II. Trình độ giác ngộ, tổ chức và sự lựa chọn con đường cách mạng dân chủ hoà bình của công nhân ở các nước tư bản phát triển
1. Những thay đổi về trình độ giác ngộ và trình độ tổ chức của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển
1. Những thay đổi về trình độ giác ngộ và trình độ tổ chức của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển công nhân ở các nước tư bản phát triển
Về nhận thức và giác ngộ giai cấp, có sự khác trước rất nhiều trong các thành phần lao động. Ví dụ theo điều tra của Viện thăm dò dư luận SOFRES và tạp chí kinh tế Expansion (Pháp), năm 1976, 68 % người Pháp cảm nhận mình thuộc một giai cấp nào đó trong xã hội, đến năm 1983 con số này giảm xuống còn 62% và năm 1997 chỉ còn 46%. Khái niệm GCCN vốn đã khá mập mờ mang nặng tính xã hội học, chỉ có khái niệm vô sản mới mang tính chất chính trị. Cũng theo các cuộc điều tra của SOFRES, năm 1976
và năm 2005 đã có sự giảm sút đáng kể trong tỉ lệ những người Pháp cảm nhận mình thuộc GCCN, cụ thể là từ 27 % xuống còn 22%. Năm 1976, đa số người Pháp tin rằng GCCN là tầng lớp xã hội tăng nhiều nhất (thậm chí có tới 46% số nhân viên - employee và 25% cán bộ trung cấp tự coi mình thuộc GCCN), năm 2005 đa số người Pháp lại cho chính tầng lớp trung lưu mới là tầng lớp xã hội tăng nhanh nhất(41).
Trình độ giác ngộ và tổ chức, hay nói một cách cụ thể là ý thức giai cấp, nhận thức và khả năng hành động chính trị, trình độ tổ chức động viên của GCCN hiện đại ở các nước TBPT hiện nay khác nhiều so với GCCN trước đây:
Một là, sự đồng cảm nhận thức về giai cấp bị phai nhạt. Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế- xã hội, trình độ kỹ thuật, phương thức lao động và mức sống của công nhân ở các nước TBPT đã và đang thay đổi. Lợi ích trong nội bộ GCCN ngày đa dạng. Vì vậy do lợi ích cục bộ của mỗi bộ phận trong GCCN chi phối, đã làm cho không ít công nhân, đặc biệt là bộ phận công nhân mới ngộ nhận về bản chất của CNTB hiện đại, cho rằng dường như CNTB ngày nay đã có thay đổi trong quan hệ sở hữu, không còn bóc lột. Điều này đã tạo ra sự non yếu trong nhận thức chính trị về đối tượng đấu tranh của GCCN, đưa tới sự mơ hồ về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong PTCN. Cuộc đấu tranh chống CNTB vốn là mục tiêu thống nhất của GCCN trong các nghành nghề khác nhau nay ít xuất hiện hơn trước đây. Mục tiêu của PTCN lao động thường không nhằm vào giới chủ sở hữu tư bản, mà nhằm vào chính phủ và các đoàn thể khác, thậm chí nhằm vào các tổ chức công nhân khác. Điều này chứng tỏ rằng, sự đồng cảm giai cấp của các bộ phận khác nhau trong GCCN hiện đại đã bị phai nhạt
Hai là, yêu cầu thay đổi CNTB của GCCN ở các nước TBPT đã có sự suy giảm bởi nền kinh tế của các nước TBPT đã ổn định, phát triển nhờ vào cách mạng KHCN, làm cho mức sống của GCCN được nâng cao, việc thực thi chế độ phúc lợi giúp người công nhân có cảm giác an toàn hơn về kinh tế. Mặt khác, tỷ lệ công nhân “cổ trắng” ngày càng tăng nhanh và chiếm ưu thế về số lượng so với tỷ lệ công nhân “cổ xanh”. Bộ phận công nhân lao động này có việc làm ổn định, đời sống vật chất, tinh thần cao, hăng hái đấu tranh cho những mục tiêu dân chủ, nhân đạo toàn cầu,
(41)
Raymond Debord, "Si I' on (re) parle du prolétaria? " (Nếu ta lại nói về giai cấp vô sản?), 1/2005.
79
nhưng do sự ràng buộc bởi những điều kiện sống hiện có, do trỡnh độ lý luận cách mạng hạn chế nên không phải mọi người đều nhận thức nhu cầu thay đổi chế độ hiện tại. Dẫu sao, trong xu hướng phát triển thỡ đây là đội ngũ công nhân có nhiều tiềm năng nhất trong GCCN.
