Chính sách và giải pháp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn 1981

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 85 - 102)

giai đoạn 1981 - 1995

Chính sách điều chỉnh cơ cấu và nâng cấp công nghiệp

* Tích cực tiến hành tổ chức lại cơ cấu ngành nghề

Mục tiêu chủ yếu của Hàn Quốc tham gia hợp tác khu vực là để nâng cao sức cạnh tranh quốc tế trong ngành nghề. Để giúp cho các xí nghiệp Hàn

Quốc có thể hợp tác hiệu quả với các xí nghiệp trong nước và nước ngoài, Hàn Quốc áp dụng các biện pháp sau: 1) Cải thiện môi trường đầu tư: Trước hết là thu hút đầu tư bên ngoài, giúp đỡ các xí nghiệp hiện có trong nước. Để làm được việc này chính phủ duy trì ổn định các yếu tố: tiền lương, giá đất…, thông qua việc cung cấp ổn định sức lao động và qui định tiền lương, cải thiện môi trường kinh tế; Thứ hai, mở rộng đầu tư vốn gián tiếp trng xã hội, để nâng cao sức cạnh tranh của các ngành nghề; 2) Tác dụng dẫn đường của doanh nghiệp nước ngoài: Thông qua thu hút đầu tư bên ngoài thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao kỹ thuật và công nghệ tiến tiến, giúp cho kinh tế địa phương năng động hơn, nâng cao sức cạnh tranh hơn; 3) Thúc đẩy chuyên môn hoá và tổ chức lại ngành nghề; Thông qua các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh việc sử dụng tài nguyên từ ngành có hiệu quả thấp sang ngành có hiệu suất cao, chính phủ sẽ điều chỉnh cơ cấu để thúc đẩy hợp tác và tham gia các doanh nghiệp nội địa.

Từ những năm 80, do nhận thức được những vấn đề bất cập này chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành một loại các biện pháp điều chỉnh cơ cấu ngành nghề nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Với các ngành nghề công nghiệp nặng và hoá chất, sự điều chỉnh được thực hiện bằng cách hợp nhất hoặc xoá bỏ một số dự án đầu tư và khuyến khích chuyên môn hoá theo sản phẩm. Trong công nghiệp Hàn Quốc có 5 ngày được quan tâm điều chỉnh lại cơ cấu là thiết bị điện, lắp ráp ô tô, động cơ điện, hệ thống tổng đài điện tử, động cơ diezen và luyện đồng. Các ngành này tuy được vay vốn nhưng không được hưởng lãi suất ưu đãi. Nhà nước Hàn Quốc vẫn khuyến khích đầu tư vào những ngành có triển vọng (dệt may, da giày…) theo quan điểm về lợi thế so sánh, song giữ thái độ cân bằng chữ không quá khuyến khích và không bảo hộ bằng thuế như trước đây. Cùng với việc giảm ưu tiên cho công nghiệp vừa và nhỏ là nơi cung cấp các phụ tùng, linh kiện cho công nghiệp nặng. Đồng thời việc chế tạo ra các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao và lao động lành

nghề như điện tử, điện lạnh… đã giúp Hàn Quốc đạt trình độ cao hơn về cơ cấu nghiệp và duy trì sức cạnh tranh quốc tế.

* Hàn Quốc định hướng đất nước bước vào thời kỳ phát triển công

nghiệp kỹ thuật công nghệ cao.

