Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và cách mạng trong lực lượng sản xuất làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu thành phần trong giai cấp công

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay Thực trạng và triển vọng pot (Trang 40 - 59)

I. Sự thay đổi cơ cấu, số lượng và chất lượng của giai cấp côngnhâ nở các nước tư bản phát triển

1. Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và cách mạng trong lực lượng sản xuất làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu thành phần trong giai cấp công

sản xuất làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu thành phần trong giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển

Trong điều kiện cách mạng KHCN và xu thế TCH, xét trên quy mô toàn thế giới, số lượng công nhân trên thế giới vẫn đang tăng lên một cách tuyệt đối. Nếu cuối thế kỷ XIX số lượng công nhân trên thế giới chỉ khoảng trên 10 triệu, thỡ cuối thế kỷ XX đó tăng lên trên 660 triệu và đến nay là trên 800 triệu (năm 2008). Số lượng công nhân trong tổng số lao động làm thuê tăng lên. Nếu như năm 1950 tỷ trọng lao động làm thuê ở các nước tư bản trong tổng số dân cư chiếm 69%, thỡ đến năm 1980 tỷ lệ này là 81,8%, hiện nay là 86 %. Tỷ lệ đó ở Anh là 79,6%, Mỹ - 77%, Canada - 76,3%, Đức - 75% (12).

Do sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và việc nõng cao vai trũ của tri thức từ nhiều thập niờn qua, nờn đó xuất hiện sự mềm hoá về kết cấu ngành nghề

(12)

41

trong sản xuất và tỏi sản xuất xó hội. Tỷ trọng đầu tư lao động cơ bắp và tài nguyên vật chất giảm tương đối, cũn tỷ trọng đầu tư lao động trí óc và đầu tư cho KHCN tăng lên nhiều. Ở các nước TBPT là nơi thể hiện sớm và tập trung nhất xu hướng này: tỷ lệ lao động chân tay giảm mạnh từ 80% lao động toàn xó hội xuống cũn khoảng 20%, trong khi đó tỷ lệ lao động trí óc dần thay thế lao động cơ bắp và trở thành chủ lực trong các ngành nghề.

Chính sự phát triển của KHCN đó dẫn đến yêu cầu cơ cấu lại về kinh tế trong các ngành và lĩnh vực theo hướng hiện đại, từ đó làm cho lao động không lành nghề, lao động giản đơn ngày càng bị thu hẹp và chiếm một tỷ lệ ngày càng nhỏ bé trong cơ cấu lao động ở các nước TBPT. Cụ thể ở Mỹ, lao động chân tay giảm từ 50% năm 1950 xuống cũn 20% năm 1990(13) và đến năm 2000 chỉ cũn dưới 10%. Sự thay đổi trong thành phần công nhân cũn thể hiện ở số lượng công nhân các ngành công nghiệp “cổ điển” (chế tạo, khai thác, dệt may...) giảm sút đáng kể, trong khi bộ phận nhân viên, cán bộ kỹ thuật (nói cách khác bộ phận người lao động) gắn với quá trỡnh sản xuất và làm cỏc cụng việc như của một người công nhân, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, tăng lên. Công nhân công nghiệp hiện chỉ chiếm 20% lao động ở Pháp. Nước này, có tổng cộng 14 triệu công nhân trong các ngành công nghiệp chế tạo (industries manufacturières), nhưng cũng có tới 3 triệu người làm công việc bảo trỡ (manutentionnaires) trong các ngành dịch vụ. Năm 1979, có 600 nghỡn người được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô, năm 2004 chỉ cũn 41nghỡn; 300 nghỡn người trong ngành dệt may giảm xuống cũn 70 nghỡn. Từ 1975 đến 2004, các ngành thiết bị cơ khí giảm 130 nghỡn, ngành năng lượng giảm 100 nghỡn. Đồng thời, trong cùng thời gian, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời như tin học, công nghệ sinh học, công nghệ na-nô... Số nhân viên (employé-employee) tăng nhanh chóng: năm 1962 là 3,6 triệu nguời, năm 2004 là 7,8 triệu người. Riêng trong lĩnh vực phân phối lớn, số nhân viên từ 200 nghỡn năm 1961 tăng lên 870 nghỡn năm 2004. Tuy nhiên, đây là những

