Giai đoạn điều chỉnh chiến lược và nâng cao công nghiệp (Từ 1982 đến 1995)

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 83 - 85)

1982 đến 1995)

2.1.4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn này, Hàn Quốc đã tham gia APEC. Hàn Quốc hy vọng thông qua APEC sẽ mở rộng hơn nữa lợi ích kinh tế, đồng thời có lợi cho việc điều chỉnh kết cấu kinh tế của mình. Thứ nhất, việc nhất thể hoá kinh tế APEC sẽ rất có lợi đối với Hàn Quốc vì Hàn Quốc là nước lệ thuộc rất nhiều vào bên ngoài, đặc biệt là mấy năm gần đây, mối quan hệ mậu dịch giữa họ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương càng khăng khít. Năm 1993, APEC chiếm 68,7% thương mại, 81% đầu tư bên ngoài, 77% vốn đầu tư ra ngoài của Hàn Quốc, 83% khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc là từ các thành viên APEC [49]. Điều quan trọng hơn là Hàn Quốc vẫn duy trì quan hệ không thể tách rời với hai bờ Thái Bình Dương. Ví dụ, tỷ lệ xuất khẩu tới các nước ASEAN từ 0,5% năm 1985 đã tăng lên 11,4% năm 1993. Cũng cùng thời gian đó tỷ lệ xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc từ 0,1% đã tăng vọt lên 6,2%. Đồng thời, thương mại giữa Hàn Quốc và bờ Đông Thái Bình Dương chiếm 25% tổng kim ngạch mậu dịch của Hàn Quốc. Theo đà phát triển không ngừng hướng tới đa phương hoá thị trường mậu dịch và đầu tư của Hàn Quốc, đặc biệt là quan hệ mậu dịch với khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã từ yếu chuyển sang mạnh, khiến chính sách mậu dịch của Hàn Quốc ngày càng nghiêng về khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ hai, sự cạnh tranh và hợp tác trong nội bộ APEC sẽ tạo ra nhiều cơ

ngành nghề. Sự điều chỉnh trong cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc phần lớn là dựa vào sự thay đổi cơ cấu lợi ích trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nói chung, về nhập khẩu, Nhật Bản và Mỹ vẫn là hai nguồn nhập khẩu lớn của Hàn Quốc, nhưng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc từ NICs và ASEAN cũng đã tăng lên rõ rệt. Do sự thúc đẩy của thị trường vốn quốc tế, nên đã đẩy nhanh tiến trình nhất thể hoá giữa các xí nghiệp của Hàn Quốc và các thành viên khác trong APEC, làm thay đổi tương đối lớn quan hệ ngành nghề giữa Hàn Quốc và các nước cũng như khu vực: (1) Quy mô lưu động vốn quốc tế mở rộng giúp cho Hàn Quốc có thể lợi dụng có hiệu quả hơn ưu thế phân conog lao động giữa các thành viên APEC, qua đó thu được nhiều lợi ích. Ví dụ, hãng ôtô Toyota sản xuất các loại máy móc phức tạp tại Nhật, nhưng linh kiện và phụ tùng lại sản xuất tại Hàn Quốc và một số các nước khác, và cuốicùng hoàn thành để lắp ráp thành phẩm tại các nước ASEAN. Điều đó giúp cho Hàn Quốc trở thành một trong những nơi xuất khẩu quan trọng của thị trường thế giới; (2) Cơ cấu nguồn đầu tư bên ngoài của Hàn Quốc cũng có sự thay đổi. Trước đây đầu tư bên ngoài vào Hàn Quốc chủ yếu là từ Mỹ, Nhật, đồng thời tiền vốn chủ yếu được sử dụng vào sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động. Ngày nay nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào Hàn Quốc chủ yếu từ NICs. Sự thay đổi đó cho thấy, đứng trước tình trạng giá lao động trong nước ngày càng tăng, các ngành nghề của Hàn Quốc đang tích cực chuyển hướng sang những ngành có qui mô vốn lớn, kỹ thuật cao; (3) Chính phủ khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài, thông qua các chính sách như xây dựng đặc khu kinh tế, kích thích phát triển các ngành nghề mang tính bổ trợ cho nhau…

Để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh tế quốc tế, Hàn Quốc đã hoạch định ra chiến lược "quốc tế hoá" và kết hợp chặt chẽ với mục tiêu tựu do hoá mậu dịch và đầu tư của APEC, nâng cao sức cạnh tranh của ngành nghề. Cùng với việc tăng cường mối liênhệ ngành nghề nhất thể hoá theo chiều sâu và chiều rộng giữa Hàn Quốc và châu Á - Thái Bình Dương. Hàn

Quốc đã triển khai những biện pháp cạnh tranh với các nước phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp.

- Mở rộng hợp tác trong khu vực là một mục tiêu rất quan trọng của Hàn Quốc. Đặc biệtlà khi các nước ASEAN và Trung Quốc đã trở thành những nước có nền kinh tế năng động nhất, thông qua trao đổi mậu dịch và đầu tư với họ đã đem lại cho Hàn Quốc cơ hội phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng của mình và có lợi trong việc tăng cường hợp tác nhiều mặt.

- Vào những năm 1980, môi trường cho công nghiệp hoá cả trong và ngoài nước của Hàn Quốc có nhiều hướng không thuận lợi. Trước hết xu hướng chung của kinh tế thế giới là tăng trưởng thấp, các nước đều tăng cường chính sách bảo hộ mậu dịch. Như vậy sau 30 năm kể từ chiến tranh thứ 2 kết thúc (1945), nền kinh tế thế giới nói chung đang đối mặt với những khó khăn, thách thức. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thếgiới năm 1954 là 4,2%, năm 1962 là 5,2% năm 1970 là 3,7% xuống 2,8% năm 1980 [79]. Sự cạnh tranh giữa các nước để vượt qua vấn đề thất nghiệp và hậu quả của sự tăng trưởng thấp của nền kinh tế thế giới, nhiều nước đã thực hiện các biện pháp bảo hộ mậu dịch mạnh. Do vậy, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc từ 20-30%/năm trước đây, nay còn gần 10% trong thập kỷ 80 [4]. Môi trường quốc tế cho thấy khó có thể mong đợt xuất khẩu đóng vai trò là động lực cho sựt ăng trưởng. Điều kiện kinh tế trong nước hướng theo chiều giảm tốc độ công nghiệp hoá, phần lớn là do tỷ lệ hoàn vốn đầu tư chậm. Muốn đạt được tăng trưởng kinh tế cần phải có tích luỹ vốn lớn và tăng cường đổi mới công nghiệp.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w