Lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá phù hợp để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 102 - 106)

tăng trưởng kinh tế

Vào những năm 50, trong khi nhiều quốc gia ở châu Á - Phi - Mỹ La Tinh, vốn là những nước chậm phát triển, kinh tế thấp kém lạc hậu đang lúng túng mò mẫm tìm kiếm con đường phát triển thì Hàn Quốc và một trong số ít nước đã sớm nhận thức về khả năng phát triển nền kinh tế thông qua con đường công nghiệp hoá. Sự lựa chọn này trước hết một phần quan trọng do nhận thức đúng đắn của giới lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, một phần do những bức bách của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc vốn có diện tích nhỏ bé, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, lại ở vào vị trí địa lý tự nhiên và chính trị không mấy thuận lợi, phải thường xuyên đối mặt với những mối quan hệ đối địch quyết liệt, có ý nghĩa sống còn- quan hệ hai miền Nam và Bắc Triều Tiên. Thực tế cho thấy, thiên nhiên đã không ưu ái với Hàn Quốc, trong khi đó hậu quả chiến tranh, sức ép dân số về đời sống việc làm khiến cho con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá không xuôi chiều, dễ dàng như một số quốc gia khác trên thế giới.

Để thoát khỏi những khó khăn về kinh tế, Hàn Quốc đã triển khai chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời gian đầu Hàn Quốc đã tập trung sản xuất hàng tiêu dùng để thay thế nhập khẩu (hướng nội). Khi ấy nhà

nước Hàn Quốc cho rằng, chiến lược thay thế hàng nhập khẩu có nghĩa là phát triển công nghiệp tiêu dùng, phát triển những cơ sở công nghiệp qui mô vừa và nhỏ có đặc điểm vốn đầu tư ít, thu hồi vốn cũng như lợi nhuận nhanh, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn. Đầu tư phát triển như vậy có tác dụng nhất định là đẩy nhanh tích luỹ ban đầu, giảm ngoại tệ dùng cho nhập khẩu hàng hoá. Trước 1962 có thể nói Hàn Quốc thực hiện khá triệt để chiến lược công nghiệp hoá khuyến khích sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước có khả năng sản xuất. Việc áp dụng chính sách bảo hộ công nghiệp thông qua việc đánh thuế cao với hàng nhập khẩu cùng với việc thiết lập hệ thống hối đoái với tỷ giá nhiều ưu đãi cho các mặt hàng sản xuất trong nước.

Chính sách bảo hộ công nghiệp được coi như một biện pháp quan trọng của Hàn Quốc trong bước khởi đầu công nghiệp hoá. Hàn Quốc tin hy vọng việc xây dựng những cơ sở công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu không chỉ giúp tiết kiệm một số ngoại tệ đáng kể mà còn thiết lập được một hệ thống công nghiệp tự lực hơn là thuần tuý dựa vào xuất khẩu, hơn nữa là xuất khẩu vào những thị trường xa lạ, tính khả thi thấp và khó có thể hy vọng thành công. Những tính toán được mất đã được giới lãnh đạo lựa chọn và đã hướng vào công nghiệp hoá hướng nội. Với trình độ công ngiệp hạn chế, lực lượng lao động rẻ và đông đảo, sức mua của thị trường chưa lớn lắm do hạn chế về thu nhập nên trước hết công nghiệp hoá phải tập trung giải quyết nhu cầu trong nước. Với nhận thức như vậy, chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được xem là phương án khả thi nhất được sự chấp nhận rộng rãi của giới kinh doanh và giới lãnh đạo Hàn Quốc. Nhà nước đã có hàng loạt chính sách có tính chất nâng đỡ và khuyến khích mạnh mẽ với ****** công nghiệp phát triển phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong ******

Thực tế ấy cũng chỉ ra rằng, trong chừng mực nhất định ***** công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đã tạo ra một số tiền đề có ý nghĩa quan trọng để công nghiệp hoá, hiện đại hoá Hàn Quốc chuyển sang chiến lược hướng về

xuất khẩu trong giai đoạn sau. Tuy nhiên, đi vào thực tế, công nghiệp hoá theo hướng chiến lược hướng nội khong mang lại những kết quả như mong muốn, những sản phẩm trong nước chế tạo không đạt được sự cạnh tranh cao. Thực tế hàng ngoại vẫn tốt và rẻ hơn so với hàng nội. Như vậy, trong công nghiệp hoá giai đoạn này hiệu quả đầu tư thấp, sức cạnh tranh tất yếu. Vì ngay khi chế tạo những sản phẩm thay thế nhập khẩu, Hàn Quốc vẫn phải nhập máy móc hay linh kiện từ nước ngoài. Nghĩa là vượt ra ngoài ý muốn, Hàn Quốc vẫn phải chi ngoại tệ với khố lượng lớn cho nhập khẩu dẫn đến sự thiếu hụt về cán cân thương mại nhiều năm do tình trạng nhập siêu. Trong khi đó, dung lượng tiêu thụ của thị trường trong nước lại hạn chế, do thu nhập của dân cư thấp nên thị trường trong nước đã nhanh chóng bão hoà đối với không ít các loại sản phẩm ngay cả khi chúng được coi là thiết yếu. Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng, do chính sách bảo hộ công nghiệp và những ưu đãi với công nghiệp trong nước đã gây ra những hậu quả tiêu cực với sản xuất lẫn thể chế xã hội. Các công ty trong nước được bảo hộ, nên những sản phẩm của họ chất lượng kém vẫn tiêu thụ được do không phải cạnh tranh. Dù muốn hay không người dân đều phải chấp nhận mà không có quyền lựa chọn. Như vậy, vô hình chung, chính sách hỗ trợ của nhà nước tạo cho các doanh nghiệp trong nước sự ỷ lại, không chú trọng cải tiến chất lượng hàng hoá. Do những tính toán sai lầm về chiến lược thay thế nhập khẩu, cùng chính sách bảo hộ công nghiệp quá đáng đã làm méo mó hoạt động kinh doanh và còn gây ra những khó khăn cho việc đánh giá xác đáng tính tiêu cực hay tích cực của chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.

