Chính sách và giải pháp công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn (1972-1980)

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 72 - 81)

đoạn (1972-1980)

Chính sách đầu tư và hỗ trợ phát triển công nghiệp

* Chính sách đầu tư phát triển

Để nhanh chóng tổ chức được những doanh nghiệp công nghiệp mới trong điều kiện tự bản tư nhân còn nhỏ bé, nhà nước vẫn trực tiếp đầu tư xây dựng các đơn vị mới độc lập hoặc liên doanh với nước ngoài. Sau khi nhà nước có chính sách đẩy nhanh phát triển công nghiệp nặng, các xí nghiệp nhà nước thường tập trung vào các lĩnh vực làm nhiệm vụ sản xuất thay thế nhập khẩu và đáp ứng những mặt hàng không trong kênh thương mại. Nhìn chung những doanh nghiệp nhà nước thường đảm nhiệm những loại hình kinh doanh đòi hỏi kỹ thuật hiện đại, quy mô đầu tư lớn cần nhiều vốn, có nhiều mối liên kết và mức độ tập trung của thị trường cao. Trong thời gian này, nhiều doanh nghiệp lớn được chính phủ thành lập như tổ hợp công nghiệp chế tạo ChangWon vào năm 1976.

Bên cạnh sự tham gia tích cực của nhà nước trong xây dựng công nghiệp, nhà nước còn khuyến khích các công ty tư nhân lựa chọn những lĩnh vực thích hợp để đầu tư. Do các ngành công nghiệp nặng và hoá chất đòi hỏi vốn lớn nên nhà nước khuyến khích sự phát triển của các cheabol. Đó là các tổ hợp lớn, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, thường chịu sự kiểm soát của một cá nhân hay gia đình. Cheabol đã đóng vai trò tích cực trong việc tạo ra những đơn vị công nghiệp chủ đạo ngay từ những năm 60. Chính phủ Hàn Quốc đặt nhiều hy vọng vào việc xây dựng và phát triển các tập đoàn công nghiệp lớn và đã dành cho nó nhiều ưu đãi. Do vậy, ngay từ đầu thập kỷ 70,

đã xuất hiện hàng loạt các tập đoàn công nghiệp lớn như: Posco, Samsung, Hyundai, Lucky Golstar, Daewoo… Các cheabol này đều là những doanh nghiệp có qui mô lớn về vốn, doanh thu và lao động và còn qui tụ xung quanh nó một lượng khá lớn các công ty thành viên, kinh doanh đa ngành và liên hệ mật thiết với chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư và hỗ trợ bằng mọi giá để xây dựng và phát triển các tập đoàn với quan điểm không chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà sẵn sàng thua lỗ ở giai đoạn đầu nhằm chiếm lĩnh thị trường nước ngoài để thu hút lợi nhuận cao ở giai đoạn sau.

Bên cạnh việc hỗ trợ để phát triển các tập đoàn công nghiệp lớn, Hàn Quốc vẫn chú trọng phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1978 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra 30,4% tổng giá trị xuất khẩu nói chung, chiếm 40,5% giá trị của hàng công nghiệp chế biến [33]. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hàn Quốc được trang bị kỹ thuật tốt nên năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo. Như vậy, bên cạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì những doanh nghiệp có qui mô lớn và công nghệ hiện đại có khả năng hoạt động và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.

Điều đáng chú ý là Hàn Quốc không có sự cạnh tranh giữa nhà nước và tư nhân trong việc giành giật lĩnh vực kinh doanh. Chính phủ thường có mối liên hệ chặt chẽ với giới kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Thực tế cho thấy, các nhà lập kế hoạch của chính phủ luôn thu thập những thông tin xem lĩnh vực nào các doanh nghiệp tư nhân lựa chọn trước, còn lĩnh vực nào Chính phủ đứng ra hỗ trợ hoặc đứng ra gánh vác. Các hiệp hội lập ra trong công nghiệp như Hội máy móc công cụ Hàn Quốc, Hội vì sự phát triển của công nghiệp chế tạomáy của Hàn Quốc v.v.. gop phần tạo ra sự nhất trí giữa chính phủ và giới kinh doanh về các vấn đề mục tiêu của chính sách, cơ chế thực hiện, làm dịch vụ cho các thành viên của ngành về dịch vụ marketing, quản lý tổ chức hợp doanh nhằm khai thác các cơ hội của thị trường nước ngoài. Các nhà kinh doanh Hàn Quốc đánh giá cao sự kết hợp giữa chính phủ và giới kinh doanh.