(13)

Phong trào công nhân, công đoàn trên thế giới hiện nay, Tài liệu tập huấn môn học Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 12-2006

người có tay nghề thấp hoặc không có tay nghề, do đó mà việc làm của họ bấp bênh, thu nhập thấp(14).

* Lĩnh vực việc làm của công nhân có sự thay đổi to lớn, chuyển từ ngành chế tạo truyền thống sang ngành dịch vụ và kỹ thuật mới.

Tác động của cách mạng KHCN đưa đến sự thay đổi của cơ cấu kinh tế. Nếu GCVS thế kỷ XIX được hỡnh thành bởi 3 bộ phận là vụ sản cụng nghiệp, vụ sản hầm mỏ và vụ sản cụng nghiệp, thỡ dưới CNTB hiện đại, GCCN có mặt ở cả 3 lĩnh vực: khu vực I (ngành nông lâm, ngư nghiệp), khu vực II (khai thác, chế tạo, xây dựng), khu vực III (ngành kinh tế dịch vụ và công nghệ cao). Cuối thế kỷ XX, sự phát triển như vũ bóo của KHCN, công nghệ thông tin có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Cơ cấu kinh tế của các nước TBPT có sự chuyển đổi mạnh theo hướng những ngành công nghiệp truyền thống thuộc khu vực I và II (đặc biệt là công nghiệp khai khoáng, luyện kim,...) giảm mạnh, khu vực III phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều ngành công nghiệp mới sử dụng kỹ thuật cao như công nghiệp điện tử, sinh học, vật liệu mới, vũ trụ...

Lao động ở ngành nghề truyền thống (nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp khai thác, chế biến, xây dựng...) có xu hướng giảm. Trong khi lao động trong ngành nghề mới (như thông tin, công nghệ cao, dịch vụ...) phát triển nhanh chóng. Những biến đổi về cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp của GCCN diễn ra theo chiều hướng tăng tỷ lệ trong các ngành dịch vụ và các ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng công nghệ cao (được gọi là "công nhân cổ trắng"), giảm tỷ lệ lao động ở các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống (được gọi là "công nhân cổ xanh"). Căn cứ vào số liệu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), so sánh tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI, có thể thấy cơ cấu lao động ở các nước TBPT có xu hướng gia tăng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, lao động nông nghiệp có chiều hướng giảm (xem bảng 1 và 2)

(14)

43

Bảng 1: Tỷ trọng lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ (trong tổng số toàn bộ lực lượng lao động của mỗi khu vực)(15)

Khu vực /ngành Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp (%)

Tỷ trọng lao động trong công nghiệp (%)

Tỷ trọng lao động trong dịch vụ (%) Năm 1996 2005 2006 1996 2005 2006 1996 2005 2006 Toàn thế giới 43,1 39,7 38,7 21,4 20,8 32,1 35,5 39,5 40,0 Các nền kinh tế phát triển và EU 5,2 3,3 3,2 28,5 24,3 23,0 66,4 72,4 72,7 Trung, Đông Âu và

SNG 26,2 22,7 22,0 27,9 27,5 31,9 45,8 48,9 50,3 Đông á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) 54,0 50,3 48,3 25,2 24,6 42,3 20,7 25,1 25,8 Đông Nam á và Thái Bình Dương 51,0 48,1 47,0 16,4 17,3 36,4 32,7 34,6 35,2 Nam á 59,3 52,8 51,7 15,4 18,8 27,4 25,3 28,9 29,5 Mỹ Latinh và Cairbê 23,2 19,3 18,8 20,3 19,8 28,9 56,5 61,1 61,4

