Tồn tại và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 81 - 83)

Bên cạnh những kết quả kinh tế đạt được, kinh tế Hàn Quốc thời kỳ cũng bộc lộ những hạn chế như tăng trưởng kinh tế có phần chậm lại từ 9,7% trong thời kỳ 1972 1976 còn 6% thời kỳ 1977 - 1981, cơ cấu kinh tế phát triển mất cân đối, tình trạng lạm phát gia tăng. Hàn Quốc cũng phải đối đầu với những thách thức trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Đó là tình trạng nợ nước ngoài tăng nhanh, nhiều hàng hoá của Hàn Quốc đã giảm dần lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Những mâu thuẫn và thách thức thể hiện rõ nét trong nền kinh tế Hàn Quốc.

- Sự lựa chọn các ngành công nghiệp hoá chất và công nghiệp nặng để đầu tư phát triển kéo theo hàng loạt sự mất cân đối khác như mất cân đối giữa công suất tạo ra và nhu cầu thấp của thị trường, đặc biệt là của thị trường nội địa; mất cân đối giữa xí nghiệp có quy mô lớn tăng nhanh và số lượng xí nghiệp vừa và nhỏ tăng chậm; mất cân đối giữa nhu cầu lao động lành nghề trong khi đó việc đào tạo chưa đáp ứng kịp. Hoạt động kinh doanh sản xuất của nhiều ngành công nghiệp hoá chất và công nghiệp nặng kém hiệu quả, điển hình là một số ngành công nghiệp hoá chất dựa vào nguyên liệu dầu lửa.

- Việc tập trung đẩy nhanh công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất quá mức dẫn đến mặt trái của nó là giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá

Hàn Quốc trên thị trường thế giới vào giai đoạn này. Do thiếu công nhân lành nghề cùng những tác động khác như nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong công nghiệp nhẹ không được chú trọng thích đáng, trợ cấp cho xuất khẩu bị cắt giảm, lạm phát tăng trong khi tỷ giá đồng Won không thay đổi đã làm giảm khả năng cạnh tranh của Hàn Quốc với ngay cả nước đang công nghiệp hoá khác.

- Nhu cầu đầu tư tăng lên nhanh chóng, để giải quyết nhu cầu này, Hàn Quốc phải đi vay nước ngoài, nên nợ nước ngoài của Hàn Quốc tăng nhanh. Năm 1973, nợ nước ngoài của Hàn Quốc là 4,3 tỷ USD, năm 1979 là 20,3 tỷ USD, năm 1982 là 37,1 tỷ USD [111].

- Sự phát triển quá nhanh của công nghiệp ngặn và công nghiệp hoá chất khiến công nghiệp nhẹ bị coi nhẹ. Cung vượt cầu ở khu vực công nghiệp nặng và hoá chất và lạm phát tăng nhanh do OPEC tăng giá dầu vào năm 1979 và do thương mại thế giới có xu hướng giảm sút. Quĩ tiền tệ quốc tế đã áp dụng những biện pháp nhằm ổn định tình hình kinh tế tức là làm nguội bớt tình trạng quá nóng của nền kinh tế Hàn Quốc. Sự ổn định này thông qua các chính sách tiền tệ và tài chính chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng tăng tỷ lệ phá sản trong kinh doanh và hạ thấp mức lương thực tế. Đó là những lý do dẫn đến sự mất ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội ở Hàn Quốc vào những năm 1979 - 1980.

- Vấn đề xuất khẩu bị ảnh hưởng nhiều vì muốn đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm tinh vi, kỹ thuật cao thì sự lệ thuộc của Hàn Quốc vào hàng nhập khẩu trung gian và tư liệu sản xuất càng cao, bởi vì, hầu hết máy móc cho các nhà máy công nghiệp và nhiều linh kiện quan trọng để sản xuất hàng xuất khẩu ở công đoạn cuối cùng vẫn phải nhập từ Nhật. Mặc dù buôn bán với Mỹ đã khá phát triển, nhưng sự lệ thuộc rất lớn của Hàn Quốc vào Nhật vẫn không thay đổi. Sự thiếu hụt trong cán cân buôn bán giữa Hàn Quốc và Nhật Bản rất rõ.

- Trong suốt thập kỷ 60, 70 nhập khẩu thường bị hạn chế (không kể các mặt hàng nhập khẩu cho đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu). Do vậy, các nhà sản xuất cho thị trường nội địa ít gặp cạnh tranh từ bên ngoài, chính sách bảo hộ này tuy có mặt tích cực, nhưng lại làm cho chất lượng hàng hoá kém so với hàng hoá cùng loại ở một nước khác. Tình trạng này là mối đe doạ lớn đối với một nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu như Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w