Cùng với sự tăng nhanh của khu vực dịch vụ ở nhiều nước TBPT (hiện chiếm hơn 70%), bộ phận công nhân dịch vụ cũng không ngừng tăng lên về số lượng. Họ là những người ít chịu hậu quả trực tiếp của các cuộc khủng hoảng kinh tế do chủ nghĩa tư bản gây ra. Đây là bộ phận có ý thức giai cấp hạn chế, trong đấu tranh họ thường chỉ quan tâm đến những mục tiêu cải thiện đời sống, đũi quyền bỡnh đẳng, tự do, dân chủ và nhân đạo.
Tất cả những điều nói trên làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản giảm xuống, từ đó làm giảm nhu cầu thay đổi chế độ TBCN của GCCN, thậm chí một bộ phận công nhân còn cho rằng CNTB có thể giải quyết mâu thuẫn xã hội và loại bỏ bất bình đẳng kinh tế trong bản thân chúng(42).
Ba là, khả năng tổ chức động viên của giai cấp công nhân đối với các hành động tập thể giảm sút. Giữa thế kỷ XX, các nước TBPT đó chuyển từ cỏch thức sản xuất Ford sang cỏch thức sản xuất hậu Ford, đội ngũ công nhân lấy quy mô sản xuất lớn làm cơ sở trước đây nay không cũn chiếm vai trũ chủ đạo. Giờ đây, đội ngũ công nhân có kỹ thuật cao, linh hoạt, lương cao, ít người lại chiếm vị trí quan trọng. Số người này đó trở thành tầng lớp tương đối khá giả, không cũn "mặn mà" như trước đây đối với ĐCS cũng như các công đoàn liên quan tới chính đảng cánh tả. Quan điểm giá trị tập thể của họ cũng luôn bị quan điểm giá trị của chủ nghĩa cá nhân lấn át, tỷ lệ công nhân tham gia công đoàn ngày càng giảm, chính đảng công nhân gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức động viên công nhân triển khai đấu tranh tập thể. Cũng như ở nhiều nước TBPT khác, ở Anh, Pháp, Đức, số lượng lao động là thành viên công đoàn hiện có xu hướng giảm. Cách đây 10 năm, 1/3 số người lao động của EU là thành viên công đoàn; ngày nay, con số này chỉ là 1/4. Số lượng lao động tham gia công đoàn
(42) Nhiếp Vận Lân, Sự chuyển biến mang tính lịch sử về hình thái tổ chức của ĐCS ở các nước tư bản, Tạp chí Nghiên cứu CNXH( Trung Quốc) số 7/2007 – Thông tin những vấn đề lý luận, số 9, tháng 5/ 2008
(43)
Commission Europộene, Les relations industrielles dans l'Europe en 2006
chiếm tỷ lệ cao ở đối tượng lao động lớn tuổi và làm việc trong các lĩnh vực công cộng, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xó hội và chiếm tỉ lệ thấp nhất ở các đối tượng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Lực lượng lao động làm việc trong các xí nghiệp nhỏ cũng ít có xu hướng tham gia công đoàn(43). Đến nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, số công đũan viờn ở Anh giảm xuống cũn 7 triệu (vào những năm 60 của thế kỷ XX, con số này là khoảng 13,5 triệu). Hội viên công đoàn Pháp giảm từ 2 triệu người (năm 1981) xuống cũn 400 ngàn người (năm 1997)(44).
Theo một số cụng trỡnh nghiờn cứu, thỡ tại hầu hết cỏc nước TBPT, GCCN có bốn điểm chung là: (1)chuyển hoá từ quan điểm chủ nghĩa tập thể sang chủ nghĩa cá nhân, biểu hiện là hội viên công đoàn giảm, mức độ hưởng ứng đối với kỷ luật tập thể và chính sách tập thể của công nhân rất thấp; (2) nội bộ GCCN phõn hoỏ hai cực, hỡnh thành "người bên trong - người bên ngoài"; (3) phân chia theo nghiệp chủ, ngành nghề, bộ phận kinh tế hoặc lĩnh vực ngành nghề, xa rời chủ nghĩa tập thể và hoạt động tập thể; (4) GCCN có tổ chức bị chia rẽ, biểu hiện là xung đột nội bộ công đoàn và nội bộ công nhân.