Trung Đông và Bắc Phi 29,7 30,5 29,7 21,7 22,9 12,6 48,6 47,0 47,4 Tiểu Xahara 68,1 63,4 63,0 9,0 8,8 26,7 22,9 27,9 28,2

Bảng 2 : Tỷ trọng lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở các nước G 7 Quốc gia Ngành nông - lâm nghiệp (%) Ngành khai thác chế tạo (%) Ngành dịch vụ, công nghệ cao (%) Mỹ 2 28 70 Nhật 7 34 59 Đức 4 38 58 Anh 2 29 69 Pháp 5 29 66 Canađa 3 29 68 Italia 4 30 66

45

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu như những năm 20 của thế kỷ XX, công nhân công nghiệp là 60% - 70%, thì đến những năm 80 của thế kỷ này còn 40% - 50%; tương ứng với thời gian trên, công nhân nông nghiệp từ 10% - 15% xuống còn 2,5%, công nhân thương mại, văn phòng từ 20% - 25% lên 50% - 57% trong toàn bộ giai cấp công nhân(16). Như vậy, công nhân công nghiệp trong các công xưởng nhà máy bị teo đi, song GCCN đã mở rộng, nó bao gồm cả đội ngũ lao động trong các ngành sản xuất vật chất và phi vật chất dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ mới tiêu biểu cho sự phát triển tiến bộ của LLSX hiện nay và trong tương lai.

Cho đến nay, trong các nước TBPT có 60% đến 70% giá trị sản phẩm xã hội và nhân khẩu lao động nằm trong lĩnh vực sản xuất phi vật chất, trở thành nguồn chủ yếu cung cấp việc làm mới. Đặc biệt, những ngành phục vụ khu vực công nghiệp, các dịch vụ tư vấn chuyên môn, thiết kế, thông tin, kế toán, lập các dực án chiếm vị trí số 1 về tốc độ tăng nhân lực sử dụng. Dịch vụ kinh doanh kinh tế, tài chính, tín dụng dần dần lấn át các ngành dùng nhiều lao động cổ truyền như thương nghiệp bán lẻ và phục vụ sinh hoạt.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì khu vực III luôn có xu hướng phát triển mạnh do được đầu tư ngày càng tăng của các công ty lớn, vừa và nhỏ, nhất là các công ty xuyên quốc gia. Ví dụ như ở Mỹ, cơ cấu nghề nghiệp của xó hội thay đổi rất nhanh, tỷ trọng của ngành sản xuất công nghệ chế tạo Mỹ trong GDP vẫn giữ nguyên không đổi và chỉ chiếm 22%, nhưng GDP vẫn tăng lên tới 2,5 lần (những năm 1970 - 1990). Ngược lại, trong khoảng thời gian 3 thập niên đó, tỷ lệ công nhân của lĩnh vực sản xuất trong tổng lực lượng lao động Mỹ giảm từ 25% năm 1990 xuống cũn 16% -17% năm 1990 và hiện nay giảm xuống 12%. Số lao động nông nghiệp nước Mỹ chỉ chiếm 2% dân số nhưng đó sản xuất một lượng lương thực lớn nhất thế giới. Tại Mỹ có tới khoảng 90% các việc làm mới được tạo ra trong các lĩnh vực dịch vụ tri thức và xử lý thụng in (Information - Processing and Knowledge Services), khi cỏc lĩnh vực này ngày càng tạo ra nhiều cụng ăn việc làm mới, thỡ những cụng nhõn làm cụng tỏc thụng tin (thường được gọi là công nhân cổ trắng - While - Collar Worker) đó tăng tương đối

(16)

