III. Một số ý nghĩa đối với việc xây dựng giai cấp côngnhân Việt Nam rút ra từ nghiên cứu giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển
1. Khái quát về giai cấp côngnhân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng GCCN trong quá trình hội nhập quốc tế
1.2. Chất lượng giai cấp côngnhân
Độ tuổi bình quân của công nhân nước ta nhìn chung trẻ, nhóm công nhân từ 18 đến 30 tuổi chiếm 36,4%, đặc biệt trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài công nhân dưới 25 tuổi chiếm 43,4%, từ 26-35 tuổi chiếm 34,7%, từ 36-45 tuổi chiếm 14%. Hầu hết người lao động tham gia vào đội ngũ công nhân trong thời kỳ đổi mới. Họ được tiếp cận ngay với kinh tế thị trường năng động nên ít chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung, bao cấp.
Tuổi nghề của công nhân nước ta như sau: dưới 1 năm chiếm 6,9%, từ 1-5 năm: 30,6%, từ 6-10 năm: 16,4%, từ 11-15 năm: 10,5%, 16 – 20 năm: 16,8%, 21-25 năm: 13,3%, trên 25 năm :5,5%.
Trình độ học vấn của công nhân tất cả các khu vực kinh tế có xu hướng được nâng cao trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Nếu như năm 1985 tỷ lệ công nhân có học vấn phổ thông trung học là 42,5% thì năm 2003 tăng lên 62,2%. Năm 2005, số công nhân có trình độ phổ thông trung học tăng lên 69,3%. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và so với trình độ công nhân ở các nước trong khu vực và thế giới thì trình độ học vấn của công nhân nước ta còn thấp. Mặt khác, lực lượng công nhân có trình độ học vấn cao phân bố không đồng đều, thường tập trung ở một số thành phố lớn và một số ngành kinh tế mũi nhọn.
Về trình độ nghề nghiệp của công nhân mấy năm gần đây tuy có tăng hơn nhưng nói chung tốc độ tăng còn tương đối chậm, mặc dù số người chưa qua đào tạo đều đã giảm dần qua từng năm. Nếu tính riêng số công nhân chưa qua đào tạo nghề nghiệp năm 2005 là 25,1% so với 45,7% năm 1996 thì số lao động nói chung chưa qua đạo tạo nghề nghiệp như vậy của cả nước vẫn còn khá cao. Trình độ chuyên môn, tay nghề của công nhân các loại hình doanh nghiệp năm 2005 như sau: lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 16,1%, lao động có trình độ trung cấp: 14,6%, công nhân kỹ thuật: 28,1%, lao động không được đào tạo: 41,2%. Hiện nay đang diễn ra tình trạng mất cân đối trong cơ cấu lao động kỹ thuật giữa các bộ phân công nhân. Nhiều doanh nghiệp có thiết bị công nghệ cao nhưng lại thiếu công nhân lành nghề. Đặc biệt, chỉ có 75,85% công nhân đang làm những công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, chất lượng sản phẩm, gây lãng phí không nhỏ trong đào tạo.
Tuy GCCN Việt Nam là lực lượng có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, nhưng thực tế cho thấy sự phát triển của GCCN cả nước hiện nay về số lượng, cơ cấu và trỡnh độ học vấn, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và HNKTQT. Bên cạnh đó, cũn thiếu nghiờm trọng cỏc chuyờn gia kĩ thuật, cỏn bộ quản lớ giỏi, cụng nhõn lành nghề. Đối với lực lượng lao động tay chân, tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động, hiểu biết
143
pháp luật và bản lĩnh chính trị cũn rất hạn chế... chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trỡnh CNH, HĐH. Nguyên nhân của thực trạng này được xác định bởi sự tác động mạnh mẽ từ quá trỡnh phỏt triển của nền kinh tế thị trường làm nảy sinh tư tưởng thực dụng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới một bộ phận công nhân. Các qui định pháp luật về lao động đó lỗi thời, chưa được điều chỉnh cho phù hợp với tỡnh hỡnh và việc thực thi phỏp luật của người sử dụng lao động chưa nghiêm túc... đó làm giảm sự say mờ lao động sáng tạo của GCCN.
Như vậy, hiện nay bộ phận lao động giản đơn còn rất lớn trong công nhân nước ta. Bộ phận này có xu hướng giảm dần do yêu cầu đào tạo và đào tạo lại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nhân có trình độ KHKT và tay nghề cao, công nhân dịch vụ công nghiệp ... có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều những công nhân - trí thức, trí thức - công nhân ngay trong sản xuất và nghiên cứu ứng dụng. Đó cũng là nằm trong xu thế phổ biến toàn cầu. Vì vậy, những quan điểm cho rằng, trong "nền văn minh tin học" hiện nay, GCCN đã giảm sút về mọi mặt và không còn sứ mệnh lịch sử như chủ nghĩa Mác - Lênin đã luận giải là những quan điểm sai lầm, xuyên tạc sự thực.