I. Sự thay đổi cơ cấu, số lượng và chất lượng của giai cấp côngnhâ nở các nước tư bản phát triển
3. Sự phát triển về trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật của giai cấp công nhân ở các nước tư bản
Tại các nước TBPT, trỡnh độ văn hóa KHKT chuyên môn nghiệp vụ của quảng đại quần chúng lao động nói chung và của GCCN nói riêng đó nõng cao rừ rệt. Cựng với việc nõng cao trỡnh độ văn hóa của đại đa số công nhân, tỷ lệ công nhân có trỡnh độ tri thức và kỹ thuật chuyên môn lành nghề cũng tăng lên mạnh mẽ. Trong 30 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, công nhân tri thức chiếm từ 60% - 70% lực lượng lao động, tiêu biểu là Mỹ, Canađa, Tây Âu và Nhật Bản.
Bộ phận công nhân "cổ trắng" chủ yếu là lực lượng công nhân trẻ, có trỡnh độc học vấn, tay nghề, thu nhập cao so với các bộ phận công nhân khác, nhiều người trong số đó có cổ phần trong các công ty tư bản (ở Mỹ có khoảng 30 triệu công nhân có cổ phần, ở Anh khoảng 8 triệu). GCCN hiện đại ở Mỹ và Canađa cú trỡnh độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cao. Công nhân Mỹ được đánh giá là có trình độ cao nhất trên thế giới, lực lượng lao động của Mỹ có 106,5 triệu người, trong đó có hơn một nửa công nhân đang làm việc có trình độ cao đẳng và đại học trở lên (53,5%), lực lượng công nhân có trình độ văn hóa chưa hết trung học tiếp tục giảm xuống 11, 9% tức là gần 1/8 số người đang làm việc(24) và hiện nay là 10% (2008). Tại Canađa, công nhân có trình độ cao đẳng và đại học trở lên là 30%. Trình độ văn hóa, KHKT và chuyên
(24)
67
môn của lực lượng lao động nói chung và GCCN nói riêng ở Nhật Bản, Pháp, Anh, Đức, Italia, cũng gần tương đương với Mỹ.
Công nhân Bắc Âu cú trỡnh độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cao, đồng thời có mức sống cao hơn so với trước đây: khoảng 40% có trỡnh độ đại học hoặc cao đẳng. Để đạt được tỷ lệ này, các nhà nước Bắc Âu thực hiện quyền được hưởng giáo dục trung học miễn phí, sau đó ứng trước một khoản cho người lao động để học nghề và nâng cao trỡnh độ. Do có sự ổn định cao về chính trị - xó hội, giáo dục phát triển nên lực lượng lao động có trỡnh độ KHCN và tay nghề khá cao. Các nước này đều chiếm những vị trí hàng đầu về giáo dục và đào tạo bậc cao, đặc biệt là Phần Lan từ nhiều năm nay luôn đứng ở vị trí số 1 về mặt này. Họ luôn chú trọng vào giáo dục bậc cao, bên cạnh đó là các chương trỡnh đào tạo nghề nghiệp hiệu quả. Nhờ đó mà lực lượng lao động có tay nghề cần thiết cho tiếp thu và cải tiến công nghệ luôn được tăng cường. Đồng thời, các nước này đều gắn kết một cách chặt chẽ hiệu quả các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm dạy nghề với doanh nghiệp; tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm triển khai và ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu khoa học và đào tạo vào sản xuất hàng hoá và dịch vụ (phổ biến cụng nghệ), kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết lý luận với thực tế thực hành, gắn giỏo dục và đào tạo với việc làm, tăng cường kết hợp học tập với sản xuất. Nhỡn chung, hầu hết cỏc nước trên thế giới hiện nay đều đi theo cách tiếp cận này đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Chẳng hạn, Thuỵ Điển đũi hỏi học sinh ngay từ cấp 3 đó phải dành 15% thời gian để làm việc tại công xưởng, công sở. Đan Mạch theo đuổi mô hỡnh "Doanh nghiệp nhà trường", trong đó người học được tham gia sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Đây được coi là một phần của quá trỡnh học tập. Tất cả những kết hợp nờu trờn khụng chỉ là phương pháp dạy kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai, mà cũn là cỏch thụng qua thực tập làm việc và sản xuất để học tập, tạo kỹ năng nghề nghiệp cũng như khả năng thích ứng linh hoạt với môi trường kinh tế rất năng động của nền Kinh tế tri thức.