Quá trình thực hiện CNH thay thế nhập khẩu kéo dài không lâu, những cái được và những hạn chế của chiến lược nàyđược giới nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc phân tích kỹ lưỡng, đánh giá đầy đủ vị trí của nó trong tiến trình công nghiệp hoá để có sự tiếp nối với chiến lwocj mới là chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Với ý nghĩa ấy, người Hàn Quốc đều nhận thấy rằng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất

khẩu là kế thừa những mặt tích cực của quá khứ và sửa chữa những sai lầm có tính bất cập trước đây do quá chú trọng vào thay thế hàng nhập khẩu.

Do vậy, vào cuối kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962-1966), Hàn Quốc đã bước đầu có sự chuyển hướng công nghiệp hoá sang giai đoạn mới. Có thể nói, Hàn Quốc là một trong số ít nước sớm chuyển sang công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, khi mà phần lớn các nước đang phát triển khác vẫn còn tiếp tục hào hứng với tư tưởng tự lực cánh sinh hay "thay thế nhập khẩu". Đây là giai đoạn kinh tế Hàn Quốc trở nên sôi động với cuộc chạy đua hướng về xuất khẩu.

Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu được khái quát bằng công thức sau: xuất khẩu các mặt hàng chế tạo + nhập khẩu các sản phẩm trung gian + đầu tư nâng cao năng suất lao động + thay thế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu. Sự khôn ngoan của Hàn Quốc thực hiện đan xen giữa hướng nội và hướng ngoại trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đi đến mục đích cuối cùng là tăng cường và đẩy nhanh xuất khẩu.

Với mục đích ấy, Hàn Quốc đã nhanh chóng chuyển sang đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ, đặc biệt là những sản phẩm từ công nghiệp dệt, may mặc, trong khi ấy vẫn chú trọng đầu tư xây dựng công nghiệp nặng để có những sản phẩm trung gian, như thiết bị máy móc để thay thế nhập khẩu. Việc phát triển công nghiệp nặng dựa theo một chiến lược tổng thể, xây dựng các ngành công nghiệp liên quan sử dụng sản phẩm của nhau. Sau khi đã đáp ứng được nhu cầu trong nước thì nhanh chóng vươn sang xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hàn Quốc đã xuất khẩu ô tô, tàu biển, những sản phẩm của công nghiệp điện tử, những giàn khoan và các cấu kiện, phụ tùng.

Như vậy, Hàn Quốc thực hiện công nghiệp hoá theo hướng tập trung phát triển công nghiệp nhẹ, sau đó phát triển công nghiệp nặng. Rõ ràng, bước đi ban đầu như vậy sẽ khắc phục được tình trạng tích luỹ vón chậm, không bị tồn đọng lớn. Về xuất khẩu, khác với các nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu chủ yếu là xuất khẩu hàng nông sản là nguyên liệu thô, nhưng Hàn

Quốc bắt đầu xuất khẩu từ các sản phẩm công nghiệp nhẹ có sử dụng nhiều lao động, đồng thời cũng là ngành có nhiều lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế.

Khi xem xét những lợi thế để lựa chọn các ngành công nghiệp, Hàn Quốc không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nhưng vốn liếng quí của họ là nguồn sức lao động dồi dào và họ đã chú trọng khai thác tiềm năng đó. Để hướng hoạt động công nghiệp về xuất khẩu, Hàn Quốc biết tìm ra nhưng "ô trống" trên thị trường thế giới và mạnh dạn sử dụng nguồn lao động trong nước để sản xuất những loại sản phẩm cần ít vốn đầu tư nhưng lại có khả năng tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.

Nhờ biết nắm bắt nhu cầu thị trường quốc tế, các ngành công nghiệp Hàn Quốc nhiều khi sản xuất và xuất khẩu những loại sản phẩm tuy nhỏ nhưng khả năng và khối lượng xuất khẩu lại rất lớn. Đó cũng là một cách đầu tư vừa có hiệu quả vừa tạo được nhiều việc làm, nâng cao mức sống dân cư. Từ đó, Hàn Quốc chuyển dần sang ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao hơn để tạo ra ưu thế cạnh tranh mới.

Với cách đi này, Hàn Quốc không những phát triển được những ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới mà còn giải quyết được tình trạng lao động thất nghiệp gây khó khăn cho nền kinh tế - xã hội. Điều đáng chú ý là việc nghiên cứu thị trường quốc tế phải đi trước một bước và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định cơ cấu các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc nâng cấp công nghiệp và tập trung phát triển những ngành công nghệ cao được Hàn Quốc chú trọng theo mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư nhằm không ngừng nâng cao vị thế của Hàn Quốc trong nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w