Đặc trưng cơ bản của giai cấp côngnhâ nở các nước tư bản phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay Thực trạng và triển vọng pot (Trang 103 - 113)

I. Đặc trưng cơ bản của giai cấp côngnhâ nở các nước tư bản phát triển và một số vấn đề lý luận đặt ra

1. Đặc trưng cơ bản của giai cấp côngnhâ nở các nước tư bản phát triển

Nét nổi bật nhất là sự hình thành GCCN hiện đại, với những đặc trưng mới, khác xa gccn truyền thống, công nhân công nghiệp cổ điển. Những đặc trưng này góp phần hình thành những mâu thuẫn xã hội, quy định tính chất các cuộc đấu tranh của gccn và nhân dân lao động ở các nước TBPT.

Những thay đổi về sở hữu, quản lý, phân phối cùng với cải cách về chính trị ở các nước TBPT dưới tác động của cuộc cách mạng KHCN hiện đại và của xu thế TCH, đã dẫn tới những biến đổi về cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp của GCCN diễn ra theo chiều hướng tăng tỷ lệ công nhân trong các ngành dịch vụ và các ngành sản xuất công

nghiệp có sử dụng công nghệ cao (công nhân cổ trắng), giảm tỷ lệ lao động ở các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống (công nhân cổ xanh).

Về mặt lịch sử, nếu như GCCN truyền thống, công nhân đứng máy trong xí nghiệp công nghiệp (Factory Workers) là “thành quả” của cuộc cách mạng công nghiệp(62), thì GCCN hiện đại là sản phẩm của cuộc cách mạng KHCN hiện đại(63). Họ ra đời và tồn tại trong các xã hội “hậu công nghiệp” của CNTB hiện đại.

Khác với GCCN truyền thống, xuất thân từ nông dân, thợ thủ công và từ tầng lớp tiểu chủ phá sản... tóm lại, từ quá trình bần cùng hóa người lao động trong xã hội phong kiến, tiền tư bản, thì GCCN hiện đại là sản phẩm sự điều chỉnh của CNTB, đồng thời là “thành quả” trực tiếp của cuộc cách mạng KHCN hiện đại, là sản phẩm chính sách giáo dục, đào tạo và chính sách bảo trợ xã hội của nhà nước TBCN. Phần lớn họ được học tập miễn phí ở nhà trường phổ thông và được nhà nước cho vay khi học ở bậc đại học hoặc ở các trường dạy nghề.

Về mặt kinh tế, xã hội, nếu như GCCN truyền thống là GCVS theo đúng nghĩa đen của từ đó, là những người làm thuê, nghèo khổ thì GCCN hiện đại có mức sống trung lưu,

đủ tiện nghi, là do có năng suất lao động cao nhờ việc sử dụng những thành tựu KHCN, nên mức sống chung của xó hội được nâng lên rừ rệt nhất là ở các nước TBPT. Nhờ vậy điều kiện sống và làm việc của GCCN tại đây cũng được cải thiện đáng kể. Bộ phận GCCN hiện có mức sống trung lưu chính là bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất chủ yếu ở các nước này (ở Mỹ có khoảng 70% lực lượng công nhân cơ mức sống trung lưu; ở Nhật Bản và Đức khoảng 60%). Số cũn lại là cụng nhõn nghốo khú và vụ gia cư, lao động nhập cư. Cùng với sự phát triển của sản xuất, mức thu nhập bình quân trên đầu người ở các nước TBPT tăng lên rất cao. Hiện nay, những nước có mức thu nhập bình quân trên đầu người/năm cao nhất là Thuỵ Sĩ và Lúcxămbua vào khoảng 40.000 USD/người/năm, tiếp đến là Nhật Bản 37.613 USD, Mỹ 25.512 USD, Đức 25.129 USD, Pháp 22.944 USD…

(62) Cuộc cách mạng này được bắt đầu từ thế kỷ XVIII.

(63)

Có nhiều quan điểm khác nhau, song có thể xác định một cách tương đối từ sau chiến tranh thế giới thứ II, nhất là từ những năm 70 đến nay.

105

Tiền lương và thu nhập của người lao động nói chung, của GCCN ở các nước TBPT cũng được tăng lên mạnh mẽ. Trung bình một giờ làm việc ở Mỹ vào cuối những năm 90 thế kỷ XX là 11,74 USD/1 giờ, Đức - 14,41 USD/giờ, Pháp - 7,69 USD/giờ. Tuỳ theo những nghành nghề khác nhau sẽ có tiền lương theo giờ khác nhau. ở Nhật Bản có những ngành thuộc công nghệ cao mức lương lên tới 20,44 USD/1 giờ.