Đỗ Lộc Diệp, Chủ nghĩa tư bản ngày nay: đặc điểm và xu thế, Nxb Khoa

đáng kể trong tổng lực lượng lao động. Nếu năm 1960 trong tổng lực lượng lao động của Mỹ, công nhân cổ xanh (Blue-Collar Worker) chiếm 39,7%, cụng nhõn cổ trắng 47,1% và cụng nhõn tạp vụ 13,2%, thỡ tới năm 1988, công nhân cổ xanh đó giảm xuống cũn 27,7%, cụng nhõn cổ trắng tăng lên 60,6% và công nhân tạp vụ cũn 11,7%. Hiện tại, 83% công nhân Mỹ làm trong ngành dịch vụ và ngành này chiếm một tỷ lệ tương tự trong GDP, trong khi ngành sản xuất chiếm chưa đầy 11%. Thực tế này cũng diễn ra tương tự như ở các nước tư bản phát triển khác.

Số công nhân của các ngành công nghiệp truyền thống (dệt may, mỏ, luyện kim,…), vốn là lực lượng chủ lực và cơ sở cách mạng của GCCN suốt từ khi CNTB ra đời, đó giảm đi rừ rệt, thậm chớ cú ngành khụng cũn tồn tại (Phỏp đó đóng cửa mỏ than cuối cùng vào cuối tháng 4/2004), trong khi các tầng lớp làm công ăn lương khác, kể cả bộ phận công nhân cổ trắng, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư tham gia trực tiếp vào quá trỡnh sản xuất, kinh doanh, ào ạt tham gia vào đội ngũ công nhân và trở thành lực lượng chính. Đặc biệt, trong nền kinh tế mới, nhiều nhà xó hội học cũng đó xếp số chuyên gia tin học vào đội ngũ công nhân. GCCN đó thay đổi đến mức thậm chí có người đặt câu hỏi liệu nó có cũn tồn tại hay khụng, hoặc sẽ teo đi như giai cấp nông dân hiện nay- giai cấp vốn vẫn cũn chiếm đa số lao động ở các nước này giữa thế kỷ XIX. Tỡnh hỡnh cũn tiếp tục diễn biến, nhưng ngay từ giờ đó thấy những tỏc động khá rừ của những thay đổi trong cơ cấu thành phần GCCN đối với phong trào công nhân và phong trào cộng sản ở các nước TBPT.

ở các nước Bắc Âu: Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng dịch vụ chiếm gần 70%; công nghiệp khoảng 25% và nông nghiệp từ 3% đến 5%. Chẳng hạn như cơ cấu lao động của Đan Mạch: 4% dân số làm việc trong khu vực nông - lâm nghiệp, 24% trong công nghiệp và xây dựng, 72% dân số làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, trong đó 31% là dịch vụ công và 41% là dịch vụ tư nhân.

Cơ cấu lao động ở Thụy Điển là: Dịch vụ tư nhân là 37,7%, dịch vụ công 33,7%, ngành khai khoáng và sản xuất 19,4%, ngành xây dựng 5%, nông - lâm nghiệp 3,4%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở độ tuổi lao động của nam là 79,1% và nữ là 76,4%. Thụy Điển ngày nay có phần trăm phụ nữ tham gia thị trường lao động rất cao là 76% so với 80% nam giới. Hiện đó cú cả một bộ cỏc luật định nhằm đảm bảo các

47

quyền bỡnh đẳng, nhất là bỡnh đẳng về lương bổng cho cùng một công việc và cấm đoán sự phân biệt đối xử... Nhiều luật này áp dụng cho những điều kiện của thị trường lao động và việc tuân thủ chúng được giám sát bởi một cơ quan Thanh tra Bỡnh đẳng Cơ hội (EqualOpportunities Ombudsman).

Ở Phần Lan, cơ cấu lao động theo nghề là: Nông nghiệp và lâm nghiệp 4,4%, công nghiệp 17,5%, xây dựng 6%, thương mại 22%, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ kinh doanh 12%, vận tải và viễn thông 8%, dịch vụ công cộng 30,2%. Khu vực kinh tế tư nhân sử dụng khoảng 1,8 triệu lao động, đa số trong ngành dịch vụ. Tỉ lệ phụ nữ có việc làm tương đối cao đạt 68%.