Để giải quyết vấn đề bất cập về cơ cấu kinh tế và phát triển những ngành dùng nhiều vốn, có kỹ thuật cao nhờ lợi thế nguồn lao động dồi dào, giá thấp là những thử nghiệm chủ yếu để phát triển công nghiệp của Hàn Quốc trong giai đoan này. Mục tiêu của Hàn Quốc là tiến tới các ngành công nghiệp cao cấp để đa dạng hoá hơn nữa mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Bộ thương mại và công nghiệp (MTI) và Bộ khoa học chủ trương tăng cường các ngành công nghiệp có mức đầu tư cao gắn với công nghệ hiện đại và đã xác định mục tiêu xuất khẩu rõ ràng. Nhà nước đã trực tiếp giúp các công ty nâng cấp công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thán 11/1989, MTI đã đề ra chương trình 5 năm nhằm tăng gấp đôi giá trị sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao trong ngành chế tạo lên tới 200 triệu Won (1992) [85]. Chính phủ đã giúp thực hiện chương trình này bằng cả vốn vay và nhập khẩu kỹ thuật. Trong 5 năm 1990-1995, chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch đầu tư 1 tỷ Won cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng các ngành kỹ thuật điện tử, thông tin, sinh học đồng thời tài trợ 1 tỷ Won để xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại, giúp các công ty sử dụng trợ giúp của máy tính và internet có hiệu quả, kịp ứng phó với biến động nhanh của tình hình kinh tế thế giới. Nhà nước có chương trình giúp đỡ về tài chính, công nghệ và marketing cho các xí nghiệp kinh doanh có triển vọng. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Hàn Quốc là sự tập trung vào các tập đoàn lớn (hay các cheabol). Theo số liệu thống kê thì hiện nay nền kinh tế nước này đang nằm dưới quyền kiểm soát của khoảng 200 cheabol, trong đó, chủ yếu tập trung vào 30 cheabol lớn nhất. Năm 1994, ở nước này, 4 cheabol lớn nhất là Samsung, Huyndai, Daewoo và Goldstar, tuy chỉ chiếm 3% tổng số nhân công toàn quốc nhưng nắm tới 22% tài sản, 84% GDP, 60% xuất khẩu cả nước [30].

Nhà nước hỗ trợ triển khai chương trình hiện đại hoá giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua được hạn chế về quy mô, sử dụng công nghệ mới đắt tiền, ít gây ô nhiễm. Hiệp hội đẩy nhanh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ (SMIPE) và viện kinh tế công nghệ (KIET) có nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt kỹ thuật mới, phát huy tiềm năng của họ.

Như vậy, để đạt mục tiêu đa dạng hoá mặt hàng và thị trường xuất khẩu cũng như nâng cấp nền công nghiệp, Hàn Quốc đã tạo ra sự chuyển biến từ bên trong nền kinh tế để tạo ra hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật ngày càng cao trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng, đổi mới không ngừng và tiếp cận chính xác được những thông tin từ thị trường ngoài nước.

Chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển và thực hiện tự do hoá đầu tư

Nhà nước đã giảm sự can thiệp vò nền kinh tế, nhằm thúc đẩy quá trình tự do hoá ngoại thương và tự do hoá hối đoái, loại dần chế độ bảo hộ mậu dịch. Các biện pháp mạnh được thực thi để kiềm chế chiều hướng lạm phát, đồng thời nhà nước giảm mạnh sự can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của tư nhân và đường lối tích cực trong thời điểm này. Chính phủ cũng tích cực thúc đẩy quá trình tự do hoá nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Chính sách ổn định vĩ mô và tự do hoá này đã làm giảm sức ép lạm phát mà còn cải thiện vững chắc năng lực cạnh tranh quốc tế đối với sản phẩm công nghiệp của Hàn Quốc. Để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, Nhà nước đã thực hiện chương trình gồm một số nội dung sau:

+ Quản lý chặt ngân sách với việc cắt giảm chi tiêu;

+ Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt kết hợp với việc hoàn thiện chế độ cấp tín dụng có phân biệt ưu đãi.

+ Xây dựng các kế hoạch đầu tư vào công nghiệp nặng và hoá chất thích ứng với tình hình mới.

Năm 1991, vay nước ngoài của Hàn Quốc là 39,135 tỷ USD, trong đó vay dài hạn chiếm 56% [111]. Với nguồn vốn này, thường được tập trung

trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Lĩnh vực này thu hồi vốn chậm nên thực hiện giải pháp vay dài hạn, hạn chế vay ngắn hạn và đặc biệt không vay thương mại. Bằng cách vay này, Hàn Quốc đã được hưởng lãi xuất thấp, việc trả hoàn nợ sẽ đỡ khó khănhơn.

Trong giai đoạn này, nhà nước không dùng phương pháp phân bổ nguồn vốn tích luỹ và các nguồn lực khác để tạo cơ cấu công nghiệp theo kế hoạch như trước đây, mà để cho các lực lượng thị trường quyết định sự hình thành cơ cấu ngành công nghiệp. Đây là điều khác biệt quan trọng so với phương pháp được áp dụng trong chiến lược tăng trưởng trước đây. Do vậy, nhà nước đã xoá bỏ các khoản vay theo chính sách trợ cấp. Điều này đã tránh đầu tư quá mức ở một số ngành công nghiệp do chính sách cấp tín dụng kiểu trợ cấp trước đây, tránh tạo ra mất cân đối và cản trở sự phát triển của hệ thống tài chính.