Bốn là, những thay đổi trong hoạt động công đoàn ở các nước TBPT. Các công đoàn phải đối phó thường xuyên với một đối thủ đầy thế lực thường xuyên tác động, kìm hãm, chia rẽ phá hoại PTCN là GCTS lũng đoạn trong từng nước cũng như trên phạm vi khu vực và quốc tế. Giai cấp này có nhiều kinh nghiệm được tích lũy qua quá trình thống trị, lại nắm trong tay quyền lực bộ máy nhà nước, kinh tế, chính trị tư tưởng. Hơn nữa, với cơ chế TBCN (chủ - thợ), đông đảo công nhân và người lao động vẫn ở vị trí làm thuê, bị bóc lột nặng nề dưới những hình thức tinh vi. Một bộ phân không nhỏ bị gạt ra khỏi dây chuyền sản xuất, thậm chí bị gạt ra ngoài lề xã hội. Tình trạng thất nghiệp cơ cấu và giảm việc làm có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là xuất phát từ việc chuyển từ quá trình cơ khí hóa sang tự động hóa sản xuất, phát triển các ngành công nghiệp mới, đưa tới tách dần lao động sống ra khỏi khu vực sản xuất đang tăng lên. Theo tính toán của chính phủ Pháp, năm 2000 tự động hóa làm giảm số
(44)
Antoine, Le syndicalisme en Europe, le 30 aoỷt 2008,
81
lượng công nhân công nghiệp 40% và nhân viên phục vụ 33%. Nạn thất nghiệp và cơ hội kiếm việc làm rất khó khăn liên quan đến 10-20% công nhân trong thập niên 90.
Trước thực tế trên, giới chủ lợi dụng vấn đề thất nghiệp để tấn công vào các tổ chức của GCCN, thực hiện học thuyết tự do hóa mới, đẩy mạnh tư nhân hóa, thu hẹp hoặc xóa bỏ những đảm bảo chính trị - xã hội mà GCCN và những người lao động đã giành được thông qua các cuộc đấu tranh lâu dài trước đây. Mặt khác, những điều chỉnh về sở hữu, quản lý và phân phối của CNTB hiện đại đã xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, đồng thời tạo ra sự ngộ nhận trong một bộ phận GCCN và nhân dân lao động về bản chất của CNTB; rằng dường như ngày nay CNTB đã thay đổi cơ bản không còn là chế độ bóc lột nữa, người lao động trở thành đồng chủ sở hữu... Điều này đã tạo ra sự hẫng hụt về nhận thức chính trị về đối tượng đấu tranh trong GCCN. Do đó GCTS một mặt chia rẽ hàng ngũ GCCN và tổ chức công đoàn, lôi kéo một bộ phận đi theo họ, mặt khác thi hành những chính sách và biện pháp hạn chế quyền bãi công, biểu tình của công nhân, hạn chế để làm giảm vai trò của các tổ chức công đoàn, quyền lợi và vai trò của đoàn viên công đoàn bị cắt xén. Những thành viên của các công đoàn là những người bị đuổi việc trước tiên. Chỉ tính từ năm 1998 đến năm 2008, ở Anh có 713 nghìn công nhân là đoàn viên công đoàn bị đuổi việc và thay vào đó là 469 nghìn người mới ngoài tổ chức công đoàn. Mọi biểu hiện phản đối và đình công đều bị nhà nước tư sản và giới chủ đàn áp thẳng tay, các công đoàn ủng hộ đình công đều bị phạt hoặc giải tán(45). Như vậy, thông qua việc tấn công vào các tổ chức và phong trào đấu tranh của công nhân, GCTS đã thành công trong việc làm yếu cơ sở tồn tại và hoạt động của công đoàn.
Mặt khác, do có sự cơ cấu lại nền kinh tế các nước G7 nên có sự thay đổi cơ cấu đội ngũ GCCN và viên chức. Các hình thức mới trong QHSX và các hình thức quản lý thay đổi, cộng với chính sách tự do hóa, cổ phần hóa các xí nghiệp làm cho phong trào công đoàn lâm vào tình hình hết sức khó khăn. Có sự giảm sút số lượng người tham gia vào công đoàn. Tỉ lệ công nhân tham gia công đoàn ngày càng giảm. Bên cạnh đó, nhiều xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng cửa nên tổ chức công
(45)
Học viên Chính trị quóc gia Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng quan đề tài cấp
bộ: Những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân hiện đại và phong trào công nhân ở các nước tư bản hiện nay, Hà Nội 1998, tr 15, 37, 39
