II. Trình độ giác ngộ, tổ chức và sự lựa chọn con đường cách mạng dân chủ hoà bình của công nhân ở các nước tư bản phát triển
3. Nội dung, hỡnh thức đấu tranh của giai cấp côngnhâ nở các nước tư bản phát triển và những cuộc đấu tranh tiêu biểu
3.3. Đấu tranh thông qua hỡnh thức thương lượng tập thể
Thụng qua hỡnh thức đấu tranh đũi mở rộng và tăng cường ký kết hợp đồng kinh tế giữa tập thể công nhân và chủ tư bản, quyền hạn của người lao động đó được mở rộng. Ở các nước TBPT Tây Âu, tỉ lệ người lao động mà tiền lương và những điều kiện công việc và điều kiện lao động của họ được ấn định thông qua các thỏa thuận tập thể giữa giới chủ và người lao động là rất cao (ở phần lớn các nước TBPT thuộc Liên minh châu Âu, tỉ lệ này là lớn hơn hoặc bằng 80%). Ở Đức, Pháp, Áo,và Hà Lan, các hiệp định "hỡnh quạt" mở rộng ra cho những thỏa thuận giữa ụng chủ và những người lao động không phải là thành viên của các tổ chức ký kết.
Sau đây là các số liệu Báo cáo của OIT về tỉ lệ người lao động tham gia các thỏa thuận thương lượng tập thể ở những lục địa khác nhau trên thế giới (Bảng 10).
Bảng 10: Tỉ lệ người lao động tham gia các thỏa thuận tập thể(55)
Nước Năm
Tỉ lệ người lao động tham gia thỏa thuận tập thể Đức 2001 67 Áo 2001 98 Bỉ 2001 >90 (55)
Nước Năm
Tỉ lệ người lao động tham gia thỏa thuận tập thể
Đan Mạch 2001 83 Tây Ban Nha 2001 81 Phần Lan 2001 90 Pháp 2001 90-95 Hung ga ri 2001 45-50 Italia 2001 90 Luxembourg 2001 58 Hà Lan 1998 78 Ba Lan 2001 28 Bồ Đào Nha 2001 87 Anh 2001 36
93
Nước Năm
Tỉ lệ người lao động tham gia thỏa thuận tập thể
Thụy Điển 2001 >90 Thụy Sĩ 1999 37
Ở Đức, Áo, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, các thương lượng chủ yếu xoay quanh mức độ "hỡnh quạt"; ở Phỏp và Anh thỡ sự thương lượng ở mức độ xí nghiệp chiếm chủ yếu.
Sự thương lượng tập thể ở mức độ xí nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Ví dụ như ở Đức, đất nước có một truyền thống lâu đời về thương lượng "hỡnh quạt", số lượng các xí nghiệp đó ký kết những thỏa thuận ở quy mụ xớ nghiệp tăng rừ rệt từ 10 năm nay ( từ 3.150 xí nghiệp vào năm 1991 lên đến 7.063 xí nghiệp năm 2002, đạt một mức tăng là 124%). Khoảng 15% lực lượng lao động tham gia các thỏa thuận ở mức độ xí nghiệp(56).
Ở đại bộ phận các nước TBPT, các thương lượng ở mức độ xí nghiệp nhằm mục đích làm giảm các nguy cơ xung đột lao động, tăng cường khả năng của xí nghiệp để đáp ứng các đũi hỏi cấp bỏch của thị trường sản phẩm và thị trường lao động. Trong trường hợp các xí nghiệp chủ yếu sản xuất để phục vụ xuất khẩu, các thương lượng ở mức độ này có thể giúp các xí nghiệp thích ứng với những yêu cầu khắt khe về thương mại.