Một trong những hoạt động nhằm tự do hoá trong lĩnh vực tài chính giúp tự do hoá lưu thông vốn, nhà nước cho tư nhân hoá 5 ngân hàng thương mại, đồng thời giảm bớt sự cản trở đối với việc sử dụng tín dụng các ngân hàng nước ngoài. Chính phủ muốn tăng thêm sự cạnh tranh ngay trong lĩnh vực phân bổ vốn để tăng thêm tính hiệu quả sử dụng vốn.

Để thúc đẩy tự do hoá đầu tư, khi công nghiệp dân tộc đã có sự phát triển, nhà nước giảm tối đa chính sách bảo hộ công nghiệp. Đây là cách tốt nhất để các ngành công nghiệp trong nước nâng cao năng suất và chất lượng. Trong chiến lược phát triển lâu dài, thì công nghiệp dân tộc mới tồn tại và phát triển. Do vậy, tự do hoá trong kinh doanh đã diễn ra trong một số lĩnh vực công nghiệp quan trọng và cả trong lĩnh vực ngân hàng. Việc mở cửa này bằng cách tư nhân hoá nhiều ngân hàng và doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Hãng hàng không của Hàn Quốc đã bán cho nhóm Sunkyong, hãng dầu mỏ của Hàn Quốc đã bán cho tập đoàn Daewoo… Như vậy, mục đích việc mở rộng kinh doanh cho khu vực kinh tế tư nhân nhằm giảm gánh nặng tài chính, tình trạng thiếu hụt ngân sách do kinh doanh kém hiệu quả của khu vực

kinh tế nhà nước. Bên cạnh đó, nó chứng tỏ khả năng kinh doanh và ưu thế cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân. Tự do hoá kinh tế không phải là tự loại bỏ sự điều chỉnh của nhà nước với hoạt động kinh tế, mà là giảm bớt sự can thiệp trực tiếp và trao quyền tự chủ nhiều hơn cho khu vực kinh tế tư nhân, kể cả khu vực kinh tế nhà nước, để cho các quy luật của thị trường tác động nhiều hơn đến các hoạt động kinh tế. Nhà nước chủ yếu tác động thông qua chính sách và các đòn bảy kinh tế khi cần thiết.

Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sau hai thập kỷ chú trọng phát triển những tổ hợp công nghiệp lớn, nhà nước đã bắt đầu chú ý tới phát triển các loại hình doanh nghiệp, công ty vừa và nhỏ. Điều này có lý do khách quan của nó, nhà nước đã thấy nhiều cheabol hoạt động kém hiệu quả, không thích ứng với những thay đổi nhanh của thị trường. Mặt khác, sở hữu của cheabol thường tập trung trong các thành viên gia đình, nên nó gây ra căng thẳng xã hội nhiều hơn. Ngoài ra các công ty vừa và nhỏ cũng không thể phát triển dưới bóng của một nhóm các công ty lớn, trong khi hoạt động của các cơ quan tài chính, ngân hàng lại có thiên hướng ủng hộ các cheabol.

Trong bối cảnh mới, Hàn Quốc chú trọng khắc phục sự mất cân đối trong công nghiệp giữa xí nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa và nhỏ. Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để hỗ trợ bộ phận non yếu này. Năm 1982, nhà nước thông qua kế hoach dài hạn 10 năm, nhằm đẩy nhanh sự phát triển của công nghiệp vừa và nhỏ. Mục tiêu năm **** công nghiệp vừa và nhỏ lên 44,8%, về lao động trong ****** thời đầu tư cho khu vực này tăng lên 43,7% [1 *** ] nhà nước đã có những giải pháp sau:

+ Nhà nước đẩy mạnh sự hợp tác trong sản xuất giữa xí nghiệp quy mô lớn và xí nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Chính phủ khuyến khích các công ty lớn ký các hợp đồng dài hạn với các công ty nhỏ đang nhận được sự hỗ trợ về tài hính, kỹ thuật và quản lý để cung cấp phụ kiện chi tiết có chất lượng cao.