Sự kết hợp ấy đóng "vai trò vô cùng quan trọng tạo ra các thành tựu to lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh của công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất của Hàn Quốc" [19].

* Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp

Năm 1973, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua kế hoạch phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất. Nhà nước cho thành lập quỹ đầu tư quốc gia để bảo trợ các ngành công nghiệp, gồm: công nghiệp chế biến hoá dầu, cơ khí sắt thép, kim loại màu, đóng tàu, máy công nghiệp, điện tử… Điểm nổi bật trong chính sách công nghiệp của Hàn Quốc trong giai đoạn này là chính phủ can thiệp quá sâu vào quá trình quyết định những dự án đầu tư, giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp việc xây dựng những cơ sở cho các ngành công nghiệp này thông qua các quỹ của nhà nước. Chính phủ trực tiếp phân bổ nguồn tài chính thông qua các ngân hàng uỷ thác tiền tệ hoặc quỹ "Đầu tư quốc gia", ưu tiên cho các ngành công nghiệp theo định hướng những khoản vay gọi là "Vay chính thức" tức là vay với tỷ lệ lãi suất thấp, ưu đãi. Theo số liệu công bố tỷ lệ đầu tư cho các ngành công nghiệp nặng và hoá chất 1978 đến 1981 chiếm 14,5% trong tổng ngân sách phát triển kinh tế, tức là vào khoảng 1063,4 tỷ Won [16].

Việc tập trung vào các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất ở Hàn Quốc, trước mắt, Chính phủ lựa chọn các dự án công nghiệp tập trung sản xuất các sản phẩm trung gian cơ bản cung cấp cho đầu vào của các ngành khác, cụ thể như sắt thép, xi măng, phân bón, dầu lửa… đảm bảo các ngành này sản xuất để phục vụ tốt nhu cầu thị trường trong nước nhiều hơn là xuất khẩu. Thực chất bướcđi ban đầu của những ngành này nhằm thay thế nhập khẩu và sử dụng công nghệ ở trình độ thấp. Đến 1977-1979, dựa vào sự đầu tư của nhà nước, các dự án có quy mô lớn cho công nghiệp nặng và hoá chất được tập trung phát triển.

Để tạo vốn cho các ngành công nghiệp, đòi hỉ có khối lượng vốn lớn. Quỹ đầu tư quốc gia có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn từ quỹ hưu trí và các khoản tiết kiệm của tư nhân tại các ngân hàng để chuyển vào các dự án công nghiệp mà nhà nước đang ưu tiên. Ngoài việc thành lập quỹ đầu tư quốc gia, nhà nước còn nhanh chóng thành lập các quỹ riêng để cho vay với lãi suất thấp nhằm khuyến khích sử dụng các sản phẩm của các ngành công nghiệp nặng.

Đi đôi với huy động vốn trong nước, Hàn Quốc vẫn tích cực khai thác nguồn vốn bên ngoài dưới các hình thức đầu tư và tín dụng để mở mang phát triển công nghiệp. Bước vào những năm 1970, đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc có những thay đổi. Nếu vào những năm 1960, nhà nước khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp xuất khẩu, thì vào giai đoạn này nhà nước thực hiện các biện pháp để giảm đầu tư quy mô nhỏ hay những ngành thu hút nhiều lao động mà khuyến khích đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp nặng và hoá chất. Nếu nhà đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc theo hướng này mới được chính phủ ưu đãi. Như vậy, đầu tư nước ngoài đã gắn với các kế hoạch phát triển kinh tế của nhà nước. Đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài phải chịu sự điều chỉnh theo một danh mục tích cực (positive list) và chịu sự kiểm soát và khống chế của nhà nước. Chính phủ Hàn Quốc khống chế một cách nghiêm ngặt sự cạnh tranh giữa các công ty trong nước và nước ngoài, đồng thời thường xuyên thự hiện quyền lực của mình để xem xét các hợp đồng liên doanh nhằm giành những điều kiện tốt hơn cho công ty trong nước. Có thể nói rằng bằng sự can thiệp của mình, chính phủ Hàn Quốc đã thành công trong việc làm cho FDI nước ngoài phù hợp với mục tiêu ưu tiên cho sự phát triển của một số ngành công nghiệp của Hàn Quốc. Trong khi ấy, cả đầu tư ra nước ngoài bị hạn chế. Do tích cực khai thác nguồn vốn cả trong và ngoài nước nên khả năng huy động vốn đầu tư tăng nhanh. Các khoản đầu tư vào công nghiệp nặng và hoá chất trong thời gian 1972-1979 lên tới 8,9 tỷ USD, chiếm79,1% tổng đầu tư vào công nghiệp giai đoạn này [14]. Để đáp ứng

