Tạo lập cơ cấu ngành công nghiệp năng động trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 106 - 109)

Trong tiến trình CNH ở Hàn Quốc, chính sách đa dạng hoá phát triển công nghiệp là một khía cạnh quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hàn Quốc. Qua các giai đoạn khác nhau, Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách công nghiêp hoá khác nhau để thay đổi liên tục cơ cấu ngành và khuyến khích các loại hình doanh nghiệp trong phát triển. Đặc trưng cơ bản nhất trong chính sách phát triển công nghiệp của Hàn Quốc là gắn quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và cơ cấu kinh tế thích ứng với từng giai đoạn.

Giai đoạn những năm 60, mục tiêu nhằm đặt nền tảng cơ sở cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế với thu hút đầu tư của nước ngoài (chủ yếu là các khoản vay); khuyến khích những ngành công nghiệp xuất khẩu; khuyến khích các ngành công nghiệp chủ đạo phục vụ xuất khẩu như dệt may, các ngành công nghiệp gia dụng, công nghiệp chế biến thực phẩm.

Bước vào giai đoạn những năm 70, phát triển công nghiệp hướng về các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, đó là công nghiệp nặng và hóa chất. Chuyển dịch cơ cấu ngành từ coi trọng vốn sang coi trọng công nghệ, khuyến khích công nghiệp nặng và hoá chất và các ngành xuất khẩu khác, mở rộng trang thiết bị trong các xí nghiệp tư nhân, tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp trên thị trường thế giới với việc chuyển từ những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao.

Bước vào giai đoạn những năm 80, Hàn Quốc chú trọng tăng cường chất lượng và đa dạng hoá hàng xuất khẩu. Việc mở rộng xuất khẩu những mặt hàng sử dụng công nghệ, kỹ thuật cao (kể cả xuất khẩu nhà máy và các dịch vụ thiết kế chế tạo), thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp kỹ thuật công nghệ cao, thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin.

Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hàn Quốc cho thấy chính sách đa dạng hoá trong công nghiệp đã hướng đến những nhu cầu mới

và đưa tới sự rút ngắn hoặc bước đi tắt về công nghệ. Đồng thời, chính quá trình hiện đai hoá công nghệ cũng đều phải bám sát các mục tiêu phát triển của công nghiệp. Qua công nghiệp hoá ở Hàn Quốc ta thấy chính sách công nghiệp có chất lượng lao động cao, vừa nâng cao từng bước chất lượng công nghệ để phù hợp với nhu cầu tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá và thu hút giải quyết việc làm trong xã hội.

Trong chiến lược CNH của mình, bên cạnh tập trung cho các tập đoàn công nghiệp lớn, Hàn Quốc vẫn coi trọng các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nó vừa dễ thích ứng với những biến động về công nghệ, thị trường, lại cần ít vốn nên dễ huy động tạo cơ hội cho nhiều người có thể tham gia đâu tư. Ở Hàn Quốc, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho bất kỳ người dân nào lập ra những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự hỗ trợ ấy trên nhiều phương diện về tài chính, công nghệ, thông tin và marketing. Nhà nước còn hỗ trợ triển khai chương trình hiện đại hoá tập thể để giúp các doanh nghiệp này vượt qua những khó khăn do qui mô, trình độ công nghệ, tránh tình trạng tụt hậu so với các tập đoàn lớn. Do vậy, chính phủ khuyến khích các công ty lớn hợp tác và nâng đỡ các doanh nghiệp nhỏ vè sản xuất các phụ kiện, các bộ phận chi tiết và sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật. Trong những thập kỷ gần đây, hàng loạt dịch vụ mới đã được trao cho các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước còn khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ tư nhân xây dựng các hội hợp tác và tài trợ cho các hiệp hội này. Trong tất cả các biện pháp trên, chính sách hỗ trợ về tài chính được coi là trọng tâm. Để các chính sách đi vào đời sống, Nhà nước đã cụ thể hoá với việc công bố hàng loạt đạo luật để tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Như vậy, trong quá trình CNH, HĐH Hàn Quốc đã khéo léo, kết hợp xây dựng các loại hình doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn đan xen, bổ sung cho nhau, trong đó các doanh nghiệp lớn, các tổ hợp kinh tế tạo nên xương sống của nền kinh tế. Các doanh nghiệp lớn có vị thế vô cùng quan trọng trong quá trình CNH, vì các doanh nghiệp này mới có khả năng nghiên cứu, nắm bắt

thành tựu cách mạng khoa học công nghệ mới nhất của thời đại để định hướng đầu tư chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Hàn Quốc coi trọng vai trò các doanh nghiệp lớn và cũng khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp lớn làm đầu tầu cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được chú trọng thoả đáng làm cơ sở chế biến, gia công từng phần cho doanh nghiệp lớn và là khu đệm cho nền kinh tế tránh những cú sốc do thị trường gây ra.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w