hiện đại hoá
Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, Hàn Quốc rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển
nguồn nhân lực ở Hàn Quốc bao gồm nhiều khía cạnh. Đó là việc đào tạo giới lãnh đạo trong bộ máy chính phủ, đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, Nhà nước Hàn Quốc không chỉ chú trọng đầu tư vật chất mà còn có những hình thức nội dung đào tạo phù hợp, hiệu quả với từng đối tượng.
- Hệ thống giáo dục ở Hàn Quốc tương đối đa dạng, bên cạnh hệ thống trường công là hệ thống trường tư. Bên cạnh hình thức đào tạo chính quy là hệ thống đào tạo tại chức hoặc chế độ luân phiên dự các lớp bồi dưỡng, đào tạo. Nhà nước còn hỗ trợ kinh phí cho các sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm được nhận một khoan tiền vay với lãi suất hết sức ưu đãi để họ có khả năng mở một doanh nghiệp nhỏ. Như vậy, với chính sách này, họ không những có khả năng giải quyết việc làm mà còn có thể áp dụng kiến thức đã có thông qua công việc kinh doanh của mình.
- Về phương pháp đào tạo, Hàn Quốc rất chú trọng kết hợp chặt chẽ những yếu tố đặc sắc của văn hoá phương Đông với việc mở rộng và tiếp cận các kiến thức và thành tựu khoa học công nghệ của phương Tây. Các yếu tố văn hoá truyền thống được Hàn Quốc khai thác, khích lệ và tinh thần tự cường, ý thức dân tộc cao; đạo đức lao động, tinh thần kỷ luật, tôn ti trật tự xã hội từ gia đình đến cộng đồng. Do vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường và cách mạng khoa học công nghệ đang thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hoá Đông - Tây thì sự xâm nhập về văn hoá phương Tây không làm mất đi bản sắc dân tộc của người Hàn Quốc.
- Chính sách tạo nguồn nhân lực của Hàn Quốc luôn gắn với việc bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài vào các lĩnh vực lãnh đạo và bộ máy kinh tế. Ở Hàn Quốc, những học sinh xuất sắc thường được chọn vào các trường quản lý hành chính quốc gia, các trường kinh doanh, ngoại giao, ngoại thương v.v..