THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở HÀN QUỐC TỪ 1960-

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 52 - 53)

TỪ NĂM 1960-1995 VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2.1. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở HÀN QUỐC TỪ 1960-1995 1995

Chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên chấm dứt vào tháng 7/1953 với việc ký kết Hiệp định đình chiến giữa Cộng hoà nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc. Hàn Quốc phải gánh chịu những hậu quả kinh tế nặng nề do chiến tranh để lại. Năm 1953, mức sản xuất thấp kém nhiều so với năm 1940. Tổng thu nhập quốc dân của Hàn Quốc năm 1953 đạt 48,8 tỷ Won tức 2.715 triệu USD Mỹ (theo giá năm 1980). Trong đó nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tới 47% còn công nghiệp chế biến chỉ chiếm khoảng 9% [19]. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, kinh tế - kỹ thuật như giao thông, cầu cảng, thông tin liên lạc v.v.. cũng bị tàn phá nặng nền.

Về điều kiện tự nhiên: diện tích Hàn Quốc chỉ có 99.237 km2. Đất đai có khả năng sử dụng trong canh tác chiếm khoảng 1/4 diện tích đất nước. Nguồn tài nguyên khoáng sản của Hàn Quốc tương đối nghèo, nguồn than mỡ chỉ đáp ứng 32% nhu cầu về năng lượng. Hàn Quốc còn có một số loại khoáng sản khác: quặng sát, đồng, chì, kẽm v.v.v. tuy số lượng không nhiều [63].

Sau hiệp định đình chiến, Hàn Quốc đứng trước những khó khăn cả về kinh tế, chính trị. Tình hình chính trị quốc tế và khu vực diễn ra phức tạp, trên thế giới có sự đối đầu giữa hai hệ thống Xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa. Chính bối cảnh ấy, tác động trực tiếp đến sự lựa chọn mô hình phát triển của nhiều nước trong đó có Hàn Quốc. Dầu muốn hay không, các nước nhỏ không thể thoát khỏi sự ràng buộc, chi phối và Hàn Quốc đã chấp nhận theo con đường tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh định hướng chính trị, về phương diện kinh tế, Hàn Quốc cũng phải tìm kiếm sự phát triển cho chính mình. Chặng đường

phát triển mà Hàn Quốc trải qua cho thấy, đất nước có sự chuyển đổi nhanh chóng từ kinh tế hướng nội sang kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm trọng tâm, đó cũng là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để trở thành nước công nghiệp mới. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hàn Quốc đã trải qua các giai đoạn cụ thể, mỗi giai đoạn ấy gắn với định hướng phát triển và những thay đổi về chất lượng phát triển của nền kinh tế. Trước khi tiếp cận nghiên cứu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hàn Quốc (1960- 1995), việc xem xét thực trạng kinh tế và công nghiệp hoá ở Hàn Quốc (trước 1962) sẽ là cơ sở để luận giải việc lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá cũng như phương pháp tiến hành công nghiệp hoá ở Hàn Quốc theo thời gian.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w