Tỷ trọng các ngành công nghệ cao chiếm phần lớn trong GDP các nước Bắc Âu. Tỷ trọng này của Phần Lan đó tăng gấp 5 lần trong 10 năm gần đây do đi nhanh vào công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Trong khi 300 công ty lớn nhất thế giới chi trung bỡnh 4% doanh thu cho nghiờn cứu triển khai (R&D), thỡ cỏc cụng ty Phần Lan đầu tư gấp đôi, đạt 10,4%. Theo đó, chỉ số cạnh tranh thương mại (BCI) của nhiều nước Bắc Âu vượt trội trên thế giới. Theo Báo cáo phát triển của Ngân hàng thế giới, năm 2006, về chỉ số BCI, Phần Lan đứng thứ 1, Thụy Điển thứ 3, Đan Mạch thứ 4. Trong thống kê về 10 nước có số người nối mạng nhiều nhất trên 1.000 dân thỡ khối cỏc nước Bắc Âu cũng đứng ở tốp đầu: Iceland là 102, Phần Lan - 100, Thụy Điển - 91, Na Uy - 90, Đan Mạch- 87.

Công nghiệp và dịch vụ các nước Bắc Âu phát triển mạnh và có nhiều ngành công nghiệp đỉnh cao với những thương hiệu nổi tiếng của các công ty xuyên quốc gia khổng lồ. Chẳng hạn Nokia (Phần Lan) chiếm 37% thị phần điện thoại di động thế giới; Đan Mạch sản xuất hoặc quản lý ri-xăng của 30% động cơ tàu biển thế giới...

Công nghiệp vẫn là ngành mang lại giá trị kinh tế lớn nhất và công nhân là lực lượng sản xuất hàng đầu của các nước Bắc Âu. Tại Thụy Điển, công nghiệp chế tạo (kể cả công nghiệp chế tạo ô tô và động cơ máy bay) là ngành công nghiệp lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp Thuỵ Điển, chiếm khoảng 42% giá trị sản xuất công nghiệp, 50% giá trị xuất khẩu và có khoảng 450 nghỡn nhân công; công nghiệp hoá chất chiếm 11% giá trị sản xuất công nghiệp, 13% giá trị xuất khẩu, và có khoảng 75

nghỡn công nhân; công nghiệp khai khoáng và luyện kim chiếm 6% giá trị sản xuất công nghiệp, 7% giá trị xuất khẩu và 42 nghỡn nhân công, trong đó công nghiệp luyện kim chiếm 4% giá trị sản xuất công nghiệp, 6% giá trị xuất khẩu, 80% sản phẩm làm ra được xuất khẩu và có 30 nghỡn công nhân (trên 4% lực lượng lao động trong công nghiệp); công nghiệp giấy và gỗ chiếm 16% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% giá trị xuất khẩu và 124 nghỡn nhân công. 71% bột giấy và giấy và 31% sản phẩm gỗ sản xuất ra được xuất khẩu.

ở các nước Nam Âu: Cơ cấu GCCN biến đổi mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ở khu vực dịch vụ, giảm tỷ trọng ở khu vực nông nghiệp và công nghiệp và luôn biến đổi theo hướng không thuần nhất: công nhân kỹ thuật ngày càng tăng, được nâng cao về trỡnh độ, đóng vai trũ chớnh trong quỏ trỡnh phỏt triển cũn cụng nhõn truyền thống giảm dần. Bảng 3, 4, và 5 dưới đây đưa ra một số số liệu về sự phân bố lực lượng lao động theo khu vực ở Nam Âu từ năm 1960 đến năm 2002, có so sánh xu hướng của từng nước Nam Âu với mức độ trung bỡnh của 11 nước thành viên EU khác. Qua đó, cũng có thể thấy được phần nào sự biến động về cơ cấu của GCCN ở khu vực này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay Thực trạng và triển vọng pot (Trang 40 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)