Chính sách và giải pháp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 58 - 67)

Về huy động vốn

Bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để giải quyết khó khăn về nguồn vốn cho đầu tư phát triển, Hàn Quốc đã có chính sách huy động tối đa các nguồn vốn trong nước, đồng thời chú trọng thu hút nguồn vốn nước ngoài. Sự tăng trưởng nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hàn Quốc tìm kiếm vay vốn nước ngoài. Ngay trong giai đoạn 1962-1971, trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hàn Quốc có vai trò rất quan trọng của đầu tư trực tiếp và vốn vay từ nước ngoài. Hàn Quốc đã tiến hành cải cách hệ thống tỷ giá hối đoái vào năm 1964, thay thế chế độ tỷ giá cố định bằng chế độ tỷ giá linh hoạt. Hệ thống tỷ giá linh hoạt này đã làm cho đồng Won của Hàn Quốc thực sự gắn bó với đồng đô la Mỹ và bị chi phối bởi những qui định của IMF, đó là thuận lợi để thu hút đầu tư từ bên ngoài. Để khuyến khích thu hút nguồn vốn nước ngoài bổ sung cho phần tích luỹ trong nước còn thiếu, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật tổng hợp về thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài, trong đó cam kết bảo hiểm rủi ro. Năm 1960, Hàn Quốc ban hành bộ luật đầu tư và sau hai năm thì luật này được triển khai, dòng đầu tư nước ngoài bắt đầu chảy vào Hàn Quốc ngày càng tăng lên.

Trong giai đoạn 1962-1971 nguồn vốn nước ngoài vào Hàn Quốc đã lên tới 2,5 tỷ USD [111] chủ yếu bằng nguồn vốn vay. Thông qua hoạt động đầu

tư nước ngoài, tuy ít nhưng đã tạo cơ hội cho Hàn Quốc tiếp thu và sư dụng kỹ thuật mới, kinh nghiệm quản lý sản xuất tiên tiến.

Bảng 2.1: Đầu tư của tư bản nước ngoài vào Hàn Quốc 1962-1971 (Theo giá của thời điểm đầu tư)

Năm Triệu USD Năm Triệu USD

1962 8,0 1967 62,8

1963 3,5 1968 52,3

1964 2,9 1969 91,0

1965 161,5 1970 73

1966 8,0 1971 127,0

Nguồn: IMF, International Financial Statistics Yearbook 1984, tr.176; EPB, Major Statistics of Korean Economy 1986, bảng 9-11, tr.205.

Về huy động vốn trong nước, sau khi thử nghiệm chính sách "Đồng tiền rẻ" (giữ lãi suất tiền vay và cho vay thấp) không thành công vì lạm phát cao làm giảm lãi suất thực tế, nhiều khi âm nên không thu hút được nguồn tiết kiệm trong dân cư. Do vậy, chính sách huy động vốn trong nước đã có sự thay đổi: năm 1965, ngân hàng Hàn Quốc đã nâng lãi suất tiền gửi từ 12% lên 12,5%. Kết quả nguồn tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng thương mại tăng gấp đôi mỗi năm. Tiền gửi tiết kiệm so với tổng thu nhập quốc dân đã tăng từ 3,8% năm 1965 lên 21,7% năm 1969. Thực tế cho thấy, khoảng 1/5 quỹ thu nhập của dân cư đã không chuyển sang quỹ tiêu dùng mà được tái đầu tư để công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc này tuy có giảm sức mua của thị trường nội địa, nhưng nó có tác động tích cực tới khu vực công nghiệp xuất khẩu, đồng thời tạo được tiềm năng cho thị trường nội địa sau này.

Để có thị trường vốn lớn hơn, chính phủ Hàn Quốc đa dạng hoá hệ thống tài chính. Ngoài các ngân hàng, nhà nước còn cho phép thành lập các tổ chức tài chính phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, tổ chức uỷ thác, các công ty tài chính ngắn hạn và các thị trường chứng khoán. Tổng giá trị các quỹ ăng 82 lần, từ 209 triệu USD năm 1965 lên 17.079 triệu USD năm 1980 [103]. Trong khi đó cũng giai đoạn này, thu nhập quốc dân (GNP) chỉ tăng 24 lần.

