Tình hình đời sống, việc làm của côngnhân lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay Thực trạng và triển vọng pot (Trang 143 - 144)

III. Một số ý nghĩa đối với việc xây dựng giai cấp côngnhân Việt Nam rút ra từ nghiên cứu giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển

1. Khái quát về giai cấp côngnhân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng GCCN trong quá trình hội nhập quốc tế

1.3. Tình hình đời sống, việc làm của côngnhân lao động

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới, sức cạnh tranh còn hạn chế nên nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng nhiều công nhân thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp cao. Tuy thiếu việc làm song cường độ lao động của công nhân lại cao. Theo thống kê, nhiều công nhân lao động phải làm thêm giờ bình quân tới 500-600 giờ/năm, trong khi đó Bộ luật lao động quy định không quá 200 giờ/năm.

Tiền lương bình quân của công nhân ở cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tăng lên so với những năm trước do chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, tiền lương cả ở khu vực ngoài quốc doanh vẫn thấp, có nơi vẫn còn công nhân lao động có thu nhập dưới 500 ngàn đồng/tháng. Trong các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang diễn ra tình trạng có sự chênh lệch rất lớn giữa thu nhập của các cán bộ quản lý với thu nhập của công nhân lao động trực tiếp. Nếu so với cường độ lao động và sự tăng lên của giá cả dịch vụ thì đời sống của công nhân lao động, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất ở khu vực ngoài quốc doanh đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nhà ở đang là một trong những vấn đề bức xức hàng đầu của công nhân hiện nay. Do nhiều nguyên nhân khác nhau hầu hết các tỉnh thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất không xây nhà lưu trú cho công nhân nên hiện tại chỉ có khoảng 2% côngnhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất được thuê nhà ở do doanh nghiệp xây dựng.

Trình độ công nghệ còn thấp nên nhìn chung điều kiện làm việc của công nhân lao động nước ta còn xấu. Công nhân phải làm việc trong tình trạng môi trường làm việc bị ô nhiễm nặng như nóng, bụi, tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép... Điều đó đã tác động xấu đến sức khoẻ công nhân lao động, dẫn đến nhiều loại bệnh nghề nghiệp phức tạp.

Trong các doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ công nhân được ký hợp đồng lao động tương đối cao (khoảng gần 90%). Tuy nhiên, tỷ lệ công nhân lao động được ký hợp đồng lao động thấp, thời hạn ký hợp đồng lao động cũng chủ yếu là hợp đồng lao động ngắn hạn, hợp đồng thời vụ. Do vậy, chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân và trích nộp kinh phí công đoàn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay Thực trạng và triển vọng pot (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)