trước mặt một ông già…Mình kể đi kể lại với Kim giấc mơ đó mặc dù xem ra Kim không thích nghe” [I.11; 55, 56]. Lắng

tai nghe tiếng mưa thu “vàng óng ả như hổ phách”, Khẩn nhớ lần tỏ tình với Kim: “Ngày tỏ tình với Kim cũng là ngày mưa. Khi ấy mình mặc áo mưa

đứng ở giữa sân thấy Kim trên ban công đang nhìn mình với ánh mắt lạ lùng…Ngày ấy Kim mặc chiếc áo màu ngà với một đường viền nâu sẫm chạy

ngang qua ngực. Những giọt mưa màu hổ phách, như màu của ánh nến”

[I.11; 108]. Khi đưa Thúy đến đền Chử Đồng Tử, câu hỏi của Thúy gợi nhắc về Kim vì Kim cũng từng hỏi như thế “và Khẩn nhớ khi ấy mình vừa mừng

rỡ vừa lúng túng đưa mắt tìm nhưng không thấy một doi cát nào mơ mộng xứng với câu chuyện…” [I.11; 131]. Khẩn nghe câu hỏi của Thúy “thoang thoảng như gió vờn theo đường lượn của cát” mà “chỉ cảm thấy mình lắc đầu” và lại trôi trong kí ức về Kim “…mình hỏi đùa Kim, bây giờ vẫn là em hay là công chúa?...” [I.11; 133]. Hồi ức về Kim gắn liền với những kỷ niệm

đẹp. Đó là ngày Khẩn tỏ tình dưới mưa, ngày hai người đến đền Chử Đồng Tử, những không gian mơ hồ lãng mạn của kí ức. Dòng hồi tưởng hiện lên cùng với sự thay đổi điểm nhìn trần thuật: “Khẩn…mình” như trạng thái nhập dần vào câu chuyện của Khẩn.

Quá khứ để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí nhân vật khiến nó trở đi trở lại trong hồi tưởng đã làm nên dòng chảy bất tận của một chuỗi hình ảnh, sự kiện, cảm xúc. Dòng chảy ấy có khi bình lặng đi bên cuộc đời, rất khó “suy tàn”. Tuy nhiên ở nhiều nhân vật, kí ức lại là một thế giới lấn át cả thực tại. Họ sống phần lớn thời gian ở kí ức, có khi chỉ là một kí ức duy nhất.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w