II. Trình độ giác ngộ, tổ chức và sự lựa chọn con đường cách mạng dân chủ hoà bình của công nhân ở các nước tư bản phát triển
2. Giai cấp côngnhâ nở các nước tư bản phát triển lựa chọn con đường cách mạng dân chủ hoà bình.
cách mạng dân chủ hoà bình.
Thứ nhất, về quy mô lực lượng tham gia đấu tranh, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân không hề giảm sút. Có quan điểm cho rằng, do ảnh hưởng của trào lưu DCXH và do CNTB điều chỉnh nên PTCN không diễn ra mạnh mẽ, đồng thời khi trào lưu DCXH mở rộng ảnh hưởng ra ngoài châu âu, sang các nước tư bản đang phát triển á, Phi , Mỹ Latinh, thì PTCS ở các nước tư bản đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế phong trào công đoàn vãn phát triển rộng rãi, không chỉ trong công nhân và tầng lớp những người làm công ăn lương, mà còn phát triển trong hàng ngũ viên chức nhà nước, trong tầng lớp trung gian. Ngay khi cả khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, PTCN vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển cho dù tính chất của các cuộc đấu tranh của GCCN và vai trò của công đoàn đã có sự thay đổi. ở nhiều nước TBPT, công đoàn không còn là tổ chức chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của GCCN, mà còn đóng vai trò người hòa giải, cân bằng lợi ích giữa giới chủ, công nhân và chính phủ. Không ít các tổ chức công đoàn do chính phủ hoặc giới chủ chi phối. Tuy nhiên, về cơ bản, công đoàn vẫn là người đại diện của công nhân, viên chức trong các cuộc đấu tranh và thương lượng tập thể.
Thứ hai, về tính chất các cuộc đấu tranh của GCCN ở các nước TBPT trong thời gian từ sau chiến tranh lạnh đã có những biểu hiện mới.
Mục tiêu đấu tranh của GCCN đã mở rộng và hòa vào mục tiêu đấu tranh của nhiều giai tầng xã hội. GCCN ở các nước TBCN đấu tranh vì: 1) quyền có việc làm; 2) một công việc có ý nghĩa với việc liên kết tối đa trong mọi công việc theo khả năng chia sẻ các trách nhiệm xã hội; 3) có nhiều hàng hóa tiêu dùng được xã hội hóa, kể cả giáo dục các cấp, y tế chăm sóc người cao tuổi, trông nom trẻ nhỏ, vận tải và giải trí; 4) sản xuất được kiểm soát dân chủ một cách tối đa hoặc do công nhân hoặc do cộng đồng hoặc do cả hai; 5) số giờ làm việc càng ít càng tốt; 6) nền sản xuất thân thiện với môi trường; 7) không phân biệt bất cứ chủng tộc, thứ hạng ; 8) quyền bình
đẳng (thật sự chứ không phải thứ quyền bình đẳng giả tạo, cơ hội) được nhìn nhận như một lợi ích tự thân. Như vậy phong trào đấu tranh mở rộng sang nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, công nhân không chỉ đấu tranh cho lợi ích trực tiếp của giai cấp, tầng lớp mình, cho dân tộc mình, mà còn đấu tranh cho dân tộc khác, cho mục tiêu chung của loài người như: đòi hòa bình, bảo vệ môi trường...
Bên cạnh mục tiêu kinh tế còn có các mục tiêu khác như dân chủ trong quản lý, bảo vệ nhân quyền, chống phân biệt chủng tộc, chống chủ nghĩa phát xít, chống toàn cầu hóa - bảo vệ lợi ích của các nước lạc hậu và đang phát triển, bảo vệ môi trường sống, phê phán nhóm nước G7 và các tổ chức tài chính quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia… Dường như tất cả các hội nghị của tổ chức thương mại thế giới WTO đều bị nhân dân phản đối quyết liệt với khẩu hiệu: “Toàn cầu hóa làm nghèo thêm các nước nghèo”. Tại Oasinhtơn (Mỹ), khi Hội nghị 10 nước công nghiệp phát triển với Uỷ ban chính sách của Quỹ tiền tệ quốc tế diễn ra, thì hàng vạn người kéo tới nơi họp, lên án IMF, đòi các nước phát triển xóa nợ và trợ giúp cho các nước nghèo, đòi các nước phát triển phải đóng góp nhiều hơn và có biện pháp bảo vệ môi trường.
Điều mới mẻ trong phong trào công nhân là GCCN, nhân dân lao động và các tầng lớp khác ở các nước TBPT không chỉ đấu tranh với giai cấp thống trị, với chính phủ nước mình, mà còn đấu tranh với các tổ chức tài chính quốc tế và các tập đoàn xuyên quốc gia.
Về hình thức, đặc trưng của các cuộc đấu tranh của GCCN ở các nước TBPT là diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Nhìn chung những cuộc đấu tranh này ít đặt ra vấn đề thay đổi chế độ chính trị, hoặc đòi lật đổ chính phủ, mà chỉ nhằm điều chỉnh các chủ trương, chính sách của nhà nước. Trong khi đó, các cuộc đấu tranh của quần chúng ở các nước tư bản đang phát triển và nước nghèo lại đòi thay đổi chính phủ và sử dụng bạo lực.
Hầu hết ĐCS ở các nước TBPT đều cho rằng, GCCN nắm chính quyền nhà nước là điều kiện cần thiết để thực hiện CNXH, nhưng điều kiện để GCCN ở các nước này giành chính quyền hoàn toàn khác với tình hình ở nước Nga và Trung Quốc trước đây. Về bản chất, nhà nước tư sản là công cụ thống trị của GCTS vẫn chưa thay đổi,
87
nhưng do cuộc đấu tranh lâu dài của GCCN và nhân dân lao động, khiến nhiều nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội nhiều hơn trong việc bảo đảm xã hội và mở rộng tái sản xuất. Vì vậy, chính sách của nhà nước là kết quả của sự thoả hiệp và đấu tranh giữa các lực lượng chính trị thuộc các đảng phái khác nhau, của đấu tranh và thoả hiệp giữa lao động và tư bản. Xu hướng hoạt động của nhà nước dần dần độc lập với sự khống chế trực tiếp của GCTS. Điều này tạo điều kiện cho GCCN tiến hành cải tạo hoà bình và dân chủ đối với thiết chế nhà nước. Thông qua việc cải tạo hoà bình, GCCN có thể giành được quyền lãnh đạo nhà nước, biến nhà nước thành công cụ của cách mạng XHCN. Đồng thời, họ còn cho rằng, chế độ dân chủ ở các nước TBCN là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, dân chủ và tự do vừa là thành quả của cách mạng tư sản, cũng là thành quả của đấu tranh giai cấp giữa GCCN và nhân dân lao động với GCTS. Đảng Cộng sản có thể thông qua đấu tranh nghị viện dân chủ và hoà bình để cải tạo bộ máy nhà nước tư sản, làm thay đổi nội dung và cơ cấu dân chủ truyền thống của chúng, xác lập dân chủ XHCN. Vì vậy, hình thức đấu tranh giành chính quyền của Đảng Cộng sản ở các nước TBPT là lợi dụng nghị viện, thông qua con đường dân chủ để thực hiện mục tiêu XHCN.