II. Triển vọng phát triển của giai cấp côngnhâ nở các nước tư bản phát triển trong hai thập niên tớ
1. Xu hướng biến đổi của giai cấp côngnhâ nở các nước tư bản phát triển trong hai thập niên tớ
1.2. Tính tổ chức và khả năng tập hợp lực lượng
Trong giai đoạn hiện nay, ý thức giai cấp, nhận thức và khả năng hành động chính trị, trỡnh độ tổ chức của GCCN có biểu hiện khác so với trước đây trên một số mặt sau:
Một là: Do sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế xó hội, trỡnh độ kỹ thuật, phương thức công tác và mức sống của công nhân đang thay đổi, lợi ích trong nội bộ GCCN ngày càng đa dạng hóa, nên sự đồng cảm nhận thức về giai cấp có biểu hiện bị phai nhạt nhất định. Cuộc đấu tranh chống CNTB vốn là mục tiêu thống nhất của GCCN trước đây nay ít xuất hiện. Mục tiêu của PTCN và lao động thường không nhằm vào giới chủ sở hữu tư bản, mà nhằm vào chính phủ và các đoàn thể khác.
Hai là: Sự suy giảm của mục tiêu thay đổi CNTB. Nhỡn chung, những cuộc đấu tranh của GCCN ít khi đặt vấn đề thay đổi chế độ chính trị, mà chỉ nhằm điều chỉnh các chủ trương, chính sách của nhà nước tư sản. Tuy có một số biến động cục bộ, nhưng mấy thập kỷ qua, nền kinh tế của các nước TBPT tương đối ổn định, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, đời sống công nhân được nâng cao tương ứng, việc thực thi chế độ phúc lợi xét trên góc độ nào đó cũng đưa lại cảm giác “an toàn kinh tế” trong sự ổn định chế độ tư bản. Tất cả những điều nói trên đó xoa dịu mõu thuẫn giai
133
cấp trong xó hội tư bản, làm giảm nhu cầu của bộ phận lớn GCCN đối với sự thay đổi chế độ tư bản chủ nghĩa.
Ba là: Khả năng tổ chức động viên của GCCN đối với các hành động tập thể giảm sút. Giờ đây, đội ngũ công nhân có kỹ thuật cao, linh hoạt, lương cao, ít người lại chiếm vị trí quan trọng. Số người này đó trở thành tầng lớp tương đối khá giả, không cũn “mặn mà” như trước đây đối với đảng chính trị, cũng như các công đoàn liên quan tới chính đảng cánh tả. Quan điểm giá trị tập thể của họ cũng luôn bị quan điểm giá trị của chủ nghĩa cá nhân lấn át, tỷ lệ công nhân tham gia công đoàn ngày càng giảm, chính đảng công nhân gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức động viên công nhân triển khai đấu tranh tập thể.
Như vậy, xét về số lượng và chất lượng, GCCN ở các nước TBPT trong những thập niên sắp tới đều có sự phát triển lên một trỡnh độ mới. Cùng với sự tăng về số lượng thỡ chất lượng (trỡnh độ học vấn, trỡnh độ chuyên môn, mức sống, điều kiện làm việc...) của GCCN cũng có bước phát triển đáng kể. Những biến đổi về cơ cấu xó hội, cơ cấu nghề nghiệp trong GCCN ở các nước TBPT sẽ tiếp tục diễn ra theo hướng tăng tỷ lệ lao động ở các ngành dịch vụ và các ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng công nghệ cao, giảm tỷ lệ lao động ở các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống. Sự phân hoá về mức thu nhập giữa những người làm việc ở các ngành khác nhau cũng có xu hướng gia tăng. Đội ngũ "công nhân áo trắng" làm việc ở các ngành dịch vụ, ở những lĩnh vực sử dụng công nghệ tiên tiến có xu hướng tăng lên cả về số lượng tuyệt đối cũng như về tỷ lệ tương đối. Trong khi đó số lượng và tỷ lệ công nhân truyền thống, công nhân có truyền thống đấu tranh giai cấp triệt để, "công nhân áo xanh", công nhân trực tiếp sản xuất có xu hướng giảm. Đồng thời với sự biến đổi về cơ cấu, thành phần như vậy thỡ trong nội bộ GCCN cũng diễn ra những thay đổi về nhu cầu, quan niệm, hệ giá trị; thậm chí nảy sinh sự phân hoá trong GCCN khụng chỉ thu nhập, mức sống, mà cũn cả về quan điểm chính trị. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tổ chức, tập hợp lực lượng và xác định mục tiêu đấu tranh của GCCN trong những năm tới.
2. Triển vọng của phong trào công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển