Giai đoạn đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí (1985-1995)

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 47 - 49)

công nghiệp cơ khí (1985-1995)

Bước sang giai đoạn phát triển mới, chính phủ Malaysia đã soạn thảo kế hoạch phát triển công nghiệp 10 năm (1986-1995). Trong ngành công nghiệp, chính phủ đề ra kế hoạch phát triển tổng thể (IMP) với các mục tiêu [42]:

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng bình quân của công nghiệp chế tạo khoảng 9%/năm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 65/năm. Tăng cường phát triển công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp chế tạo sử dụng nguyên liệu trong nước được ưu tiên phát triển.

- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích nghiên cứu triển khai tại xí nghiệp để đưa nhanh

tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, rút ngắn thời gian từ khâu nghiên cứu đến khâu áp dụng.

- Khuyến khích giáo dục đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ khoa học kỹ thuật để phát huy tối đa những lợi thế của đất nước;

Từ kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1986-1990), Malaysia đã tập trung ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp nặng, nhất là những ngành sử dụng nguyên liệu trong nước sẵn có như xi mang, sắt thép… Các ngành công nghiệp quan trọng khác như điện, cơ khí chế tạo cũng được chú trọng đầu tư phát triển với việc áp dụng công nghệ mới. 50 nhóm sản phẩm trong các ngành sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tại chỗ như cao su, dầu cọ, gỗ, thực phẩm, khai khoáng, điện tử, dệt may… được ưu tiên phát triển sản xuất, đặc biệt phục vụ xuất khẩu. Trong sự phát triển công nghiệp, chính phủ Malaysia đặc biệt chú trọng đầu tư vào khu vực tư nhân, coi khu vực này là chủ đạo của nền kinh tế. Chính phủ đã chi một lượng vốn lớn cho hoạt động nghiên cứu triển khai, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tiến hành nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất.

Nhờ tích cực thực hiện các chính sách phát triển trên, nền kinh tế Malaysia đã tăng trưởng với tốc độ cao: 1987 là 5,2%; 1988 là 8,7%; 1990 là 9,4% và 1995 đạt 8,5%; trong đó ngành công nghiệp chế tạo tăng trưởng với tốc độ cao hơn (năm cao nhất là 1989 đạt 25,1%) [114]. Trên cơ sở đó, xuất khẩu của Malaysia đã có sự tăng nhanh với xu hướng giảm dần xuất khẩu nguyên liệu, tăng dần các sản phẩm công nghiệp chế tạo (điện tử) và nông sản chế biến như cao su, ca cao, dầu cọ, hạt tiêu,… Năm xuất khẩu cao nhất (1989) đạt 67,8 tỷ USD bằng 71,5 GNP. Theo các nhà phân tích kinh tế thì Malaysia đã bước đầu chuyển từ nước chủ yếu dựa vào nông nghiệp và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu sang nền công nghiệp có hàm lượng khoa học cao hướng về xuất khẩu.

Bên cạnh những thành tựu kinh tế đạt được, theo Viện nghiên cứu kinh tế Malaysia (MIER), nền kinh tế nước ngày còn gặp phải những yếu kém cần khắc phục: Thứ nhất, về nguồn nhân lực bắt đầu xuất hiện tình trạng khan hiếm, trong khi giá nhân công tăng lên; Thứ hai, khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường quốc tế của Malaysia còn hạn chế; Thứ ba, đầu tư cho nghiên cứu triển khai còn thấp. Đó cũng chính là những thách thức trong điều chỉnh nhằm tiếp tục công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w