III. Một số ý nghĩa đối với việc xây dựng giai cấp côngnhân Việt Nam rút ra từ nghiên cứu giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển
1. Khái quát về giai cấp côngnhân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng GCCN trong quá trình hội nhập quốc tế
1.4. thức, tâm trạng chính trị
Hiện nay công nhân nước ta đã năng động trong công việc, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, nhanh chóng tiếp thu những thành tựu KHKT và công nghệ hiện đại và đã bắt đầu hình thành ý thức về giá trị kinh tế của bản thân thông qua lao động. Vị thế giữa công nhân doanh nghiệp nhà nước và công nhân doanh nghiệp ngoài nhà nước không còn cách biệt nhiều. Tâm lý lấy lợi ích, nhu cầu thiết thân làm động lực phấn đấu là nét mới đang từng bước trở thành phổ biến trong công nhân. Sự quan tâm hàng đầu của công nhân là việc làm, thu nhập tương xứng với lao động của họ bỏ ra.
145
Mong muốn có được sức khoẻ, đất nước ổn định và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, dân chủ, công bằng xã hội được thực hiện, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi, có đủ việc làm. Họ muốn được học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, được đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng. Công nhân lao động bất bình về tình trạng mất dân chủ, tệ quan liêu, lãng phí, tham những, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội.
Có thể thấy rằng, bắt nhịp với tốc độ phát triển của đất nước, GCCN Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể, thể hiện qua những biến đổi về cơ cấu, số lượng, chất lượng. Mặc dù vậy, so với nhu cầu phát triển của đất nước thì GCCN Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế nhất định:
Thứ nhất, GCCN nước ta không những bất cập so với yêu cầu phát triển chung của thời đại mà đang thực sự bất cập với chính yêu cầu phát triển của bản thân sự nghiệp CNH, HĐH. Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của công nhân lao động còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và đang mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động kỹ thuật giữa các bộ phận công nhân. Rõ nét nhất là tình trạng thiếu nghiêm trọng chuyên gia kỹ thuật và cán bộ quản lý giỏi, thiếu công nhân có trình độ tay nghề cao, trong khi đó thừa lao động giản đơn.
Thứ hai, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của một bộ phận công nhân nước ta còn hạn chế, ý thức chính trị, ý thức giác ngộ giai cấp chưa được nâng cao. Những mặt trái của cơ chế thị trường, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới khiến một bộ phận công nhân lo lắng nhiều đến những vấn đề thiết thực trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề lâu dài, có tính chiến lược như lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của GCCN. ý thức chính trị của công nhân có lúc, có nơi còn mờ nhạt, nhận thức của công nhân về luật pháp hạn chế. Tỷ lệ đảng viên, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đoàn viên công đoàn trong công nhân lao động còn thấp, nhiều công nhân lao động có biểu hiện phai nhạt về chính trị, không thiết tha phấn đấu vào Đảng. Theo thống kê của Ban Tổ chức Trung ương, tỷ lệ công nhân được kết nạp Đảng trong tổng số đảng viên mới được kết nạp năm 2003 là 7,69%, năm 2004 là 8,18%, năm 2005 là 6,87%.
Thứ ba, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân đang tồn tại nhiều vấn đề. Nước ta hiện nay thuộc nhóm quốc gia có số lượng lao động thất nghiệp cao nhưng cường độ làm việc của công nhân tại các doanh nghiệp nhìn chung lại rất căng thẳng do hầu hết các doanh nghiệp đều tăng ca để bảo đảm kế hoạch tăng doanh thu. Trong khi đó lương của người lao động nhất là người lao động trực tiếp rất thấp không đảm bảo được mức sống tối thiểu cho họ.
ở hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa tạo ra những điều kiện đảm bảo sinh hoạt văn hóa tối thiểu cho công nhân. Theo một kết quả điều tra xã hội học tại Bình Dương có đến 71,8% công nhân không hề đến rạp chiếu phim, 88,2% không đi xem ca nhạc, 84,7% không đi xem thi đấu thể thao, 95,3% chưa từng đến sinh hoạt tại các câu lạc bộ, 91,8% không bao giờ đến các nhà văn hóa tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa tinh thần, 89% giải trí bằng tivi, 82,4% bằng nghe đài, chỉ có 1,2% sử dụng Internet. Nguyên nhân của tình trạng trên là do công nhân không có đủ thời gian và bản thân các khu công nghiệp cũng không có đủ cơ sở vật chất để đáp ứng.
