Nhận thức của ng−ời tiêu dùng Việt Nam với quảng cáo:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược quảng cáo của tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (Trang 65 - 67)

I. Đánh giá về quảng cáo tại Việt Nam

1.5Nhận thức của ng−ời tiêu dùng Việt Nam với quảng cáo:

Tuy Quảng cáo chỉ mới xuất hiện trở lại ở Việt Nam từ năm 1990 trở lại đây trong đời sống kinh tế tiêu dùng của ng−ời Việt Nam nh−ng theo nghiên cứu mới nhất của giới chuyên nghành, ng−ời tiêu dùng Việt Nam đã hội nhập rất nhanh với xu thế thời đạị Theo kết quả nghiên cứu của 1000 ng−ời tiêu dùng Việt Nam thuộc mọi giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải D−ơng và Vĩnh Long tiến hành vào cuối năm

Lớp: Marketing 44b

66

2002 đến đầu tháng 2/2003 bởi công ty Quảng cáo Leo Burnett Việt Nam phối hợp với công ty nghiên cứu thị tr−ờng NFO Vietnam cho thấy một số nhóm ng−ời tiêu dùng lĩnh hội và cảm nhận các bản tin, hình thức quảng cáo ở ngang mức giới tiêu dùng ở vài thị tr−ờng láng giềng đã quá quen thuộc với Quảng cáo từ nhiều thập niên tr−ớc nh− Malaysia và Thái Lan. Trong cuộc nghiên cứu này ng−ời ta phát hiện ra 3 đặc điểm về ng−ời tiêu dùng Việt Nam liên quan đến Quảng cáo:

Sự tiếp nhận nhanh thông tin Quảng cáo: Ng−ời tiêu dùng Việt Nam khi đ−ợc xem khoảng 50 khúc phim Quảng cáo ngắn trên truyền hình thuộc mọi nguông gốc sản xuất nội địa và ngoại quốc, giới thiệu sản phẩm bằng những hình ảnh, lời Quảng cáo từ mức bình th−ờng đến mức rất chìu t−ợng thì kết quả cho thấy 6/10 ng−ời tiêu dùng Việt Nam đều nắm trọn bản tin.

Hai là, Ng−ời tiêu dùng Việt Nam th−ờng yêu nhân vật trong các đoạn phim Quảng cáo sau đó mới dùng lý lẽ để giải thích tại sao họ thích khúc Quảng cáo ấy và sản phẩm âỵ

Ba là, Ng−ời tiêu dùng Việt Nam bắt đầu mua sản phẩm vì biết đến th−ơng hiệụ Họ tỏ ra sành sỏi hơn trong chuyện mua sắm, trong việc cảm nhận các Quảng cáo vì họ đã bắt đầu sành điệu hơn về th−ơng hiệụ Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy sự nhận thức về Quảng cáo giữa ng−ời miền Bắc và miền Nam không có sự khác biệt nhiều mà chỉ có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị khi mà ng−ời thành thị nhận thức tốt hơn ng−ời nông thôn rất nhiều

Trong giai đoạn hiện nay những Quảng cáo ít lời nh−ng thú vị th−ờng gây đ−ợc sự chú ý của ng−ời tiêu dùng Việt Nam hơn là các Quảng cáo dùng quá nhiều lời thuyết minh, phóng đại quá mức về sản phẩm. Những Quảng cáo đ−ợc ng−ời tiêu dùng Việt Nam cảm nhận và thích thú nhất là quảng cáo của Heineken( trong nhà hàng Nhật), Tiger beer( cuộc tìm kiếm), Nescafe ( Cuộc sống hàng ngày của một thành viên trong xã hội), Ercsson( Buổi hoà nhạc) và YoMost ( đi cắm trại), đó là những đánh giá của ông Richard Burrage giám

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Ngọc Khuê

Lớp: Marketing 44b

67

đốc điều hành của công ty NFO Vietnam. Còn theo ông Phil McDonald thì “ Ng−ời tiêu dùng Việt Nam biết th−ởng thức các khúc Quảng cáo hay và d− khả năng nắm bắt bất cứ kiểu cấu trúc sáng tạo quảng cáo nào”. Cũng theo các chuyên gia này thì chỉ sau 10 năm nữa thì ng−ời tiêu dùng Việt Nam sẽ đạt mức tự vệ chống lại các cơn m−a quảng cáọ Tức là ng−ời tiêu dùng Việt Nam sẽ có khả năng tự chủ tr−ớc các Quảng cáọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược quảng cáo của tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (Trang 65 - 67)