Do lương cao nên đa số công nhân bảo đảm được các nhu cầu ăn, mặc, ở, chi tiêu cho học tập, thể thao, du lịch, y tế, mua sắm được nhà ở, đồ dùng hiện đại trong sinh hoạt, gửi tiết kiệm, mua cổ phiếu, v.v... Việc chi tiêu ăn, uống hàng ngày của công nhân thường chỉ chiếm khoảng 14% thu nhập, còn lại phần thu nhập được sử dụng vào những chi tiêu khác. Những tiện nghi sinh hoạt ngày một tăng lên. ở Mỹ, số gia đình sử dụng điện thoại là 78%; vô tuyến truyền hình là 96%; lò vi sóng là 79%; máy giặt là 76%. ở Pháp số gia đình có điện thoại 61%, vô tuyến là 94%; lò vi sóng 88%, máy giặt 25%. Tỷ lệ đó ở Đức là 65%; 97%; 36%; 88%. ở Mỹ số gia đình có xe ôtô riêng từ 1 cái trở lên chiếm khoảng 87%, bình quân 1,8 người có một xe ô tô. ở Pháp bình quân 2,5 người có 1 ôtô, Canađa- 2,2 người, Đức- 2,1 người, Anh- 2,8 người. ở Nhật Bản, tỷ lệ gia đình có ti vi màu là 99,2%; có ôtô là 79,5%, có tủ lạnh là 98,9%, có điều hoà nhiệt độ là 68,1%, lò vi sóng là 87,2%.

Tỷ lệ các hộ gia đình mua được nhà ở tăng lên khá cao: Mỹ là 65%, Anh- 64,1%, Nhật Bản- 61,3%, Pháp- 51,2%, Đức- 39,3%. Chi phí cho nhà ở của người lao động thường chiếm khoảng hơn 20% thu nhập của họ. Tuy nhiên, nhiều người lao động vẫn còn dư dôi tiền lương của mình. Họ có thể mua cổ phiếu để trở thành cổ đông. ở Mỹ, cuối những năm 1990 có khoảng 40 triệu lao động, trong đó 30% công nhân có mua cổ phiếu. Tỷ lệ người lao động gửi tiền tiết kiệm ở Đức là 11,1%, Pháp - 9,7%, Anh - 8,7%, v.v...

Thời gian lao động của công nhân cũng được giảm bớt đáng kể. Người lao động Nhật Bản chỉ còn làm việc 40 giờ/1 tuần, Pháp- 35 giờ/1 tuần... Như vậy, bên cạnh đời sống vật chất được nâng cao rõ rệt và tương đối ổn định trên cơ sở thu nhập cao, người lao động ở các nước TBPT còn được cải thiện cả về đời sống văn hoá, tinh thần. Thời gian lao động được rút ngắn, họ có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để đi nghỉ ngơi, du

lịch, giải trí, học tập và các hoạt động thể thao khác, làm phong phú đời sống của người lao động.

Tuy nhiên, GCCN hiện đại vẫn là người làm thuê, bị bóc lột giá trị thặng dư tương đối một cách nặng nề.

Giai cấp công nhân hiện đại là những người có trình độ văn hóa từ trung học trở lên và đã qua đào tạo nghề nghiệp ở bậc cao đẳng, một bộ phận có trình độ đai học và trên đại học. Bộ phận có trình độ cao phân biệt với tầng lớp trí thức ở phương thức lao động. Trí thức hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu độc lập, công nhân hiện đại hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và các hoạt động dịch vụ trực tiếp hoặc dịch vụ. GCCN hiện đại được xã hội tôn trọng và thừa nhận như là một tầng lớp có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Bản thân họ không mặc cảm, tự ty về địa vị xã hội của mình. Tuy nhiên, nhiều người không thừa nhận mình là công nhân.

Điều này khác với một bộ phận khác trong GCCN - đó là tầng lớp công nhân nghèo khổ (Working - class). Họ thường là những người không thông qua đào tạo, thất nghiệp, đời sống khó khăn, thường phải sống bằng trợ cấp lương thực, thực phẩm (qua tem phiếu hoặc cấp phát trực tiếp) của nhà nước. Bộ phận này ở Mỹ có tới 35 triệu người. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ khác có hoàn cảnh khó khăn hơn, đó là những người vô gia cư, không cửa không nhà (Homeless). Họ hoặc là những người bất hạnh trong đời tư, hoặc là những công nhân bị bần cùng hóa do thất nghiệp, do không đủ khả năng thích ứng với nghề nghiệp mới. Giới nghiên cứu mác xít ở phương Tây gọi họ là lớp người bị loại ra ngoài xã hội.