Thực trạng trên đây đã dồn nén làm bùng nổ các cuộc đình công lan rộng và rất khó kiểm soát như hiện nay. Xu hướng cho thấy các vụ đình công tự phát ngày càng gia tăng và lan rộng, tính chất gay gắt phức tạp khó lường. Đình công trở thành hiện tượng phổ biến ở tất cả các thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 6,9%, doanh nghiệp tư nhân 30%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất 66,5%(79). Nguyên nhân của các cuộc đình công phần lớn đều xuất phát từ phía người sử dụng lao động không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật. Không trả lương đúng bảng lương đã đăng ký, tự ý thay đổi định mức lao động, sa thải công nhân vô cớ, hà khắc trong quản lý điều hành, điều kiện lao động không bảo đảm vệ sinh tối thiểu, tiền phụ cấp độc hại thấp, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ cho công nhân, v.v...
(79)
Tài liệu Hội thảo khoa học về Nâng cao đời sống văn hóa – tinh thần cho
147
Thứ tư, vai trò của tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong phong trào công nhân chưa tương xứng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng, cơ cấu của GCCN.
Công tác phát triển Đảng trong công nhân rất chậm, không có mục tiêu, kế hoạch, định hướng chiến lược cụ thể. ở hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân đều không muốn hoặc không quan tâm đến việc xây dựng các tổ chức đảng. Những nơi có tổ chức đảng thì lúng túng trong công tác tổ chức và phương thức hoạt động. Chất lượng đảng viên, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng cơ sở trong các doanh nghiệp loại hình này đa phần là yếu kém.
Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên trong phong trào công nhân cũng đang nổi lên nhiều vấn đề bức xức. Đoàn, Hội là lực lượng xung kích và là trường học giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên công nhân, nhưng nhiều năm qua, tổ chức Đoàn, Hội cũng chưa có bước chuyển thích hợp. Hình thức tổ chức và tập hợp thanh niên công nhân của đoàn, hội chưa thực sự hấp dẫn, chưa phù hợp với cuộc sống và nhu cầu của tuổi trẻ trước những thay đổi phong phú, đa dạng của đời sống thực tiễn. Vai trò của tổ chức Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên công nhân còn rất mờ nhạt trong nhiều cuộc đình công tự phát liên tiếp diễn ra trong các doanh nghiệp thời gian qua.
Họat động công đoàn đang đứng trước những thách thức rất lớn nhất là tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động của các tổ chức công đoàn vẫn mang đặc trưng chung của thời bao cấp, bệnh hình thức chủ nghĩa vẫn là phổ biến. Nhiều tổ chức công đoàn chưa thực sự đứng về phía những người lao động bởi cán bộ công đoàn do doanh nghiệp trả lương, làm việc không chuyên trách dưới sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của chủ doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn đang có dấu hiệu thoát ly khỏi phong trào công nhân, không gắn và chưa thực sự đại diện cho lợi ích chính đáng của công nhân.
Thực trạng phát triển của GCCN Việt Nam hiện nay, như đã trình bày, đã và đang đặt ra những vấn đề mới về sứ mệnh lịch sử của nó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Đại hội VI của Đảng (1986) khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đồng thời mở ra bước ngoặt trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Xác định phương hướng và nội dung của quan hệ đối ngoại trong thời kỳ mới, Đại hội chỉ rõ: “Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng XHCN; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và KHKT với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi”.
Đi theo hướng này, Luật đầu tư nước ngoài được thông qua năm 1987, tạo nền tảng pháp lý thuận lợi để nước ta mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thu hút nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế. Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) tuyên bố đường lối đối ngoại rộng mở “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, mở ra bước đột phá trong chủ trương hội nhập quốc tế. Đại hội xác định nguyên tắc cơ bản trong HNKTQT Là: “mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi”(80).
Đường lối hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới tiếp tục được BCHTƯ và Bộ Chính trị bổ sung, cụ thể hơn. Nghị quyết của Hội nghị TƯ 3 (khóa VII, tháng 6/1992) nhấn mạnh chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trong đó “cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết ở châu á - Thái Bình Dương”.
