Sự khác nhau về bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 151 - 154)

Nhìn chung, những xu hướng của nền kinh tế thế giới bắt đầu bộc lộ khi Hàn Quốc bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay vẫn được duy trì. Tuy nhiên, so với 3 thập kỷ trước đây, bối cảnh quốc tế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam bây giờ cũng có nhiều khác biệt lớn này đã tăng lên 20%/năm, đến cuối năm 1995, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên toàn thế giới đạt tới 223 tỷ USD/năm [110].

Trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia cũng phát triển mạnh hơn. Ngày nay, các công ty này đã chiếm 40% tổng sản phẩm sản xuất của thế giới tư bản, 50% tổng kim ngạch buôn bán quốc tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia này ngày nay cũng đa dạng hơn trước đây, đó là quá trình mở rộng liên kết, liên doanh, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là quá trình cùng sử dụng công nghệ và kỹ thuật mới ở nhiều nước khác nhau.

Một trong những điểm khác biệt của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay so với trước đây là vai trò ngày càng tăng của các tổ chức thương mại, tài chính quốc tế như WTO, IMF, WB… thông qua việc giải quyết tranh chấp thương mại, bản quyền giữa các nước thành viên, tiềm lực đầu tư hoặc cho vay vốn để hỗ trợ hay để tăng cường tiềm lực cho mỗi khu vực, cho mỗi quốc gia.

Thứ tư, quá trình khu vực hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và rộng

khắc trên mọi châu lục. Đây là điểm khác biệt so với thời kỳ Hàn Quốc bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự ra đời các liên minh kinh tế khu vực vừa tạo điều kiện để tăng tốc độ tự do hóa thương mại ở từng khu vực, tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên để khai thác tối đa lợi thế của khu vực mình so với các khu vực khác; vừa giúp các nước trong khu vực nâng cao khả năng cạnh tranh để hạn chế sự xâm nhập từ các nước thuộc khu vực khác.

Thứ năm, so với thời kỳ Hàn Quốc bước vào công nghiệp hóa, hiện đại

triển nhanh hơn. Hơn nữa, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại ngày nay diễn ra trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, cho nên ngày càng có sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ và sản xuất kinh doanh. Cũng trong bối cảnh này, xu thế chia sử, ủy quyền chuyển giao công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ giữa các nước, giữa các công ty. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại sẽ tạo điều kiện để Việt Nam đẩy mạnh việc tiếp thu và đổi mới công nghệ sản xuất trong nền kinh tế của mình.

Thứ sáu, xét về nguồn lực trong công nghiệp hóa, giữa Việt Nam và

Hàn Quốc cũng có những khác biệt rõ nét. Về điều kiện tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam có lợi thế hơn so với Hàn Quốc. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam tuy không lớn nhưng phong phú, đa dạng. Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng này là một trong những ưu thế của Việt Nam trong công nghiệp hóa so với Hàn Quốc. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và xuất khẩu. Trong khi đó, nguồn tài nguyên của Hàn Quốc nghèo nàn hơn, chủ yếu là than.

Về nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa tuy cả Việt Nam và Hàn Quốc đều dồi dào về sức lao động nhưng trong thời gian ngắn, Hàn Quốc đã nhanh chóng tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng (chuyên gia kỹ thuật, công nhân tay nghề cao…) thích ứng và nắm bắt được công nghệ hiện đại. Ở Việt Nam, tuy sớm chú trọng giáo dục đào tạo ở mọi cấp học để phát triển nguồn nhân lực nhưng việc chú trọng đào tạo nghề nghiệp chuyên môn còn rất hạn chế. Do vậy ở nước ta, đối với lao động phổ thông, nhìn chung trình độ học vấn không thấp, tuy nhiên chất lượng đào tạo nghề nghiệp còn thấp. Xu hướng chung của các nước công nghiệp mới hiện nay đòi hỏi lao động kỹ thuật nhiều hơn lao động thông thường. Do vậy, đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao vừa là vấn đề cấp bách trước mắt, vừa là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế Việt Nam. So với Hàn Quốc, chính sách mở cửa và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta chậm hơn. Đội ngũ

doanh nhân Hàn Quốc sớm thích ứng tổng sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trong khi đó, Việt Nam hơn một thập kỷ nay (từ 1986) mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường nên ta vẫn thiếu đội ngũ doanh gia giỏi, có kinh nghiệm trên thương trường. Bên cạnh đó, thị trường ở nước ta còn sơ khai vừa yếu, vừa thiếu, lại chưa đồng bộ. Quản lý hành chính về phía Nhà nước còn lỏng lẻo, trong khi hệ thống luật pháp lại chưa hoàn chỉnh, tạo ra những bất cập trong điều hành, tổ chức hoạt động kinh tế theo cơ chế mới.

Nhìn chung, khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xét về phương diện kinh tế xã hội, tự nhiên và các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói trên, ta dễ dàng nhận thấy những nét tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Những bài học kinh nghiệm từ thành công trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hàn Quốc cần được xem xét khi vận dụng vào hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Bởi vì, chính sự khác biệt nổi lên rõ hơn cho thấy, không phải bất kỳ bài học kinh nghiệm nào của Hàn Quốc đều có thể vận dụng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Thế giới đang có những thay đổi nhanh chóng, trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, một vấn đề làm cho mỗi người Việt Nam đề trăn trở tìm câu trả lời làm thế nào để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước tiên tiến và tăng khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế. Ở chừng mực và giác độ nhất định, kinh nghiệm công nghiệp hóa của Hàn Quốc sẽ gợi mở cho ta một số vấn đề trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.3. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC VÀO QUÁ TRÌNH CNH, HĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 151 - 154)