Điều đáng lưu ý là tỷ lệ của các nguồn mới gửi vào ngân hàng đã giảm, trong khi ấy tỷ trọng gửi vào các nguồn phi ngân hàng lại tăng lên. Nó chứng tỏ tầm quan trọng của các tổ chức phi ngân hàng ngày càng tăng trong thị trường tài chính và càng chứng tỏ chủ trương đúng của nhà nước với việc mở rộng kênh thu nhận tiền vốn tiết kiệm.

Hoạt động tài chính, ngân hàng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình tạo vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hàn Quốc. Thực tế cho thấy, vai trò của tổ chức tài chính là huy động tiết kiệm được thấy rất rõ khi chấp nhận lãi suất cao vào tháng 9-1965. Hiệu quả của cải cách lãi suất năm 1965 với việc động viên các nguồn vốn trong nước là rất lớn. Tiền gửi ngân hàng tăng rất nhanh, tỷ lệ tiền gửi/GDP tăng từ 18,5% trong giai đoạn 1965- 1970 lên 30,2% trong giai đoạn1971-1973 [111]. Tuy nhiên, cải cách lãi suất năm 1965 quá ngắn để duy trì động lực ban đầu nó đã tạo ra. Sau 1968, lãi suất ngân hàng bắt đầu hạ xuống theo nhiều giai đoạn và xuống mức thấp nhất vào trước cải cách năm 1972.

Một vai trò khác của hệ thống ngân hàng của Hàn Quốc là tạo điều kiện cho các nguồn vốn của nước ngoài chảy vào bằng cách ngân hàng đã đứng ra bảo lãnh. Từ năm 1966, các ngân hàng thương mại đã gia nhập ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB) và trở thành các thành viên tích cực trong các hoạt động bảo lãnh vay vốn nước ngoài trên quy mô lớn. Theo sự chỉ đạo của chính phủ, trước đó năm 1960 đã thành lập các tổ chức tài chính mới tham gia vào các hoạt động tín dụng. Ngân hàng công nghiệp (MIB) và ngân hàng quốc gia Citizens đã được thành lập năm 1961, thêm vào đó là ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc (KEB) và ngân hàng nhà ở Hàn Quốc cũng được thành lập năm 1967. Vào đầu năm 1970, để giảm bớt thị trường tiền tệ không chính thức (UMM) bằng cách thiết lập các thể chế tài chính phi ngân hàng và khuyến khích sự phát triển của thị trường vốn đã góp phần quan trọng đa dạng hoá thị trường tài chính của Hàn Quốc. Với sắc lệnh của tổng thống (8-1972) đã làm tê liệt tài chính không chính thức (UMM), các công ty tài chính ngắn

hạn, các công ty tài chính và tiết kiệm tương hỗ đã được thành lập và các tổ chức tín dụng đã được hiện đại hoá. Sự phát triển của các tổ chức này tuy bị ảnh hưởng bởi các hạn chế tác nghiệp khác nhau, trong đó có cả vấn đề lãi suất nhưng chúng tỏ ra thành công trong thu hút nguồn vốn.

Song song với chính sách khuyến khích tiết kiệm, thuế cũng là nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế đánh vào thu nhập cá nhân của khu vực phi công nghiệp năm 1965 là 1,28% trong tổng thu nhập quốc dân, năm 1970 là 3,51% trong tổng thu nhập quốc dân. Nhằm thu nhập từ thuế nhiều hơn cho phát triển công nghiệp, Nhà nước trong một giai đoạn nhất định đã cố gắng giảm bớt chi phí cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự để tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế.

Với chủ trương huy động vốn bằng việc đẩy nhanh tích luỹ trong nước, bằng những biện pháp trên, vốn tích lũy từ các nguồn trong nước trong tổng số đầu tư tăng từ 25% năm 1962 lên 60,9% năm 1971 và tỷ lệ đầu tư trong tổng thu nhập quốc dân cũng trong thời gian ấy tăng từ 15% lên 25%. Phần đầu tư từ viện trợ nước ngoài trong tổng đầu tư giảm mạnh, từ 50% vào đầu những năm 1960 xuống 20% vào cuối thập kỷ này [19].

Chính sách đầu tư và hỗ trợ công nghiệp, xuất khẩu

* Chính sách đầu tư phát triển

Để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhà nước đã khuyến khích giới công thương trong nước kinh doanh phát triển công nghiệp. Các nhà doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, được phép chuyển đổi ngoại hối với tỷ giá ưu đãi, được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên liệu cần thiết cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới, cho phép khấu hao thiết bị nhanh. Nhà nước còn tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp mua đất công với giá rẻ và được hưởng một phần cơ sở hạ tầng đặc biệt. Nhà nước đã áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch nghiêm ngặt đối với một số sản phẩm nếu nhập từ nước ngoài mà có thể cạnh tranh với hàng công nghiệp nội địa như hàng công nghiệp nhẹ. Tư bản trong nước được ưu tiên

những ngành, những lĩnh vực cần ít vốn, quay vòng nhanh và có tỷ suất lợi nhuận cao như hàng lương thực, thực phẩm, may mặc. Trong khi đó, nhà nước khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, nhưng ở một số ngành, lĩnh vực nhất định như điện tử, sắt thép.

Bảng 2.2. Đầu tư và tiết kiệm của Hàn Quốc 1962-1972 Kế hoạch 5 năm

Các chỉ tiêu 1962-1966 1967-1971

Tổng đầu tư trong nước (tỷ Won) 582 2.869

Tổng tiết kiệm trong nước:

- Số tuyệt đối (tỷ Won) 300 1.744

- Tỷ lệ trong tổng đầu tư (%) 51,6 60,8

Tổng vốn nước ngoài:

- Số tuyệt đối (tỷ Won) 279 1.134

- Tỷ lệ trong tổng đầu tư (%) 47,9 39,5

Nguồn: Korea in the World economy, 1993.

Thực hiện mục tiêu kinh tế là xây dựng những ngành công nghiệp cơ bản và hạ tầng cơ sở quốc gia, phần đầu tư từ ngân sách vào khu vực kinh tế Nhà nước đã tăng lên từ 4% GDP vào thời gian (1963-1965) lên gần 6% GDP những năm sau đó. Đến cuối thập kỷ 60, Hàn Quốc đã có trên 100 doanh nghiệp quốc doanh, trong đó có những doanh nghiệp có quy mô lớn như KEPCO, POSCO. Cũng vào thời gian này, các doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 30-35% vốn đầu tư [46].

* Chính sách hỗ trợ công nghiệp và xuất khẩu

Dựa vào các mục tiêu của các kế hoạch 5 năm, nhà nước quyết định việc phân bổ vốn đã và đang tích luỹ được để hỗ trợ cho công nghiệp và hoạt động xuất khẩu. Ngân hàng Hàn Quốc với tư cách là ngân hàng trung tâm chịu trác nhiệm chi phối hoạt động này, Hội đồng quản lý tiền tệ và tài chính do Bộ trưởng Tài chính đứng đầu sẽ quyết định các khoản cho vay, định lãi suất, định cung tiền và tín dụng theo kênh nhà nước. Ngân hàng đồng thời cũng có nhiệm vụ chi phối hoạt động của các tổ chức phi ngân hàng bằng cách qui định lãi suất của mình. Ngoài ngân hàng trung ương, nhà nước còn

cho thành lập hàng loạt ngân hàng chuyên doanh như ngân hàng phục vụ công nghiệp (1961), Ngân hàng nhân dân (1963), Ngân hàng xây dựng nhà ở (1967) v.v.. Các khoản cho vay từ chính phủ và Ngân hàng Hàn Quốc là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động của các ngân hàng chuyên doanh. Nhìn chung các khoản tín dụng này đều nằm dưới sự gím sát trực tiếp của Bộ Tài chính.

Theo đuổi chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, hệ thống chính sách kích thích xuất khẩu phần nào đã được đưa ra vào năm 1964. Ngay từ đầu năm 1964, đồng Won đã được phá giá 100% và tỷ giá hối đoái thả nổi thống nhất có hiệu lực từ tháng 3-1965. Lãi suất với các nhà xuất khẩu giảm xuống còn 6,5% vào tháng 9-1965, trong khi ấy lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tăng từ 16% lên 26% [33]. Năm 1965, nhà nước ch phép khấu trừ hao hụt đối với nguyên liệu nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu và cho phép cả mức điện năng ưu đãi. Thuế hải quan đối với nhập khẩu thiết bị được miễn vào năm 1966. Năm 1966, hệ thống kết hợp xuất khẩu cho phép các nhà xuất khẩu nhập các hàng hoá mà trước đây không đợc bán trong nước. Khấu hao gia tăng với tài sản cố định được ban hành vào năm 1968 và các nhà sản xuất xuất khẩu được phép vay ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị, máy móc đặc biệt là phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

Kích thích quan trọng nhất với hoạt động xuất khẩu là tín dụng xuất khẩu ưu đãi mà lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Việc cung cấp tín dụng cho xuất khẩu không hạn chế với lãi suất ưu đãi. Nhà nước đã tạo ra những ưu đãi rất lớn cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu trong một nền kinh tế mà ở đó chính phủ kiểm soát tín dụng một cách chặt chẽ và việc vay của các tổ chức ngân hàng không phải là dễ dàng.