Do nhận thức được vai trũ của nguồn lực ngày càng trở nờn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chính phủ các nước Bắc Âu đó quan tõm đến các yếu tố cấu thành của giá trị hàng hóa sức lao động bằng việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
những người lao động. Có hai tác động tạo nên mức sống khá giả của công nhân Bắc Âu. Thứ nhất, các nước Bắc Âu có nền sản xuất đạt trỡnh độ xó hội húa cao với năng xuất lao động thuộc tốp đầu của thế giới. Thứ hai, chính sách kinh tế thị trường xó hội và sự vận dụng khỏ triệt để lý thuyết xó hội húa phõn phối: Nhà nước vẫn khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân nhưng điều chỉnh lại bằng thuế thu nhập. Sự điều chỉnh của nhà nước đóng vai trũ lớn trong điều tiết và bảo đảm mức sống của người lao động theo nguyên tắc: vừa phát huy tính tích cực của thị trường, sự linh hoạt của sở hữu tư nhân, lại vừa không để xuất hiện những chênh lệch lớn trong xó hội.
Công nhân Nam Âu có chất lượng học vấn được cải thiện đáng kể. Ví dụ ở Tây Ban Nha, tỷ lệ tốt nghiệp đại học và cao đẳng tăng nhanh. Số năm đi học trung bỡnh của mỗi người trong độ tuổi lao động đó tăng từ 7,3 năm (1990) lên 10,6 năm (2005) - một sự gia tăng nhanh nhất trong các nước OECD. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có học vấn từ trung học trở lên ở Tây Ban Nha vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức trung bỡnh của các nước phát triển ở châu Âu (xem bảng 10).
Bảng10 : Học vấn của lực lượng lao động Tây Ban Nha
2000 2001 2002 2003 2004 Mù chữ (%) 0,5 0,5 0,4 0,4 0,4 Mù chữ (%) 0,5 0,5 0,4 0,4 0,4 Tiểu học (%) 25,2 23,5 22,2 20,4 18,9 Trung học (%) 46,5 47,4 48,1 49,5 49,9 Đại học (%) 27,8 28,7 29,3 29,7 30,8
Nguồn: OEP (2005), dẫn theo Nguyễn Quang Thuấn (chủ biên), Tây Ban Nha 20 năm hội nhập Liên minh châu Âu: Thành tựu và kinh nghiệm, Nxb Khoa học xó hội, Hà Nội 2009.
69
Số lượng các nhà khoa học, kỹ sư tính trên triệu dân của các nước TBPT cũng
lớn hơn nhiều so với các nước khác. Tỷ lệ này cao nhất ở Nhật Bản là 3.548, sau đó là Mỹ - 2.685, châu Âu - 1632, Mỹ Latinh - 209, các nước ảrập - 202, các nước châu á (trừ Nhật Bản) - 99, châu Phi - 53(25). Số nhà khoa học và kỹ sư mỗi năm mà Mỹ đào tạo được là 400 nghìn, Trung Quốc - 337 nghìn, ấn Độ – 316 nghìn, Nga – 216 nghìn, Hàn Quốc - 97 nghìn, Đài Loan - 49 nghìn, Israel- 14 nghìn, Singapore- 5,6 nghìn. Hiện nay, đội ngũ cán bộ khoa học (bằng đại học và sau đại học) ở Mỹ có trên 10 triệu người, EU có 700 nghìn. Hơn 400 nghìn nhà khoa học, kỹ sư đang làm việc ở Mỹ, Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị cho “cuộc chạy đua chất xám”, từ năm 1997- 2000, số lượng tiến sĩ được đào tạo tăng gấp 2 lần. Trong nền kinh tế thông tin, đầu tư chủ yếu của xã hội nhằm vào việc nâng cấp con người về mặt tài năng và kỹ năng mà Nhật Bản là ví dụ điển hình của sự đầu tư nâng cấp con người thành công nhất. Ngành giáo dục của nước này đã thắng lợi ở ngay việc đào tạo được những con người mà xã hội và thời đại đòi hỏi (Việt Nam có khoảng 1,8 triệu người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có 16 nghìn thạc sĩ, 14 nghìn tiến sĩ)(26). Vai trò của khoa học ngày càng được tăng cường trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Nó là điều kiện cần thiết để đưa các LLSX lên một bước phát triển mới. Không ngẫu nhiên mà nước Mỹ trở thành một cường quốc khoa học. Chiến lược thu hút “chất xám” của họ như thanh nam châm lớn “gom” được hầu hết những người có kỹ năng chuyên môn cao trên thế giới. Mỹ đào tạo tới 1/3 tổng số lưu học sinh cho tất cả các nước.