Về trình độ khoa học kỹ thuật và vai trò của giai cấp công nhân hiện đại: Giai cấp công nhân hiện đại là lớp người được học tập văn hóa và qua đào tạo nghề nghiệp do đòi hỏi của cuộc cách mạng KHCN, do yêu cầu của nền kinh tế hiện đại và nền văn minh hiện. Cùng với tầng lớp trí thức, GCCN hiện đại là một bộ phận hữu cơ cấu thành lực lượng sản xuất tiên tiến và là lực lượng sản xuất chủ yếu ở các nước TBPT.

Nhìn chung ở các nước TBPT, tỷ lệ người lao động có trình độ học vấn không ngừng tăng lên. Vào những năm 70, lao động có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học là 38,1%, tốt nghiệp cao đẳng, đại học là 25,8%. Những năm 80 lao động có trình độ tốt

107

nghiệp phổ thông là 40%, tốt nghiệp đại học và cao đẳng là 40%. Đến những năm 90 người lao động có trình độ cao đẳng và đại học tăng lên 48%, chiếm gần một nửa lực lượng lao động trong xã hội. Hiện nay, thanh niên Nhật Bản có trình độ đại học và tương đương đại học chiếm khoảng 90%. Chính phủ Pháp đang dự định kế hoạch vài thập niên đầu thế kỷ XXI xây dựng lực lượng lao động thuần thục về khoa học công nghệ và khoa học xã hội. Năm 1992, ở Mỹ có 53,5% lực lượng lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, trong đó đặc biệt có 9,6% có bằng thạc sĩ và tiến sĩ.

Trình độ văn hoá khoa học, chuyên môn cao vừa là điều kiện khách quan để triển khai cách mạng KHCN, đồng thời vừa là yêu cầu đòi hỏi của cuộc cách mạng ấy. Những máy móc, công cụ, công nghệ cao phát triển mạnh từ những năm 80 đã đòi hỏi phải có một lực lượng công nhân lớn có trình độ văn hoá, khoa học công nghệ và chuyên môn cao. Họ phải là những người có khả năng lao động, làm việc năng động, độc lập, sáng tạo cao. Trình độ học vấn cao trở thành một đặc trưng tiêu chuẩn hàng đầu để lựa chọn lao động ở các nước TBPT. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đã không tuyển dụng những người lao động có trình độ trung học trở xuống. Những người có trình độ văn hoá thấp thường rất khó và không thể tìm kiếm được công ăn việc làm hoặc dễ bị thất nghiệp.

Từ cuối thế kỷ XX trở lại đây công nhân ở các nước Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản được tuyển dụng mới, thường phải có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên là khoảng 95%, trong đó từ 1/2 đến 3/4 có trình độ đại học, tỷ trọng công nhân lành nghề chiếm khoảng 50% (tính chất lao động sáng tạo, lao động trí tuệ). Lao động chân tay giản đơn ở Mỹ hiện nay chỉ còn khoảng dưới 10%.

Trình độ văn hoá, khoa học công nghệ, chuyên môn cao là cơ sở cho một nền kinh tế năng động phát triển cao. Những nhân tố đó cũng sẽ ảnh hưởng đến điều kiện sống và làm việc của người công nhân được cải thiện.

Về mặt chính trị, thái độ chính trị của một giai cấp, tầng lớp do hai yếu tố tạo thành:

Một là, những điều kiện kinh tế khách quan, trước hết là điều kiện sống thể hiện ở mức thu nhập, có tính tới hoàn cảnh lịch sử, ở điều kiện và phương thức lao động. Hai là, ý thức về

địa vị, vai trò lịch sử của họ thông qua sự giác ngộ lý luận và ảnh hưởng của chính đảng của giai cấp.

Quan điển cho rằng, với mức sống trung lưu, GCCN dường như là thỏa mãn về địa vị xã hội, không còn ý thức chính trị nữa là không đúng. GCCN hiện đại vẫn là lực lượng chính trị, xã hội chủ yếu trong các cuộc đấu tranh với giai cấp thống trị, ở các nước TBPT, vì các mục tiêu dân sinh, dân chủ, hòa bình, môi trường, chống tư bản độc quyền, chống chiến tranh, chống bóc lột các nước lạc hậu, chống tư nhân hóa, chống phân biệt chủng tộc, chống sự phục hồi chủ nghĩa phát xít… Nhưng nhìn chung, hiện nay những cuộc đấu tranh này mang tính chất kinh tế, xã hội nhiều hơn tính chất chính trị. Nguyên nhân chủ yếu do những hạn chế trong sự lãnh đạo của các ĐCS đối với phong trào, sự chống phá từ phía giai cấp tư sản đối với PTCS-CN. Sự quan tâm chủ yếu của GCCN hiện đại về việc làm, đời sống thường nhật nhiều hơn. Điều này được lý giải như sau:

Một là, sự xáo động và điều chuyển mạnh giữa các thành phần công nhân, lao

động, sự phân tầng và phân hóa trong GCCN đã làm suy yếu tính thống nhất của phong trào công nhân - điều kiện quan trọng của sự tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản.