Bên cạnh những biện pháp kích thích xuất khẩu đa dạng, thông qua sự phá giá đồng Won, chính phủ Hàn Quốc duy trì đồng Won ở mức khuyến khích được sự xuất khẩu. Đồng thời theo sự phá giá của đồng Won năm 1964,

kiểm soát thương mại cũng được nới ra rất nhiều vào năm 1967, cải cách thuế quan tiếp tục được thực hiện để kích thích xuất khẩu.

Từ cuối những năm 60, trợ cấp trực tiếp và các mức khuyến khích xuất khẩu tăng rất cao. Các hình thức này bao gồm từ việc miễn thuế, giảm giá đối với việc sử dụng phương tiện công cộng tới đơn giản hoá thủ tục thuế quan và cấp giấy phép nhanh. Hệ thống công cụ khuyến khích còn bao gồm cả việc giảm hạn chế với việc vay tín dụng, giảm nhẹ thuế với lãi của các công ty mới, đảm bảo cho vay tín dụng nước ngoài và cấp tín dụng cho marketing ở thị trường ngoài nước.

Tất cả hoạt động khuyến khích xuất khẩu nhằm tăng cường mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước và tư nhân, tăng cường khuyến khích giới kinh doanh và cộng đồng nói chung. Điều đó chứng tỏ sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động tài chính ngân hàng nhằm định hướng vào các mục tiêu chiến lược quốc gia chứ không phải lấy chính sách kinh doanh tiền tệ tìm kiếm lợi nhuận là chủ yếu.

Bên cạnh đó, nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, chính phủ Hàn Quốc còn cho thực thi chế độ tiền lương thấp, đã giữ giá lương thực thấp để hỗ trợ công nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mục đích này không phải là biện pháp tốt vì sự hy sinh của nông nghiệp cho công nghiệp đã dẫn tới tình trạng giảm sút sản lượng lúa gạo. Do vậy, năm 1968, Hàn Quốc đã phải thay đổi chính sách này. Năm 1969, nhà nước thực hiện chính sách mua của nông dân với giá cao hơn, nhưng bán cho người tiêu dùng với giá hạ hơn.

Trong khi thực hiện công nghiệp hoá hướng ngoại, Hàn Quốc cũng rất quyết tâm bảo vệ thị trường trong nước. Chính phủ Hàn Quốc cho rằng, khi trong nước không thể sản xuất một loại sản phẩm đủ sức cạnh tranh với bên ngoài thì mới cho phép nhập khẩu. Điều này giúp cho việc nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết với chi phí sản xuất thấp hơn trong nước. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1960, trong khi tập trung khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Hàn Quốc cũng vẫn chú trọng thay thế nhập khẩu trong những ngành chiến

lược. Năm 1967, Nhà nước ban hành luật khuyến khích ngành chế tạo máy, đóng tàu. Năm 1969, luật khuyến khích các ngành điện tử, thép, hoá dầu. Những luật này ban hành những biện pháp khác nhau, chẳng hạn như ưu đãi thuế, giúp đỡ và hỗ trợ chính phủ để nội địa hoá phụ tùng và các chi tiết máy móc.

Bằng những nỗ lực nói trên, Hàn Quốc đã đạt một số thành tựu bước đầu hình thành một số ngành công nghiệp quan trọng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời tăng dần tỷ lệ nội địa hoá các phụ tùng và các chi tiết máy móc. Điều đó đã góp phần vào việc sản xuất xe ô tô trong nước Huyndai, KIA…

Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện và hoạt động khá hiệu quả của hàng loạt các viện nghiên cứu công nghệ trong các lĩnh vực hẹp như phần mềm máy tính, động cơ diezen, lĩnh vực điện tử bán dẫn v.v.. Hoạt động nghiên cứu còn vươn tới các lĩnh vực rộng như lập dự án quốc gia về nghiên cứu triển khai, sử dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên rừng, biển, hay năng lượng nguyên tử v.v.. [115].

Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Trước năm 1962, trong giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh, Hàn Quốc rất chú trọng đến giáo dục với việc thi hành phổ cập giáo dục trong nhân dân. Điều đó xuất phát từ những vấn đề bất cập về nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w