+ Nhà nước khuyến khích các đơn vị công nghiệp nhỏ tư nhân xây dựng các hội hợp tác. Nhà nước dành tài trợ cho các hiệp hội này và ủng hộ những cố gắng kinh doanh tập thể của các hội bằng cách trao một phần quan trọng trong hợp đồng cung cấp cho các hội kinh doanh nhỏ.

Trong các chính sách và biện pháp nêu trên thì chính sách hỗ trợ về tài chính được coi là trọng tâm. Nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ không gặp khó khăn khi đi vò thị trường vốn và không phải vay lãi suất cao ở thị trường tự do, nhà nước đã sử dụng các biện pháp như thành lập quĩ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ lấy từ ngân sách nhà nước để đảm bảo các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thành lập hai ngân hàng là Ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và Ngân hàng toàn dân với sự trợ giúp của nhà nước. Nhà nước cố gắng khai thác một phần hợp lý những nguồn vốn từ tư bản tư nhân để dành cho công nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1992, nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại trong nước giành 45% vốn, ngân hàng nước ngoài giành 25% vốn cho vay của họ phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng địa phương phải dành 80% vốn cho vay phục vụ công nghiệp vừa và nhỏ [2]. Ngân hàng trung ương sẽ giám sát và thực hiện yêu cầu này và hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng tư nhân đang triển khai giúp đỡ công nghiệp vừa và nhỏ.

Những giải pháp nêu trên đã thúc đẩy công nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh và đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc. Chúng là những xí nghiệp vệ tinh, gia công cho các tập đoàn công nghiệp có quy mô lớn. Năm 1990, các xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm 61,79% trong tổng số lao động xã hội [4].

Để hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của kinh tế tư nhân, Hàn Quốc chú trọng củng cố, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các xí nghiệp thuộc quyền sở hữu nhà nước. Do vậy, năm 1983, chính phủ đã ban hành luật quản lý đầu tư vào các xí nghiệp của chính phủ và lập Phòng đánh gí hoạt động kinh doanh của các công ty nhà nước năm 1984. Hoạt động của các doanh nghiệp

nhà nước được đánh giá theo những tiêu chuẩn nhất định và phân loại, xếp hàng theo khả năng kinh doanh.

Chính sách khoa học công nghệ

Hàn Quốc rất chú trọng đến công tác nghiên cứu triển khai nhằm tăng cường đưa khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất kinh doanh. Mức đầu tư cho nghiên cứu triển khai công nghệ được nâng từ 0,58% tổng sản phẩm quốc dân năm 1980 lên 1,9% vào năm 1989; 3,5% năm 1995 và dự kiến lên 5% năm 2000 [115]. Chỉ tính trong năm 1002, đầu tư cho nghiên cứu và triển khai ở Hàn Quốc đã lên tới 25,2 tỷ đô la Mỹ, chiếm 2,1% tổng sản phẩm xã hội và cứ 10.000 người dân có 30 cán bộ khoa học. Đây là điều kiện tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của Hàn Quốc trên thị trường thế giới. Nhà nước chú trọng tìm cách giảm bớt chi phí cho nhập khẩu và có được công nghệ tiên tiến mà không phải khi nào cũng nhập khẩu được. Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm củng cố và thúc đẩy công nghệ trong nước và các quan hệ kinh tế ổn định với các bạn hàng buôn bán chủ yếu. Từ năm 1987, Hàn Quốc đã cải cách căn bản nhằm tăng cường sự bảo vệ quyền sở hữu tài sản tri thức. Luật bản quyền của Hàn Quốc đã quy định: bảo vệ toàn diện đối với các tác phẩm trong nước cũng như nước ngoài, quyền tác giả được kéo dài suốt dọc cuộc đời cọng thêm 50 năm; nhấn mạnh việc chống lại sự vi phạm quyền tài sản tri thức bằng các luật lệ cụ thể, kể cả lĩnh vực phần mềm máy tính.

- Từ tháng 7/1980 đến 9/1982, tất cả các dự án công nghệ với chi phí kỹ thuật thường xuyên dưới 10%, thời hạn hợp đồng dưới 10 năm đều được nhập công nghệ áp dụng cho tất cả các ngành.

- Từ tháng 9-1982 đến tháng 7/1984, tất cả các dự án nhập công nghệ đều được phép nếu người phụ trách cao nhất của lĩnh vực khoa học kỹ thuật ủng hộ.

- Từ tháng 7/1984, mọi dự án nhập công nghệ đều được cho phép, nếu

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 85 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w