nhân ở đó buộc phải giải thể. Luật lao động bất bình đẳng, những hạn chế do chính quyền giới chủ áp dụng với những nguyên cớ khác nhau nhằm hạn chế, ngăn cản quyền thành lập các tổ chức của người lao động, làm cho phong trào công đoàn ở các nước TBPT có những bước thăng trầm khá rõ. Theo con số thống kê chính thức của Tổng Cục Thống kê Pháp (INSEE), năm 1960, tỉ lệ người lao động của nước này tham gia công đoàn là 35%, năm 1980 tỉ lệ này chỉ còn 20% và năm 2005 còn 12%(46). Tỉ lệ tham gia công đoàn chỉ là 8% dân số, trong đó 6% ở khu vực tư nhân, 15% trong ngành công vụ, 25% trong giáo dục, vận tải và y tế công(47). Tất cả các tổ chức công đoàn lớn ở Pháp (Liên đoàn lao động dân chủ CFDT, Tổng Liên đoàn lao động CGT, Lực lượng công nhân FO, Tổng liên đoàn cán bộ CFE-CGC, Tổng liên đoàn những người lao động Cơ đốc giáo CFTC…) đều trong tình trạng bị giảm sút mạnh về số lượng công đoàn viên, đặc biệt là trong thành phần công nhân. Công đoàn CGT, trước đây được coi là thuộc ảnh hưởng của Đảng Cộng sản, có lúc có tới trên 2,5 triệu công đoàn viên, hiện chỉ còn 710 nghìn, tuy vẫn dẫn đầu trong các cuộc bầu cử nghiệp đoàn (32,6% năm 2002). Công đoàn CFDT, được coi là thân Đảng Xã hội, hiện tuy đứng thứ nhất trong các tổ chức công đoàn Pháp về số lượng công đoàn viên (đứng thứ hai về bầu cử với 25,2% số phiếu), cũng chỉ có 875 nghìn công đoàn viên(48). Như vậy, thành phần công nhân, vốn là lực lượng nòng cốt của phong trào công đoàn, ngày càng giảm. Theo Dominique Labbé và Stesphane Courtois, Tổng Liên đoàn lao động Pháp CGT, tổ chức công đoàn vốn lớn nhất Pháp cho tới những năm 90 thế kỷ XX, thì năm 1975, có 65% đoàn viên công đoàn là công nhân, đến năm 1998 tỉ lệ này chỉ còn 39%(49). Lực lượng công nhân đoàn viên của các tổ chức công đoàn ở Pháp hiện kém xa ở Bỉ. Tại nước này, Liên hiệp Công đoàn cơ đốc giáo CSC có 1,7 triệu công đoàn viên, Tổng liên đoàn lao động CGTB có 1,2 triệu công đoàn viên, công đoàn của những người làm nghề tự do CGSLB cũng có tới 220 nghìn thành viên(50). Tại Đức, từ con số 12 triệu công đoàn viên năm 1991, đến cuối năm 2002 Liên hiệp công đoàn Đức DGB
(46)
Theo trang web cité-science. fr/ travail/symdic.htm: Về cuộc hội thảo về khủng hoảng của hoạt động công đoàn tiến hành cuối trong các tháng đầu năm 2001, thì ở Pháp tỉ lệ người ăn lương (wage-earner hay salarié) tham gia công đoàn chỉ dưới 6% thấp nhất châu Âu. Tuy nhiên, theo trang web etnoka.fr ngày 25/7/2007, thì tỉ lệ này là 10%.
(47) Xem trang web www.liberte-cherie. com, ngày 2/9/2006.
(48) Xem trang web www.wikipedia.org/wiki.
(49) Xem Regards sur la crise du syndicalisme (Nhìn nhận cuộc khủng hoảng của phong trào công đoàn), của Dominique Labbé et Stéphane Courtois, Nxb L' Harmattan.
83
chỉ còn có 7,7 triệu công đoàn viên và tỉ lệ trên 30% số người ăn lương tham gia công đoàn trong nhiều năm đã tụt còn 20%(51). Tại Mỹ, tỉ lệ tham gia công đoàn trong khu vực tư nhân là 9%, còn trong khu vực công cộng là 14%(52).
Công đoàn ở các nước Bắc Âu là một tập hợp của nhiều tổ chức công đoàn - nghề nghiệp. Khả năng thu hút lượng thành viên lớn là nét rất riêng của nhiều tổ chức công đoàn tại đây và ít gặp trong bối cảnh hiện nay. Tỷ lệ người lao động tham gia công đoàn ở các nước Bắc Âu cao hơn hẳn so với ở các nước Tây Âu, nơi phong trào công đoàn vẫn hoạt động theo lối truyền thống. Ví dụ, hơn 80% người lao động ở Thụy Điển, Đan Mạch tham gia công đoàn. Tỷ lệ đó ở Na Uy và Phần Lan là hơn 78%. Trong khi ở Pháp, Đức, Anh con số tương ứng chỉ là 10%, 23% và 29%. Tổng Công đoàn Thụy Điển hiện vẫn duy trỡ được số lượng với khoảng 90% công nhân áo xanh (2,2 triệu) và 80% viên chức (1,3 triệu) trong tổng số 4,4 triệu lao động. Tổng Công đoàn Na Uy (LO) là tổ chức công đoàn quốc gia lâu đời nhất (110 năm) và lớn nhất ở Na Uy với 867 nghỡn đoàn viên, thuộc 21 tổ chức công đoàn ngành nghề trong cả nước. Hỡnh thức hoạt động của công đoàn cũng có sự thay đổi, thương lượng tập thể có lúc được thay thế bằng luật pháp hoặc được phân cấp cho các ngành. Mối quan