Đại hội Đảng VIII (1996) nêu chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Đại hội IX đã bổ sung, hoàn thiện và phát triển đường lối hội nhập quốc tế khi xác định: “Chủ động HNKTQT và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo
(80) ĐCS Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. CTQG, Hà
Nội. 1991, tr.119
(81)
ĐCS Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.
149
đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. Nhằm cụ thể hoá chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 07-NQ/TW (27/11/2001) về HNKTQT, trong đó làm rõ hơn mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung và nhiệm vụ cụ thể của HNKTQT, trong đó nhấn mạnh: “Chủ động HNKTQT nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”(82). HNKTQT được đặt trong mối quan hệ mật thiết với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
Chủ trương chủ động HNKTQT và khu vực là một nội dung cốt lõi trong đường lối chiến lược hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn hiện nay. Nó cho phép kết hợp một cách hiệu quả tiềm năng, nguồn lực trong nước với những nguồn lực bên ngoài nhằm tạo sức mạnh tổng hợp quốc gia, góp phần giải quyết thắng lợi những nhiệm vụ lịch sử của sự nghiệp cách mạng nước nhà trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đây thực sự còn trở thành một quyết sách chiến lược hàng đầu nhằm thích ứng với những thay đổi sâu sắc ở khu vực và trên thế giới dưới tác động của xu thế TCH hiện nay. Toàn bộ điều đó tác động mạnh đến sự phát triển và yêu cầu xây dựng đội ngũ GGCC nước ta.
Quá trình hội nhập quốc tế, nhất là về kinh tế của nước ta tuy được thực hiện trong thời gian chưa dài, nhưng có thể thấy rõ những thành tựu chủ yếu trên một số mặt cụ thể, có tác động đến sự biến đổi của GCCN ở nước ta:
Trước hết, nước ta đã mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với nhiều nước và khu vực. Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế chủ chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho HNKTQT đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả hơn. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 177 quốc gia, trong đó có tất cả các nước lớn trên thế giới; trong đó bao gồm tất cả các nước lớn, có quan hệ thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên chính thức của tất cả các tổ chức quốc tế lớn, các tổ chức và định chế
(82)
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Bộ chính trị số 07/NQ-TƯ về hội
thương mại, tài chính chủ chốt ở khu vực cũng như trên thế giới. Hoạt động đối ngoại
phục vụ phát triển kinh tế được Việt Nam đặc biệt quan tâm thúc đẩy và đạt những thành tựu rất khích lệ, góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong việc nắm bắt những cơ hội mới trong quá trình HNKTQT. Sau gần 3 năm chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công về phát triển kinh tế đối ngoại. Đến năm 2008, Việt Nam đã thu hút được hơn 8 nghìn dự án FDI với tổng số vốn đăng ký vượt trên 100 tỷ USD. Bên cạnh các thị trường chủ lực là Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, hiện nay hàng hóa Việt Nam đã vươn ra củng cố thế đứng trên nhiều thị trường khác như Nga, Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Phi...
Nhờ quá trình hội nhập, Việt Nam ngày càng năng động tiếp thu KHCN, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh. Về khách quan, hội nhập quốc tế buộc các doanh nghiệp nước ta phải thường xuyên đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Tăng cường tiếp cận và tích cực áp dụng những thành tựu KHKT công nghệ mới nhất của thế giới trở thành vấn đề mang ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.
Quá trình hội nhập quốc tế cũng góp phần to lớn vào việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số lượng đáng kể cán bộ KHKT, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh được đưa đi đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài. Các dự án FDI hoặc liên doanh liên kết với nước ngoài cũng là nơi đào tạo quan trọng cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân công Việt Nam.
HNKTQT đã và đang từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, tạo tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mở cửa, hội nhập buộc các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế phải nhập cuộc với sự cạnh tranh quốc tế. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp, vì cạnh tranh buộc họ phải nỗ lực vươn lên để tồn tại và phát triển, mặt khác nếu doanh nghiệp yếu kém, không vượt lên được trong cạnh tranh thì sẽ bị đào thải, nhường chỗ cho doanh nghiệp mới năng động và có khả năng vươn lên hơn ở những ngành, lĩnh vực mà chúng ta có lợi thế so