Cùng với việc nâng cao trình độ văn hóa của đại đa số công nhân, tỷ lệ công
nhân có trình độ kỹ thuật chuyên môn lành nghề cũng tăng lên mạnh mẽ. ở phần lớn các nước TBPT tỷ lệ loại công nhân này là khoảng 50%. Đối với những công nhân kỹ thuật chuyên môn lành nghề cao, tính chất lao động của họ là lao động sáng tạo, lao động trí tuệ. Trình độ văn hóa cao, trình độ chuyên môn lành nghề cao và tỷ lệ lao động trí óc sáng tạo là những yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau. Không phải ngẫu nhiên cả 3 yếu tố này đều xấp xỉ 50% ở các nước tư bản. Trình độ văn hóa thấp, lao động không lành nghề, lao động giản đơn ngày càng bị thu hẹp và chiếm một tỷ lệ ngày càng nhỏ bé trong các nước TBPT. Cụ thể, ở Mỹ lao động chân tay giảm từ 50%
(25)
Paul Kennedy, Chuẩn bị cho thế kỷ XXI, H, 1995, tr 307
(26)
Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb CTQG, H 2005, tr 83-84.
năm 1950 xuống có 20 % năm 1990 và đến năm 2000 chỉ còn ít hơn 10%(27). Tương ứng với những điều này là tỷ lệ công nhân “cổ trắng” ngày càng tăng nhanh và chiếm ưu thế về số lượng so với tỷ lệ công nhân “cổ xanh”. Tại Mỹ năm 1990 có 35,5 triệu công nhân “cổ trắng” và 27,8 triệu công nhân “cổ xanh”. Trong khoảng thời gian từ 1986-2000, tỷ lệ công nhân “cổ xanh” của Tây Đức giảm từ 67% xuống còn 47%. Cùng thời gian này số lượng công nhân “cổ trắng” ở Pháp cũng tăng lên 2 lần. Về tố chất, theo một điều tra vào cuối thập niên 90, trong các nước châu á, công nhân Nhật Bản đứng vị trí số 1, Đài Loan đứng vị trí số 2, Singapore đứng vị trí số 3(28).
Điều tra của Liên hiệp công đoàn Nhật Bản (RENGO) năm 1999 cũng chỉ ra rằng, một công nhân Nhật Bản phổ thông trong những ngành công nghiệp sản xuất không sợ công nghệ thông tin hoặc các hoạt động sáng tạo công nghệ khác(29). 75,4% công nhân sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô nói rằng, tự động hoá cải thiện công việc của họ(30). Nhìn chung, công nhân Nhật bản có tinh thần học hỏi và đón nhận sự đào tạo và phát triển cao hơn: 59,3% công nhân trong ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản nói họ đang nỗ lực học hỏi kỹ năng cao hơn(31), 60,8% nói rằng học muốn có thêm cơ hội đào tạo(32). 55,7% công nhân cổ trắng tán thành rằng, người lao động ngày nay cần phát triển những kỹ năng mà họ có thể sử dụng không chỉ ở một mà là nhiều công ty khác nhau(33). 70,7% đồng ý rằng, người lao động ngày nay cần có kế hoạch việc làm cho bản thân, chức không nên trông chờ mù quáng vào chính sách việc làm của các công ty(34). 22,8% nói rằng họ muốn quay lại các trường nghề và trường đại học(35).
Như vậy có thể thấy từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ở các nước TBPT, công nhân hiện đại đã chiếm tỷ lệ vượt trội so với công nhân truyền thống.
(27)
Peter F.Drucker, Xã hội hậu tư bản, H,1995, tr50.
(28)
Zhongwai guanli, Tình thế, chính sách, lý luận và kinh nghiệm mà doanh
nghiệp phải đối mặt, Tạp chí Quản lý trong và ngoài nước (Trung Quốc), 11/1999, tr.67
(29)
Takashi Kawakita, Sự thay đổi nhận thức của công nhân Nhật Bản trong điều kiện toàn cầu hoá (Changing attitudes of Japanese workers under globalization), Actes du GERPISA, no.30, bảng điều tra số 5, tr.87
(30) Sách đã dẫn, tr.92 Sách đã dẫn, tr.92 (31) Sách đã dẫn, tr.93 (32) Sách đã dẫn, tr.93 (33) Sách đã dẫn, tr.93 (34) Sách đã dẫn, tr.93 (35) Sách đã dẫn, tr.93
71
Những biến đổi này đã đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp cho PTCS- CN ở các nước TBPT nói riêng và PTCS-CNQT nói chung.