nguồn vốn đầu tư, Hàn Quốc đã phải huy động vốn vay của nước ngoài. Nợ nước ngoài tăng từ 2,2 tỷ USD năm 1970 lên 27,1 tỷ USD năm 1980. Từ 1971 - 1981, 75% vốn đầu tư cho công nghiệp nặng và hoá chất là vayvốn của nước ngoài [111]. Phần còn lại lấy từ tiền tiết kiệm trong nước thông qua quĩ đầu tư quốc gia, là quĩ bao gồm tiền trợ cấp cho người lao động và một phần cố định của toàn bộ tiền gửi ngân hàng. Khi nhu cầu về vốn tăng lên, điều đáng chú ý là Hàn Quốc vẫn coi trọng yếu tố nội lực với việc huy động nguồn vốn trong nước là chủ yếu. Nếu vào nửa sau thập kỷ 60, tỷ lệ vốn của tư bản nước ngoài trong tổng số tư bản mới hình thành 40%, thì tới đầu những năm 70 còn 30% [36].

Chính sách khoa học công nghệ

Nhà nước có những chính sách tích cực hỗ trợ cho các ngành công nghiệp mới như tạo thuận lợi cho nhập công nghệ, cử chuyên gia kỹ thuật, kỹ sư ra nước ngoài học hỏi nắm bứat và làm chủ công nghệ mới, để khai thác cũng như nâng cao khả năng sử dụng công nghệ. Thực tế cho thấy, từ 1972 - 1978, Hàn Quốc thực hiện kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu giấy phép sử dụng công nghệ. Việc đưa công nghệ nước ngoài vào sử dụng phải tuân theo những chuẩn mực hướng dẫn nghiêm ngặt và các qui chế giám sát nội dung công nghệ. Chẳng hạn chỉ có thể nhập khẩu kỹ thuật với điều kiện chi phí thường xuyên dưới 30% tổng doanh số bán ra và chi phí thanh toán theo qui định phải dưới 10 vạn đôla. Ngoài ra, tất cả các dự án nhập công nghệ đều phải được chính phủ cho phép. Sau 1978,thời gian tự do hoá công nghệ đã được tiến hành từng bước:

- Từ tháng 4/1978 đến tháng 4/1979, những dự án về công nghệ, máy móc đóng tàu, điện máy, điện tử, hoá chất… có kim ngạch dưới 10 vạn đôla với số tiền thanh toán dưới 3 vạn đô la, chi phí kỹ thuật thường xuyên dưới 3% doanh số bán ra và thời hạn hợp đồng dưới 3 năm thì được tự động nhập.

- Từ tháng 4/1979 đến tháng 7/1980, tất cả các dự án nhập côngnghệ với số tiền thanh toán dưới 50 vạn đôla, chi phí kỹ thuật thường xuyên dưới

10%, thời hạn hợp đồng dưới 10 năm đều được cho phép với tất cả các ngành, trừ ngành nguyên tử và công nghiệp quốc phòng [61].

Hàn Quốc còn cho thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu: Viện nghiên cứu đóng tàu, viện nghiên cứu công nghiệp hoá chất, tổ hợp phát triển năng lượng nguyên tử… để giúp nhà nước giải quyết những vấn đề đặt ra trong chiến lược công nghiệp mới.

Chính sách đa dạng hoá sản phẩm hướng về xuất khẩu

Tiến trình công nghiệp hoá được gắn liền với những cố gắng để đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. Để tránh các hạn ngạch (quota) và các loại hàng rào thuế quan khác, Hàn Quốc đã phát triển nhiều mặt hàng mới và nâng cao chất lượng các mặt hàng hiện có. Việc sản xuất các mặt hàng mới thành công nhất là các ngành điện tử, máy móc và đóng tàu. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống trên thực tế rất thành công với những mặt hàng như vải sợi, đồ da.

