Hạn chế và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 69 - 70)

Vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70, phát triển công nghiệp dựa trên nền tảng công nghiệp nhẹ với việc tận dụng ưu thế lao động giá rẻ để tăng trưởng và đẩy mạnh xuất khẩu đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn. Thực tế cho thấy:

- Những ưu thế cạnh tranh của hàng công nghiệp nhẹ dựa vào lao động giản đơn, giá trẻ đã yếu dần do sức cạnh tranh của sản phẩm cùng loại tại các nước có trình độ công nghiệp hoá thấp hơn và tiền lương của lao động lành nghề thấp hơn. Ngoài ra nhiều ngành công nghiệp xuất khẩu truyền thống của Hàn Quốc đã đạt đến giới hạn có thể mở rộng, như ngành gỗ dán vào cuối những năm 60 đã đạt tới địa vị thống trị trong kinh tế thị trường thế giới. Do vậy, việc mở rọng thêm quy mô của nó sẽ trở nên khó khăn. Đồng thời các ngành dệt, da giầy cũng gặp phải hàng rào bảo hộ mậu dịch tại các nước phát triển ngày càng tăng.

- Khi mở rộng các ngành chế tạo xuất khẩu, thì nhu cầu đối với các hàng hoá trung gian cho đầu vào cũng ăng theo nhịp độ tương tự. Vào nửa đầu những năm 60, Hàn Quốc đã nhập khẩu hầu hết những mặt hàng này. Đến nửa sau thập kỷ 60, một số ngành công nghiệp nặng và hóa chất đã sản xuất những mặt hàng trung gian để thay thế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, những sản phẩm mới được sản xuất ở các xí nghiệp có quy mô trung bình nên chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Từ giữa những năm 60, một số ngành công nghiệp nặng ở các nước tư bản phát triển do gặp khó khăn ở trong nước do giá nhân công tăng, chi phí cho môi sinh môi trường nhiều hơn, cùng bước chuyển biến từ công nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại nên được họ chuyển sang các nước đang công nghiệp hoá, trong đó có Hàn Quốc. Những ngành công nghiệp nặng này chuyển sang Hàn Quốc xem xét ở những góc độ nào đó là cơ hội để Hàn Quốc có điều kiện mở rộng hoạt động công nghiệp và tham gia liên kết với các nước tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ của sự lạc hậu và ô nhiễm.

- Tăng cường kinh tế giai đoạn 1962-1971 có những biểu hiện mất cân đối lớn giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Năm 1971, trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp, các ngành công nghiệp nặng có tính then chốt như cơ khí chỉ chiếm 9,3%, hoá chất, lọc dầu và than chiếm 15,5%, luyện kim 6,1% [111]. Do vậy, phần lớn nguyên liệu của nền kinh tế phải nhập từ nước ngoài, nên nhập siêu luôn ở mức độ cao và làm cho Hàn Quốc càng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập. Để thoát khỏi tình trạng bất lợi này, Hàn Quốc đã phải thực hiện điều chỉnh chiến lược công nghiệp hoá trong giai đoạn tiếp.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w