Độc thoại nội tâm đa chiều

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 68 - 69)

Độc thoại nội tâm được xem là thành phần chủ yếu của lời văn nghệ thuật, nó đảm nhận chức năng biểu hiện thế giới tinh thần của nhân vật, cả

“các vận động chưa thành hình của tâm hồn con người” (Từ điển biểu

tượng văn hóa thế giới). Các tác giả Từ điển văn học định nghĩa độc thoại

nội tâm “là phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện tiếp quá

trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [II.19; 108]. Độc thoại nội tâm có hai loại

là nguyên thể và biến dạng. Nguyên thể là những lời trực tiếp bên trong không bộc lộ thành âm thanh. Có những dấu hiệu hình thức rõ ràng như: gạch đầu dòng, để trong ngoặc kép, kèm theo cụm từ cố định: nhủ thầm, tự

nhủ trong lời trần thuật. Dạng biến thể tồn tại dưới hình thức lời nửa trực

tiếp, đối thoại tưởng tượng, dòng ý thức, nhật ký, thư từ…Trong Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, GS Đặng Anh Đào đã phân

biệt độc thoại và độc thoại nội tâm. Nếu độc thoại gắn liền với hành động thì độc thoại nội tâm lại mang tính chất thuần túy hướng nội và tính tức thì của dòng tâm tư, “thông báo một ý nghĩ giữa lúc ý nghĩ đó đang hình thành” (P. Lìevre). Tức là độc thoại nội tâm thể hiện được cái đang diễn ra trong nội

tâm nhân vật. Vì thế tạo nên tính tự nhiên và chân thực của đời sống nội tâm. Các nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện hai kiểu độc thoại nội tâm: trong ý thức và vô thức.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 68 - 69)