Trong việc đa dạng hoá thị trường về mặt địa lý, các thị trường Mỹ la tinh và châu Phi là nơi khó khăn thâm nhập với Hàn Quốc. Nơi Hàn Quốc dễ thâm nhập là Trung Đông và châu Âu. Ở Trung Đông, Hàn Quốc không chỉ bán sản phẩm công nghiệp mà còn cung cấp cả dịch vụ xây dựng. Tổng các hợp đồng của Hàn Quốc ở Trung đông đến 1978 đạt giá trị 14 tỷ USD [56].

Thực hiện chiến lược lấy công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu làm trọng tâm, nhà nước ủng hộ và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thị trường thế giới, khuyến khích thành lập các tổng công ty thương mại, chú trọng đào tạo nghiệp vụ ngoại thương và phát triển thị trường ngoài nước. Nhà nước đã cải tiến hệ thống hỗ trợ xuất khẩu, phối hợp chính sách công nghiệp với chính sách hỗ trợ xuất khẩu, giảm dần sự phụ thuộc vào bao cấp xuất khẩu, giảm sự lệ thuộc vào vật tư nhập khẩu, khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước, mở rộng mua hàng xuất khẩu trảchậm ngắn hạn và tăng quỹ mua hàng xuất khẩu trả chậm dài hạn, mở rộng cho vay tín dụng và thuế ưu đãi choi việc tái đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó,

nhà nước còn chú trọng khuyến khích cải tiến chất lượng, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước, chế biến sản phẩm có chất lượng coa, cùng với việc cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói… để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước.

Trong đa dạng hoá sản phẩm hướng ra thị trường thế giới, Hàn Quốc đãchú ý hạn chế sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu và đối phó với tình trạng không ổn định của thị trường thế giới. Chính việc đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, cải tiến chất lượng và đa dạng hoá thị trường được coi là giải pháp tích cực nhất của Hàn Quốc.

Để đảm bảo cho nhập khẩu ở mức độ thích hợp, nhằm đạt được sự cân bằng trong cán cân thanh toán, Hàn Quốc đã chú ý quản lý số hàng nhập trên cơ sở vừa phải và bảo vệ nền công nghiệp non trẻ bằng cách cung cấp vốn dài hạn cho những người mới bước vào hoạt động trong ngành công nghiệp, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích sản xuất nội địa về tư liệu sản xuất.

Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

Xét về điều kiện tự nhiên thì trong sự phát triển kinh tế nói chung, lợi thế của Hàn Quốc không phải là nông nghiệp kể cả trồng trọt lương thực và chăn nuôi gia súc.Từ thực trạng kinh tế Hàn Quốc cho thấy, sự phát triển của công nghiệp cũng nảy sinh ngày càng rõ nét. Năm 1975, Hàn Quốc vẫn còn 46% lực lượng lao động làm nông nghiệp, nhưng thu nhập thực tế của mỗi hộ nông dân chỉ bằng 62% thu nhập của một hộ phi nông nghiệp. Điều đó đã tạo ra làn sóng di cư của nông dân ra thành thị, gây sức ép nặng về mặt xã hội đối với thành thị.

Vì vậy, trong tiến trình công nghiệp hoá giai đoạn (1972 - 1980), một trong những mối quan tâm của chính phủ Hàn Quốc là làm cách nào giảm bớt khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Điều đó còn gắn với tình trạng cán cân thanh toán xấu dần do thị trường thế giới đang dư thừa hàng hoá công nghiệp và giá lương thực tăng nên đã buộc Hàn Quốc phải chấp nhận chính sách tự túc những sản phẩm nông nghiệp cơ bản.

Năm 1971 - 1972, phong trào nông thôn mới (See mưl) được nhà nước phát động là một giải pháp tích cực với sản xuất nông nghiệp. Việc mở mang các tuyến đường giao thông và phong trào điện khí hoá nông thôn làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội nông thôn Hàn Quốc. Trong sản xuất nông nghiệp việc phân bổ lại ruộng đất, đưa cơ giới hoá vào nông nghiệp, việc tăng cường phổ biến kỹ thuật, các giống lúa mới tạo ra những chuyển biến căn bản trong nông nghiệp Hàn Quốc. Năm 1977, Hàn Quốc đã thực hiện được mục tiêu tự túc lương thực [63].

Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Chính phủ đã kết hợp với các công ty, doanh nghiệp nhân đào tạo đội ngũ nhân lực: kỹ sư và công nhân kỹ thuật. Hoạt động này diễn ra khá sôi động, gắn chặt với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Ngoài các chương trình đào tạo chính thức được triển khai theo cả hai kênh là Nhà nước và tư

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w