Cách mạng KHCN đưa đến sự phát triển, biến đổi theo chiều sâu các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự phát triển và biến đổi ấy là xu thế khách quan. Tác động của cuộc cách mạng này đến đời sống nhân loại rất sâu sắc, nó diễn ra dưới hình thức, là kết quả tổng hợp của nhiều thành tựu và tri thức liên ngành, xâm nhập mạnh mẽ vào phân công lao động, quản lý sản xuất, cơ cấu sản xuất, cơ cấu giai cấp - xã hội, cơ cấu quyền lực... Quá trình này không chỉ đã là vấn đề của thế kỷ XX, nó sẽ còn chi phối các quan hệ xã hội, đời sống văn hóa tinh thần, tư tưởng, trình độ phát triển của người lao động trong thế kỷ XXI. Tiến bộ của KHCN bên cạnh những thành quả cơ bản trong lịch sử (làm tăng năng suất lao động lên gấp bội và làm cho tính chất xã hội hóa, trình độ phân công lao động của lực lượng sản xuất xã hội tăng lên), thì nó còn đưa tới một hệ quả xã hội quan trọng mang tính tất yếu, đó là việc trí thức hóa người lao động chân tay nói chung, GCCN nói riêng; gián tiếp hóa loại hình lao động trực tiếp; trung lưu hóa về mức sống ở một bộ phận lớn đội ngũ công nhân, lao động.

109

Mức sống trung lưu của phần lớn người dân trong xã hội tư bản hiện đại như vào địa vị công nhân quý tộc hồi thế kỷ XIX, số này chiếm khoảng 2/3 dân cư (trong đó đa phần thuộc GCCN hiện đại). Đây là bộ phận có lợi ích gắn liền với xã hội tư bản, nên xu hướng chính trị của họ gắn liền với đường lối chính sách hiện đại hóa sản xuất trên nền tảng của cách mạng KHCN do các lực lượng thuộc chủ nghĩa bảo thủ mới đang lãnh đạo thực hiện. Trong bối cảnh đó, các đảng cộng sản chưa có đối sách thích hợp quan tâm đến bộ phận công nhân mới quan trọng này để thu hút về phía mình trong một nỗ lực tập hợp, đoàn kết GCCN, mà chủ yếu đảng mới dừng lại ở việc đại diện cho các tầng lớp công nhân truyền thống vốn đang bị thu hẹp dần và trở thành thiểu số trong cơ cấu GCCN hiện đại.

Ngược lại với tình hình của các ĐCS, thì các chính đảng tư sản đã tăng cường củng cố cơ sở xã hội của mình, cục bộ hóa sự bất bình của thiểu số 1/3 dân cư còn lại (bộ phận thất nghiệp, bị tiến bộ khoa học - kỹ thuật loại bỏ, thanh niên mới ra trường chưa có việc làm ổn định, tay nghề thấp, công nhân ngoại quốc...). Sự bất bình của nhóm người này được xoa dịu bằng hệ thống phúc lợi xã hội có thể đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu.

Trong quá trình phát triển của GCCN hiện đại, song song với sự thu hẹp của công nhân truyền thống, một lực lượng lớn lao động từ các bộ phận khác nhau như nhân viên hành chính, lao động dịch vụ, trí thức... bị vô sản hóa thông qua chế độ tiền công, ngày làm việc, điều kiện và nội dung công việc cũng như quan hệ của họ với giới chủ, số này cũng mang theo những luồng tư tưởng vốn có của tầng lớp mình vào PTCN.

Sự phát triển ngày càng đông đội ngũ công nhân "áo cổ trắng" làm xuất hiện bộ phận hạt nhân mới của GCCN. Trong sự hợp tác của họ với chủ tư bản đã bao hàm cả mặt đấu tranh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đối với đội ngũ này, ĐCS ở các nước TBPT còn buông lỏng trong công tác tập hợp, tuyên truyền giáo dục, giác ngộ, chưa thu hút được về mình.

Những chuyển biến nêu trên góp phần quan trọng làm phân tầng, phân hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay Thực trạng và triển vọng pot (Trang 103 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)