Tương đồng về những xu hướng cơ bản của môi trường quốc tế

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 147 - 148)

Môi trường kinh tế hiện nay so với ba thập kỷ trước khi Hàn Quốc bắt đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa có những thay đổi lớn nhưng nhìn chung, những xu hướng cơ bản của nền kinh tế thế giới bắt đầu hình thành từ thời gian đố đến nay vẫn tiếp tục phát triển. Do vậy, có thể nói điều kiện quốc tế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay cũng có nét tương đồng với Hàn Quốc khi bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì từ những năm 60 trở đi, đối với các nước đang phát triển, việc thu hút nguồn vốn nước ngoài dưới dạng ODA, vay thương mại, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) ngày càng thuận lợi. Đặc biệt là đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các nước đang phát triển là nơi có lợi thế so sánh về nhân công, nguyên liệu. Điều đó đã cho phép Hàn Quốc huy động được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Việt Nam ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế mạnh mẽ hơn, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài cũng tăng lên.

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật tiếp tục có bước phát triển, so với những năm 60 tuy tốc độ, quy mô, trình độ phát triển khoa học công nghệ cuối thập kỷ 90 có khác, song về cơ bản, cách mạng khoa học - công nghệ đều tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy quá trình cấu trúc lại nền kinh tế, thay đổi và chuyển hướng cơ sở hạ tầng của nền sản xuất, tiếp thu công nghệ tiên tiến. Do vậy, Hàn Quốc trước đây và Việt Nam hiện nay có khả năng vừa thực hiện CNH theo bước đi tuần tự vừa phát triển những công nghệ có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao để từng bước rút ngắn khoảng cách về công nghệ so với các nước phát triển. Tuy nhiên, cả hai nước nếu không có một chính sách và biện pháp lựa chọn công nghệ phù hợp sẽ dẫn đến hai khả năng hoặc trở thành bãi rác cho công nghệ lạc hậu của các nước công nghiệp phát triển, hoặc không có khả năng hấp thụ những công nghệ hiện đại được du nhập vào.

Thị trường thế giới và khu vực ngày càng được mở rộng theo xu hướng tự do hóa thị trường vốn và công nghệ, thị trường hàng hóa trong điều kiện sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt và khốc liệt. Điều đó cho phép Hàn Quốc trước đây cũng như Việt Nam hiện nay thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động quốc tế.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 147 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w